Nội dung chính

Hình ảnh sốt phát ban ở trẻ em giúp cha mẹ nhận biết

Sốt phát ban thường dễ gây nhầm lẫn với bệnh viêm da cơ địa hoặc rôm sảy. Dưới đây là những hình ảnh sốt phát ban ở trẻ em để giúp phụ huynh nhận biết, từ đó có phương pháp điều trị phù hợp.

Chi tiết hình ảnh sốt phát ban ở trẻ em giúp cha mẹ nhận biết
Chi tiết hình ảnh sốt phát ban ở trẻ em giúp cha mẹ nhận biết

Sốt phát ban ở trẻ là gì?

Sốt phát ban là bệnh lý đặc trưng bởi triệu chứng sốt, sau đó trên bề mặt da sẽ xuất hiện những vết ban hồng, kèm theo ngứa ngáy và mệt mỏi. Trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc sốt phát ban nhất. Bệnh gây bởi một số loại virus, điển hình như virus Rubella, virus sởi hoặc virus đường ruột ECHO.

Với người Việt, những nốt nổi trên da thường được gọi chung là “phát ban”. Điều này khiến đôi lúc khó phân biệt với bệnh sởi hoặc một số các bệnh lý khác.

Trẻ phát ban sau sốt có được tắm không? Tắm thế nào?

Trẻ bị sốt phát ban kiêng gì?

Hình ảnh sốt phát ban ở trẻ em theo diễn biến từng giai đoạn

Để giúp phụ huynh dễ dàng nhận biết sốt phát ban ở trẻ với các bệnh lý khác, hãy cùng tìm hiểu một số triệu chứng đặc trưng đi kèm với hình ảnh của bệnh theo từng giai đoạn nhé!

Hình ảnh trước phát ban

Trẻ có biểu hiện quấy khóc, khó chịu. Sau đó 2 – 3 ngày, trẻ bắt đầu sốt. Tùy vào nguyên nhân gây bệnh, trẻ sẽ có biểu hiện sốt khác nhau. Trong đó, nếu sốt phát ban do rubella, trẻ chỉ bị sốt nhẹ hoặc không sốt. Nếu sốt phát do virus sởi, triệu chứng thường nặng hơn, trẻ có biểu hiện sốt cao kèm chảy nước mũi và ho.

Hình ảnh trước khi trẻ bị sốt phát ban
Hình ảnh trước khi trẻ bị sốt phát ban

Hình ảnh trong giai đoạn sốt phát ban ở trẻ

Sau một đến vài ngày trẻ bị sốt, nốt phát ban bắt đầu nổi. Hình ảnh sốt phát ban ở trẻ em thường mọc tại các vị trí bụng, ngực, cổ, mặt và chân tay. Đi kèm với đó là tình trạng tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng. Nếu trẻ được chăm sóc tốt, các nốt phát ban sẽ dần tiêu biến sau 3 – 5 ngày.

Sau khi hạ sốt, trẻ sẽ bị nổi ban
Sau khi hạ sốt, trẻ sẽ bị nổi ban

Hình ảnh sau phát ban

Trẻ vui chơi bình thường, không để lại vết thâm (ngoại trừ trường hợp nhiễm khuẩn). Tuy vậy, nếu cha mẹ chủ quan, không điều trị và chăm sóc cho trẻ kịp thời có thể gây biến chứng viêm tai giữa, viêm phổi, đi ngoài ra máu, thậm chí là viêm não.

Nốt ban bắt đầu giảm dần
Nốt ban bắt đầu giảm dần

Hình ảnh sốt phát ban ở trẻ em theo từng vị trí

Hình ảnh sốt phát ban ở trẻ sơ sinh vùng mặt

Đây thường là vị trí bé bị nổi ban đầu tiên khi sốt. Trong giai đoạn này, nốt phát ban xuất hiện mờ, do mọc dưới da.

Hình ảnh sốt phát ban ở vùng mặt
Hình ảnh sốt phát ban ở vùng mặt

Hình ảnh sốt phát ban ở cổ

Nốt phát ban ở mặt sẽ nhanh chóng lan xuống cổ, màu sắc cũng trở nên đậm và rõ ràng hơn, gây ngứa ngáy, khó chịu cho trẻ.

Hình ảnh sốt phát ban ở cổ trẻ
Hình ảnh sốt phát ban ở cổ trẻ

Hình ảnh sốt phát ban ở bụng

Từ cổ, nốt ban lan xuống bụng, hình thành những đốm đỏ lấm chấm nằm rải rác trên da hoặc khu trú vào vùng nhất định.

Hình ảnh sốt phát ban ở bụng
Hình ảnh sốt phát ban ở bụng

Hình ảnh phân biệt sốt phát ban ở trẻ em với các bệnh da liễu khác

Như đã nói, sốt phát ban rất dễ nhầm lẫn với các bệnh về da liễu. Để nhận biết rõ hơn, mẹ hãy xem những so sánh về hình ảnh sốt phát ban ở trẻ em với các bệnh lý khác dưới đây nhé!

Phân biệt sốt phát ban với viêm da cơ địa

 

Sốt phát banViêm da cơ địa
– Không tập trung vào một vùng da cụ thể

– Nốt ban do sốt phát ban thường lấm chấm

– Nổi sần theo từng vùng da

– Nốt ban có kích thước lớn, lên đến 3 – 4 cm

Hình ảnh sốt phát ban với viêm da cơ địa
Hình ảnh sốt phát ban với viêm da cơ địa

Phân biệt sốt phát ban với rôm sảy

 

Sốt phát banRôm sảy
– Bề mặt nốt phát ban khi sờ có cảm giác sần sần, kèm mụn mủ trắng hoặc nước.– Nốt ban hồng bóng, mịn

Phân biệt sốt phát ban với chàm sữa

 

Sốt phát banChàm sữa
– Kích thước nốt ban nhỏ, thường là những chấm li ti

– Nốt phát ban không đều màu, xe lẫn là những vùng da thường.

– Nốt ban không tập trung một chỗ mà tập trung đều

– Nốt ban có kích thước lớn, từ 2 – 10cm

– Đều màu, nhìn giống vết bỏng.

– Phân bố không đều, xuất hiện trên từng vùng nhỏ.

So sánh hình ảnh sốt phát ban ở trẻ em với chàm sữa
So sánh hình ảnh sốt phát ban ở trẻ em với chàm sữa

Chăm sóc trẻ bị sốt phát ban như thế nào?

Đến đây chắc hẳn cha mẹ đã nhận biết được hình ảnh sốt phát ban ở trẻ em. Vậy chăm sóc trẻ thế nào để nhanh lành bệnh? Dưới đây là những việc phụ huynh cần làm khi trẻ bị sốt phát ban:

Thường xuyên theo dõi thân nhiệt của trẻ, nếu sốt cao trên 38.5 độ C thì cần uống thuốc hạ sốt.

  • Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi để tránh gây cọ xát vào vùng da nổi ban
  • Chườm ấm cho trẻ không quá 10 phút mỗi tiếng
  • Bổ sung nước và chất điện giải: Phụ huynh nên khuyến khích trẻ uống nhiều các loại nước như nước súp, nước trái cây hoặc oresol
  • Tạm thời cho trẻ nghỉ ngơi tại nhà để tránh lây nhiễm với các trẻ khác

Khi nào trẻ bị sốt phát ban cần đến bệnh viện?

Khi trẻ xuất hiện những dấu hiệu dưới đây, cha mẹ cần nhanh chóng đưa đến bệnh viện để được kiểm tra và xử lý kịp thời:

  • Trẻ sốt cao trên 39 độ C
  • Nốt phát ban không tan biến sau 3 ngày
  • Trẻ có hệ miễn dịch kém
  • Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi
  • Bé sốt kèm theo tiêu chảy, mất nước trầm trọng

Sốt phát ban dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Tuy vậy, không khó để phụ huynh có thể nhận biết thông qua các hình ảnh sốt phát ban ở trẻ em. Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp ích được cho bạn!

Chia sẻ bài viết này