Sốt phát ban là bệnh lý do virus gây ra. Vì vậy, sử dụng thuốc kháng sinh trong trường hợp này là vô nghĩa. Trong bài viết này, Fitobimbi sẽ gợi ý một số mẹo dân gian chữa sốt phát ban cho bé vừa an toàn, hiệu quả mà lại rất đơn giản.
Dấu hiệu nhận biết sốt phát ban ở trẻ
Sốt phát ban là bệnh nhiễm trùng nhẹ ảnh hưởng đến hầu hết các trẻ ở độ tuổi từ 2 trở lên. Có nhiều loại sốt phát ban, trong đó phổ biến nhất là ban đào và ban đỏ. Bệnh do virus gây ra, điển hình như virus rubella, virus sởi hoặc đường ruột ECHO. Sau khi tấn công cơ thể, virus sẽ gây ra các triệu chứng sau:
- Trước phát ban: Trẻ quấy khóc nhiều, sau đó có biểu hiện sốt. Nếu sốt phát ban do sởi, trẻ thường kèm theo hiện tượng mắt đỏ, chảy nước mũi và kèm theo ho. Nếu sốt phát ban do rubella thì chỉ có triệu chứng sốt nhẹ
- Trong sốt phát ban: Khoảng một vài ngày sau khi trẻ có biểu hiện sốt, các nốt ban đỏ bắt đầu xuất hiện. Chúng thường lan từ mặt xuống cổ, ngực, bụng và các chi. Ngoài ra, trong giai đoạn này trẻ còn kèm theo các biểu hiện khác như đi ngoài phân lỏng hoặc tiêu chảy. Nếu được chăm sóc tốt, nốt phát ban sẽ tiêu biến sau 3 – 5 ngày mà không để lại vết tích trên da
- Sau phát ban: Trẻ vui chơi trở lại bình thường mà không để lại biến chứng. Tuy nhiên, trường hợp chủ quan không điều trị, sốt phát ban ở trẻ có thể dẫn đến viêm tai giữa, viêm phổi, đi ngoài ra máu, thậm chí nặng hơn là viêm não
Mẹo dân gian chữa sốt phát ban cho trẻ em
Sốt phát ban do virus gây ra nên không thể điều trị bằng kháng sinh. Cách chữa phát ban cho trẻ sơ sinh hiệu quả nhất là áp dụng các mẹo dân gian. Dưới đây là một số gợi ý dành cho các mẹ:
Lá bạc hà
Lá bạc hà có mùi thơm đặc trưng, mang lại cảm giác dễ chịu, thoải mái. Không chỉ được dùng trong pha chế và nấu ăn, lá bạc hà còn được biết đến với công dụng chống viêm, hạ sốt và làm mát. Có được những lợi ích này đều là nhờ thành phần menthol trong lá bạc hà.
Với mẹo dân gian chữa sốt phát ban này, mẹ tận dụng để tắm cho trẻ. Áp dụng mỗi ngày 1 lần để thấy hiệu quả sớm nhất!
Cam thảo
Cam thảo là dược liệu được sử dụng phổ biến ở Trung Quốc, Mông Cổ, Iran, Nga, Việt Nam,… Nó có vị ngọt nên thường dùng để tạo hương vị cho đồ uống, bánh kẹo và cả thuốc. Ngoài ra, cam thảo còn là vị thuốc khá nổi tiếng trong điều trị các bệnh lý về viêm đường hô hấp trên. Với trẻ bị sốt phát ban, mẹ có thể sử dụng cam thảo kết hợp với các loại nguyên liệu khác như bồ công anh, ké đầu ngựa, bạc hà, kinh giới, kim ngân, sài đất, để sắp cho bé uống.
Lưu ý: Với mẹo dân gian chữa sốt phát ban cho trẻ này, cha mẹ cần thận trọng vì được dùng theo đường uống. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
Ngải cứu
Thành phần tanin trong lá ngải cứu có tác dụng giảm ngứa, ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng do gãi nốt ban. Ngoài ra, đắp lá ngải cứu cũng giúp bé hạ sốt hiệu quả. mẹo dân gian chữa sốt phát ban này có thể vừa giảm tình trạng nổi ban, vừa giúp hạ sốt nhanh chóng.
Lá khế
Đông y chỉ ra rằng, lá khế tính lạnh có tác dụng giải độc, làm mát và lợi tiểu tốt. Với đặc tính này, người ta thường sử dụng lá khế trong hỗ trợ điều trị các bệnh lý về da liễu, như ban đỏ, ung nhọt và lở ngứa.
Để chữa sốt phát ban, mẹ chỉ cần đun lá khế lấy nước rồi dùng để tắm cho bé. Kiên trì thực hiện mỗi ngày sẽ cho hiệu quả nhanh chóng.
Kinh giới
Tắm lá kinh giới có thể giảm triệu chứng do sốt phát ban gây ra. Lý giải điều này, các chuyên gia cho biết, trong lá kinh giới có chứa hàm lượng chống oxy hóa cao, giúp nâng cao đề kháng cho người đang ốm. Ngoài ra, trong kinh giới còn chứa một số hợp chất kháng khuẩn mạnh, giúp ngăn chặn sự phát triển của các chủng virus gây nên tình trạng nhiễm trùng. Với cách điều trị sốt phát ban bằng lá kinh giới, mẹ có thể sử dụng để tắm cho bé.
Trà xanh
Trong trà xanh có chứa catechin, một hoạt chất chống oxy hóa có khả năng giảm sự tấn công của vi khuẩn gây bệnh. Hơn nữa, thành phần vitamin B trong trà xanh còn có khả năng làm mềm da, lành vết thương, giúp phục hồi sau sốt phát ban cực tốt.
Với mẹo dân gian chữa sốt phát ban này, mẹ chỉ cần rửa sạch trà xanh, vò nát rồi hãm như pha trà. Dùng nước trà xanh tắm cho bé 3 lần/tuần sẽ thấy các nốt mẩn ngứa biến mất rõ rệt.
Lá khổ qua rừng
“Thuốc đắng giã tật” – có lẽ vì thế mà loại khổ qua rừng thường được ưa chuộng trong các bài thuốc hơn khổ qua thông thường. Các bộ phận của loài cây này đều có vị đắng hơn rất nhiều lần. Đặc biệt, cucurbitacin và momordicin trong khổ qua rừng còn có tác dụng cải thiện tình trạng phát ban sau sốt. Tưởng tự với các mẹo trên, mẹ có thể sử dụng lá khổ qua rừng để tắm cho bé.
Cách chăm sóc trẻ bị sốt phát ban
Bên cạnh các mẹo dân gian chữa sốt phát ban, phụ huynh thực hiện thêm các phương pháp sau để giúp bé phục hồi sức khỏe nhanh chóng:
- Thường xuyên theo dõi thân nhân và hạ sốt khi cần thiết: Phụ huynh nên nới lỏng quần áo cho trẻ, tuyệt đối không được trùm chăn kín đầu. Khi trẻ sốt cao, mẹ nên chườm ấm cho trẻ không quá 10 phút/giờ. Đồng thời cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ
- Bù nước và chất điện giải: Trẻ bị sốt rất dễ mất nước, vì vậy phụ huynh nên cho trẻ uống nhiều nước. Đặc biệt là nước súp, nước trái cây hoặc oresol
- Vệ sinh đúng cách: Nếu bé sốt phát ban kèm theo sổ mũi, mẹ nên rửa mũi cho bé bằng dung dịch muối sinh lý. Đồng thời tiến hành lau người hoặc tắm bằng nước ấm cho bé mỗi ngày. Ăn uống lành mạnh: Trẻ bị sốt thường thể trạng khá yếu, vì vậy mẹ nên ưu tiên nấu các món mềm, dễ tiêu hóa như cúp, cháo để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng
- Phòng ngừa lây nhiễm và tái phát: Trong quá trình điều trị, mẹ nên hạn chế đưa trẻ đến nơi có nguy cơ cao lây nhiễm hoặc tiếp xúc với những người bị bệnh. Cho trẻ nghỉ ngơi trong phòng thoáng mát, sạch sẽ và yên tĩnh để sức khỏe được phục hồi nhanh chóng
Khi nào cần đưa trẻ tới bệnh viện?
Phụ huynh cần đưa trẻ tới bệnh viện nếu xuất hiện những dấu hiệu bất thường sau:
- Trẻ dưới 6 tháng tuổi
- Mặc dù đã áp dụng các mẹo dân gian chữa sốt phát ban, tình trạng ở trẻ vẫn chưa thể kiểm soát
- Trẻ sốt cao trên 39 độ C
- Trẻ có thể trạng yếu
- Các nốt ban không dần biến mất sau 3 ngày
- Trẻ có dấu hiệu mất nước do tiêu chảy
Trên đây là gợi ý một vài mẹo dân gian chữa sốt phát ban cho trẻ. Với đối tượng là trẻ sơ sinh, có đề kháng yếu, để đảm bảo an toàn tốt nhất phụ huynh nên đưa con đi thăm khám bác sĩ, không nên tự điều trị tại nhà. Mong rằng những chia sẻ trên sẽ giúp ích được cho bạn!