Trẻ sơ sinh hay gồng mình đỏ mặt là dấu hiệu khá bình thường, nó chỉ là dấu hiệu sinh lý đơn giản ở trẻ. Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu “cảnh báo” tình trạng trẻ sơ sinh bị thiếu một số dưỡng chất như canxi, sắt, kẽm… Vậy trẻ sơ sinh hay gồng mình, đỏ mặt có phải là hiện tượng bất thường? Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!
Giải mã hiện tượng trẻ sơ sinh hay gồng mình đỏ mặt
Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh hay gồng mình, nhất là khi ngủ. Trong đó, nguyên nhân chính được chia làm 2 loại là do sinh lý và do bệnh lý. Vậy trẻ sơ sinh gồng cứng người do đâu?
Do sinh lý
Một trong những lý do đầu tiên khiến trẻ sơ sinh hay gồng mình đó là do hệ thần kinh của trẻ lúc này chưa được phát triển hoàn thiện, còn non yếu. Nên trẻ chưa kịp thích ứng với môi trường xung quanh, việc gồng mình của trẻ là để dần làm quen với mọi thứ ở bên ngoài. Đây là phản xạ tự nhiên khi trẻ mới chào đời, các mẹ không cần quá lo lắng.
Khi trẻ đi vệ sinh cũng thường vặn mình, gồng mình. Đây là phản xạ tự nhiên để trẻ đẩy phân ra ngoài, nhiều bé còn ọ ẹ, rướn mình đến mức mặt đỏ, thậm chí là khóc thét lên.
Nếu trẻ đói trẻ cũng hay gồng mình, la khóc để được chú ý. Khi cho trẻ ăn no tình trạng này sẽ giảm bớt, nên không có gì để quá lo lắng.
Phòng ngủ của bé quá sáng, hay quá ồn, đệm quá cứng… cũng là nguyên nhân khiến trẻ gồng mình, phản ứng với những hiện tượng đang xảy ra xung quanh mình. Cho nên, trẻ thường gồng mình, quấy khóc, khó chịu.
Bé hay gồng mình đỏ mặt do tã, bỉm bị ẩm ướt. Trẻ sơ sinh chưa biết nói nên mẹ cần chú ý hơn. Thường xuyên kiểm tra xung quanh người trẻ, như tã, bỉm có ướt không?để thay cho bé. Khi tã bỉm ướt, cũng khiến trẻ khó chịu, trẻ thường vặn mình, cong người để mẹ có thể nhận biết được điều này.
Thông thường, tình trạng trẻ sơ sinh hay gồng mình đỏ mặt sẽ tự hết sau vài phút nếu là do sinh lý. Đôi khi sẽ kéo dài hơn, mẹ không chú ý đến trẻ, trẻ sẽ gào khóc.
Do bệnh lý
Khi bé hay gồng mình liên tục, bạn cần để ý xem trẻ có những dấu hiệu này như: trẻ đổ mồ hôi trộm, trẻ rụng tóc vành khăn, trẻ quấy khóc ban đêm…thì chắc chắn bé nhà bạn đã bị thiếu canxi. Bởi thiếu canxi cũng khiến trẻ sơ sinh hay gồng mình đỏ mặt.
Khi trẻ bị tổn thương hệ thần kinh trung ương sẽ không kiểm soát được cơ thể, thường gồng mình, đỏ mặt, thậm chí cáu gắt. Lúc này trẻ sẽ gào khóc rất to, khiến mẹ không hiểu chuyện gì xảy ra. Mẹ cần chú ý đến những thay đổi của bé để có thể xử lý kịp thời.
Một số bệnh lý khác như trẻ bị ngứa ngáy, đau bụng, hay bị côn trùng chui vào tai… trẻ cũng gây phản ứng vặn mình, gồng mình đỏ mặt.
Chấm dứt tình cảnh trẻ sơ sinh hay gồng mình đỏ mặt chỉ sau “một nốt nhạc”
Để cải thiện tình trạng trẻ sơ sinh hay gồng mình đỏ mặt không quá khó nếu các mẹ chú ý đến những thay đổi của trẻ. Dưới đây sẽ là những giải pháp giúp chấm dứt tình trạng trẻ gồng mình, để mẹ yên tâm chăm sóc con mỗi ngày.
Đối với bé gồng mình đỏ mặt do sinh lý
Việc đầu tiên mà cha mẹ cần làm để cải thiện tình trạng trẻ sơ sinh hay gồng mình đỏ mặt đó chính là tạo môi trường ngủ cho bé thật thoải mái. Hãy chuẩn bị cho bé một không gian yên tĩnh, sạch sẽ, không có tiếng ồn, giúp trẻ ngủ sâu giấc hơn. Loại bỏ những thứ như: đồ chơi, gấu bông… ra khỏi khu vực nằm ngủ của trẻ.
Chọn cho trẻ một chiếc đệm êm, đủ ấm vào mùa đông. Bạn có thể cho trẻ nằm gối dành cho trẻ sơ sinh, tránh dùng gối cao khiến trẻ bị mỏi cổ, đau đầu. Nếu xung quanh phòng ngủ của bé có nhiều tiếng ồn bạn có thể cho trẻ nghe tiếng ồn trắng, với các loại âm thanh như tiếng sóng vỗ, tiếng mưa rơi… giúp loại bỏ những âm thanh khác gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Bổ sung dưỡng chất đầy đủ cho trẻ cũng là một giải pháp lý tưởng giúp trẻ bớt gồng mình. Đối với trẻ bú mẹ, bạn cần ăn đủ các nhóm dưỡng chất để trẻ được cung cấp đầy đủ dưỡng chất qua sữa mẹ. Đối với trẻ bú sữa công thức, bạn cần lựa chọn loại sữa có đủ thành phần dưỡng chất, thích hợp với cơ địa của trẻ.
Thay bỉm, tã thường xuyên cho trẻ. Đối với trẻ sơ sinh thường đi vệ sinh nhiều lần, trẻ dưới 1 tuổi thường đi tiểu từ 16-10 lần/ ngày. Với trẻ lớn hơn số lần đi tiểu cũng giảm còn hơn 12 lần/ ngày. Tuy nhiên, số lần trẻ đi tiểu còn phụ thuộc vào lượng sữa trẻ uống mỗi ngày, trẻ vận động nhiều, ít vận động và trẻ đổ nhiều mồ hôi hay ít mồ hôi… Nhìn chung, trẻ sơ sinh cần được chú ý thường xuyên, 2-3 tiếng/ lần cho ăn và thay tã, bỉm. Bên cạnh đó, việc chọn loại bỉm thông thoáng, mềm mại cũng giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.
Thường xuyên cho bé tắm nắng cũng là một biện pháp các mẹ không được bỏ qua. Bạn có thể bổ sung vitamin D cho trẻ bằng cách cho trẻ tắm nắng hàng ngày, vào các khung giờ từ 7-9 giờ sáng và từ 17 giờ chiều. Thời gian này ánh nắng vừa phải không quá gắt, không làm ảnh hưởng đến làn da mong manh, nhạy cảm của bé.
Kiểm tra vùng da nhạy cảm cho trẻ thường xuyên cũng là ý kiến rất hay. Trẻ nhỏ thường phải đóng bỉm, nên rất dễ bị hăm, nổi mụn vùng nhạy cảm. Điều này khiến trẻ cảm thấy đau rát, khó chịu, quấy khóc. Bạn cần chọn quần áo thoáng mát cho trẻ, sử dụng kem hăm bôi cho bé. Hoặc có thể dùng một số loại lá tắm cho bé như lá khế, mướp đắng, sài đất… để trẻ giảm bớt ngứa ngáy, rôm sảy.
Đối với bé gồng mình đỏ mặt do bệnh lý
Một số bệnh lý xuất hiện ở trẻ sơ sinh khiến trẻ gồng mình đỏ mặt đó là: trẻ thiếu canxi, kẽm…Để khắc phục tình trạng này, bạn cần bổ sung dưỡng chất hàng ngày cho trẻ bằng cách lên thực đơn phù hợp. Đối với trẻ bú mẹ, bạn cần tăng cường ăn các loại thực phẩm như: thịt bò, tôm, cua, cá… để cung cấp canxi, sắt, kẽm cho trẻ qua việc cho trẻ bú mẹ mỗi ngày.
Với trẻ bú sữa công thức, bạn cần kiểm tra lại loại sữa đang cho trẻ bú xem đã đủ thành phần dưỡng chất, và trẻ có thực sự thích hợp với loại sữa đó không. Nếu thấy trẻ có những dấu hiệu như đi phân táo, trẻ bú ít, phân xanh… bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để đổi loại sữa khác cho bé. Giúp bé được cung cấp dưỡng chất đầy đủ, phù hợp với cơ thể của trẻ.
Một số bệnh lý khác như trẻ bị ngứa do côn trùng cắn, hoặc chui vào tai. Bạn cần để ý hơn đến phòng ngủ của trẻ, sử dụng những loại kem chuyên dụng dành cho trẻ sơ sinh. Bôi lên da của bé để giảm vết sưng tấy, giúp bé không bị ngứa ngáy khó chịu, trẻ ngủ ngon giấc hơn.
Trên đây là câu trả lời cho thắc mắc của các mẹ “trẻ sơ sinh hay gồng mình đỏ mặt có phải bất thường?” Hy vọng với những thông tin này các mẹ có thêm kinh nghiệm trong quá trình chăm sóc và nuôi dạy trẻ. Nếu thấy trẻ có những dấu hiệu bất thường như trẻ gồng mình liên tục, quấy khóc, bỏ bú… hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được tư vấn, thăm khám kịp thời và đưa ra phương pháp xử lý kịp thời.