Sốt phát ban và sởi là hai bệnh lý khác nhau. Nhưng do dấu hiệu tương đồng nên dễ nhầm lẫn. Vậy làm thế nào để phân biệt sởi và sốt phát ban, hãy cùng Fitobimbi giải đáp trong bài viết sau.
Xem thêm:
- Trẻ phát ban đỏ sau 3 ngày sốt có nguy hiểm không?
- Hình ảnh sốt phát ban ở trẻ em giúp cha mẹ nhận biết
Phân biệt nguyên nhân gây sởi và sốt phát ban
Để phân biệt sởi và sốt phát ban mẹ hãy dựa vào nguyên nhân. Cụ thể:
Bệnh sốt phát ban
Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do virus gây ra. Trong đó virus hô hấp chiếm đại đa số, hầu hết đều là virus lành tính. Trẻ bị sốt phát ban, cha mẹ không cần lo lắng. Bởi bệnh thường không để lại biến chứng nguy hiểm nếu được chăm sóc, điều trị đúng cách. Thường thì sau khoảng 5-7 ngày tình trạng sức khỏe của bé sẽ được cải thiện.
Bệnh có nhiều đường lây nhiễm khác nhau như: Tiếp xúc trực tiếp với dịch hô hấp hoặc nước bọt của người bệnh, qua trung gian như muối, côn trùng. Tuy nhiên sốt phát ban là bệnh lành tính, ít khi phát triển thành dịch và không nguy hiểm đến sức khỏe bé.
Bệnh sởi
Khác với sốt phát ban, sởi là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính mà nguyên nhân chính là do virus Morbillivirus thuộc họ Paramyxoviridae gây ra. Loại virus này có tính lây lan khá nhanh, dễ gây truyền nhiễm qua đường hô hấp. Cụ thể virus có thể gây bệnh thông qua giọt bắn giữa các bệnh nhân lúc ho hoặc hắt hơn. Bệnh có khả năng tạo thành dịch rộng, nhất là ở nơi đông người. Mặc dù ban đầu sởi khá lành tính. Tuy nhiên nếu để tiến triển sang giai đoạn nặng mà không chăm sóc đúng cách sức khỏe của bé sẽ bị nguy hiểm.
Phân biệt sởi và sốt phát ban thông qua triệu chứng
Triệu chứng ban đầu của sởi và sốt phát ban giống nhau. Vì vậy rất nhiều phụ huynh nhầm lẫn. Cụ thể:
Triệu chứng giống nhau
Trẻ bị sởi hoặc sốt phát ban đều sốt cao trên 39 độ. Ngoài ra cơ thể của bé còn xuất hiện các dấu hiệu như:
- Mệt mỏi
- Quấy khóc
- Chậm chạp
- Biếng ăn
- Phát ban sau sốt
- Bé có thể bị nôn mửa hoặc tiêu chảy
Triệu chứng khác nhau
Ngoài những biểu hiện dễ bị nhầm lẫn ở trên thì 2 căn bệnh này cũng có những sự khác biệt rõ rệt. Cụ thể:
- Sốt phát ban
Đối với trường hợp bị sốt phát ban những nốt mẩn ngứa trên người thường có màu hồng hoặc đỏ. Các nốt ban này có đặc điểm mịn, không bị sần sùi. Thường thì sau khoảng 3-5 ngày chúng sẽ mất mà không để lại vết sẹo hay thâm.
- Bệnh sởi:
Khác với sốt phát ban, trẻ bị sởi các nốt mẩn ngứa trên da sẽ có màu đậm, hình dạng sần sùi, thậm chí gồ nhẹ. Ban đỏ thường xuất hiện nhiều ở vùng sau tai rồi lan xuống lưng, bụng, ngực, cuối cùng là phủ toàn thân. Khi lặn, những vết ban này sẽ để lại thâm hoặc sẹo cho bé. Ngoài phát ban thì sởi còn có triệu chứng điển hình là chảy nước mũi, ho hoặc đỏ mắt.
Phân biệt sởi và sốt phan ban dựa vào mức độ nguy hiểm
Ngoài nguyên nhân, triệu chứng thì để phân biệt sởi và sốt phát ban mẹ có thể dựa vào độ nguy hiểm. Cụ thể:
- Sốt phát ban
Phần lớn trường hợp trẻ sốt phát ban đều do virus lành tính gây ra. Vì vậy bệnh ít đe dọa đến tính mạng của bé. Chỉ cần chăm sóc đúng cách cũng như bổ sung dinh dưỡng hợp lý là bé có thể cải thiện sau 5-7 ngày.
- Bệnh sởi
Vì là căn bệnh khởi phát do chủng vi khuẩn Morbillivirus nên sởi có thể gây ra hậu quả nguy hiểm với bé. Một số biến chứng mà trẻ có thể gặp phải nếu không kịp thời chữa trị như:
- Tiêu chảy
- Suy dinh dưỡng
- Loét miệng
- Viêm tai giữa
- Viêm giác mạc
- Viêm phổi
- Viêm não
- Thậm chí là tử vong vì bội nhiễm
Cách chăm sóc trẻ bị sởi và sốt phát ban có gì khác nhau?
Hiện nay chưa có biện pháp điều trị đặc hiệu đối với bệnh sởi và sốt phát ban. Do đó để cải thiện được căn bệnh này mẹ cần kết hợp làm giảm triệu chứng với việc tăng cường miễn dịch. Cụ thể:
Biện pháp chăm sóc chung
Cả hai căn bệnh này đều phải hạ sốt đúng cách. Tùy theo, mức độ bị sốt mà mẹ có thể áp dụng những biện pháp sau:
- Trẻ sốt dưới 38 độ C: Nhiệt độ này chưa gây biến chứng nguy hiểm cho bé vì vậy mẹ không cần phải dùng thuốc. Thay vào đó hãy hạ nhiệt cho con tự nhiên như: Cởi bớt quần áo, chườm ấm, làm mát,…
- Trẻ sốt trên 38.5 độ C: Có thể dùng thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ Nhi Khoa kết hợp với việc chườm mát, hạ nhiệt ở vùng có mạch máu đi qua như trán, nách, bẹn,…
Ngoài việc hạ sốt thì mẹ cũng nên bổ sung vitamin để tăng cường miễn dịch cho. Đồng thời theo dõi thân nhiệt thường xuyên. Nếu trẻ có hiện tượng sốt cao liên tục trong 3-4 ngày thì cần lập tức đưa đến bệnh viện, phòng ngừa biến chứng xảy ra.
Biện pháp chăm sóc riêng theo từng thể bệnh
Tùy vào thể bệnh, mà mẹ có cách chăm sóc khác nhau.
Chăm sóc trẻ sốt phát ban
- Tích cực cho bé uống nước
- Để bé nghỉ ngơi, thư giãn khi mệt
- Thông mũi cho bé bằng nước muối sinh lý nồng độ 0,9
- Bổ sung thực phẩm giàu dinh dưỡng, nhất là vitamin A
- Đưa trẻ đến bệnh viện khi có dấu hiệu bỏ bú, biếng ăn, tiểu ít, sốt cao co giật
Chăm sóc trẻ bị sởi
- Mẹ hãy để bé nghỉ ngơi ở phòng cách ly để tránh lây nhiễm. Đảm bảo phòng luôn kín gió và sạch
- Cho bé ăn thức ăn mềm như cháo, súp, đồng thời chia nhỏ bữa ăn để bảo vệ hệ tiêu hóa
- Nhớ cho bé đeo khẩu trang và hạn chế tiếp xúc với mọi người
- Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý dùng những bài thuốc dân gian trị sởi
Cách phòng bệnh sởi và sốt phát ban cho bé
Hiện nay chưa có vắc xin đặc hiệu cho sốt phát ban vì vậy cách tốt nhất để phòng bệnh này là hãy:
- Tăng cường đề kháng
- Giữ gìn cơ thể sạch sẽ cho bé
- Hạn chế những chỗ đông người
Riêng với bệnh sởi vì tính lây nhiễm và nguy hiểm cao nên cách tốt nhất là tiêm phòng vắc xin sởi theo đúng lịch trình của viện. Cùng với đó mẹ hãy áp dụng các biện pháp sau:
- Rửa tay thường xuyên cho bé bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi vệ sinh
- Đảm bảo nhà cửa, phòng ốc sạch sẽ
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân cho bé thường xuyên
- Đeo khẩu trang khi bé tiếp xúc nhiều người
Trên đây là những yếu tố giúp mẹ phân biệt sởi và sốt phát ban. Việc nhận biết bệnh là tiền để để việc chăm sóc, điều trị đạt hiệu quả cao. Vì vậy nếu không biết cách các bậc phụ huynh nên đưa bé đến phòng khám chuyên khoa để được tư vấn kỹ càng.