Nhọ nồi là loại thảo dược sở hữu nhiều tác dụng có lợi cho sức khỏe. Vậy hạ sốt cho trẻ bằng cây nhọ nồi có tốt không? Cách dùng thế nào?
Tìm hiểu về cây nhọ nồi
Cây nhọ nồi phân bố ở một số các quốc gia như Thái Lan, Trung Quốc,… Trong đó có Việt Nam, ở đây chúng thường mọc rải rác ở bờ ruộng, kênh mương hoặc bờ bụi.
Nhọ nồi thuộc họ nhà cúc, thân thảo, màu đỏ tía hoặc xanh. Cây có hoa màu trắng. Cây nhọ nồi có vị chua, tính hàn. Người xưa đã tận dụng đặc tính của loại cỏ này trong điều trị một số bệnh. Khi sử dụng làm thuốc có thể dùng cây nhọ nồi khô hoặc cây tươi đều được.
Tác dụng của cây nhọ nồi
Cây nhọ nồi sở hữu nhiều tác dụng sau:
- Hạ sốt cho trẻ bằng cây nhọ nồi
- Chữa sốt xuất huyết
- Giúp thanh nhiệt, hạ hỏa, giảm đau và chống viêm
- Hỗ trợ điều trị ung thư, làm chậm quá trình oxy hóa
- Tăng cường tuần hoàn máu, ổn định huyết áp
- Hỗ trợ giảm đau mỏi xương khớp
- Giảm chảy máu, cầm máu tốt
- Giảm cholesterol xấu trong máu
- Tốt cho sức khỏe của tóc, đen và nhanh dài hơn
Hạ sốt cho trẻ bằng cây nhọ nồi có tốt không?
‘Nhỏ nhưng có võ” là điều được nhiều người nhắc đến khi nói về cây nhọ nồi. Bên trong cây thuốc này có chứa caroten, tinh dầu, alkaloid và rất nhiều hoạt chất có lợi khác. Một trong những tác dụng nổi bật của cây nhọ nồi đó là nó có khả năng kháng vi sinh vật. Theo ghi chép, hoạt chất trong nhọ nồi hoàn toàn có thể giúp chống lại khoảng 9 loại vi khuẩn khác nhau. Trong đó có các loại vi khuẩn bình thường và một số loại nguy hiểm như E.coli và tụ khuẩn vàng. Từ đó giúp phòng ngừa các bệnh lý gây sốt ở trẻ nhỏ.
Trâu cũng được coi là biểu tượng của sức mạnh, tinh thần bền bỉ và ý chí chiến đấu quật cường.
Bên cạnh đó, với tính hàn, cỏ nhọ nồi còn có tác dụng giải độc, làm mát, giúp ổn định nhiệt cho cơ thể. Vì vậy, với cách hạ sốt cho trẻ bằng cây nhọ nồi, phụ huynh hoàn toàn có thể áp dụng.
Cách hạ sốt cho trẻ bằng cây nhọ nồi
Để hạ sốt cho bé an toàn và nhanh chóng, cha mẹ cần dùng cây nhọ nồi đúng cách. Dưới đây là hướng dẫn cách dùng cây nhọ nồi hạ sốt cho trẻ:
Chuẩn bị:
- 1 nắm cây nhọ nồi (cả phần lá và thân).
- Muối trắng
- Máy sinh tố/cối đá
- Rây
Thực hiện:
- Cây nhọ nồi đem về nhặt sạch, loại bỏ phần lá vàng, úa
- Ngâm nhọ nồi với nước muỗi pha loãng trong khoảng 15 phút để loại bỏ bụi bẩn
- Vớt nhọ nồi ra rổ, rồi rửa thêm 1 – 2 lần nước nữa cho sạch
- Cho cây nhọ nồi vào máy sinh tố/cối đá để xay nhuyễn
- Sử dụng rây để lọc bỏ phần bã nhọ nồi, giữ lại phần nước cốt
Cách dùng nhọ nồi hạ sốt cho bé:
- Với trường hợp trẻ sốt nhẹ, cha mẹ nên cho uống 3 lần/ngày, mỗi lần khoảng 1 thìa cafe. Nếu bé khó uống có thể cho thêm xíu muối hoặc đường
- Phần bã vừa lọc được, phụ huynh có thể tận dụng để đắp lên vùng nách, bẹn và trán để giúp trẻ hạ sốt nhanh hơn
Lưu ý: Khuyến cáo, không áp dụng cách hạ sốt cho trẻ bằng cây nhọ nồi với các bé sơ sinh vì có thể gây đau bụng, rối loạn tiêu hóa.
Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, phụ huynh nên lắng nghe tư vấn của bác sĩ trước khi thực hiện.
Ngoài hạ sốt cho trẻ bằng cây nhọ nồi, có thể dùng gì để hạ sốt?
Bên cạnh cách hạ sốt bằng cây nhọ nồi, phụ huynh có thể tham khảo thêm các mẹo sau:
Hạ sốt bằng rau diếp cá
- Chuẩn bị 1 nắm rau diếp cá, ngâm nước muối loãng, rửa sạch rồi để ráo
- Cho rau diếp cá vào máy sinh tố xay nhuyễn
- Dùng rây lọc lấy phần nước rồi cho bé uống ngày 2 – 3 lần
- Nếu bé sốt kèm ho, mẹ có thể cho một xíu mật ong vào nước rau diếp cá để gia tăng hiệu quả (lưu ý, bài thuốc có mật ong chỉ áp dụng cho trẻ trên 1 tuổi)
Hạ sốt cho bé bằng hành tây
- Chuẩn bị 1/4 củ hành tây, rửa sạch rồi thái nhuyễn
- Dưới cổ tay của con người có chứa các huyệt đạo, khi đắp vào sẽ giúp giải nhiệt nhanh chóng
- Sử dụng khăn xô bọc hành tây rồi đắp vào tay trái của bé
Hạ sốt bằng lá tía tô
- Chuẩn bị 1 nắm lá tía tô, ngâm nước muối pha loãng, rửa sạch rồi để ráo
- Đun lá tía tô với 500ml nước lọc
- Sôi được khoảng 5 phút là có thể tắt bếp. Vớt phần xác, lấy nước cốt tía tô cho bé uống thay nước hàng ngày
Những lưu ý khi hạ sốt cho bé
Bên cạnh việc quan tâm cách hạ sốt cho trẻ bằng cây nhọ nổi, cha mẹ cần lưu ý thêm những điều sau:
- Cho trẻ nghỉ ngơi ở phòng rộng rãi, thoáng mát
- Không nên mặc nhiều lớp áo cho trẻ. Thay vào đó nên chọn những trang phục rộng rãi, thoáng mát
- Cho bé uống nước nhiều hơn. Ngoài nước lọc, mẹ có thể bổ sung thêm nước trái cây, nước canh rau củ, sữa,…
- Nếu trẻ sốt trên 39 độ C, phụ huynh nên cho con dùng thuốc hạ sốt. Liều lượng và cách dùng nên tuân theo chỉ định từ bác sĩ
- Tăng cường bổ sung cho bé các thực phẩm giàu dưỡng chất, nhất là vitamin C, giúp cải thiện hệ miễn dịch
Trên đây là hướng dẫn cách hạ sốt cho trẻ bằng cây nhọ nồi. Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp ích được cho phụ huynh trong việc chăm sóc trẻ nhỏ.