Sốt xuất huyết có lây không, nguy hiểm không là câu hỏi mà các mẹ bỉm quan tâm. Dưới đây Fitobimbi sẽ giải đáp và hướng dẫn mẹ cách phòng ngừa bệnh hiệu quả.
- Hình ảnh sốt xuất huyết ở trẻ em giúp cha mẹ nhận biết
- 5 mẹo chữa sốt siêu vi cho trẻ an toàn, hiệu quả
Tổng quan về bệnh sốt xuất huyết ở trẻ
Sốt xuất huyết hay còn gọi là sốt Dengue, là bệnh truyền nhiễm cấp tính, thường bùng phát mạnh vào mùa mưa, nhất là những nơi vệ sinh kém, nhiều ao tù, nước đọng. Ở các tỉnh miền Trung và Nam, sốt xuất huyết có thể xuất hiện quanh năm, còn lại các tỉnh miền Bắc và Tây Nguyên thì thời điểm bùng phát dịch là các tháng 3,4, 7-11.
Nguyên nhân gây bệnh
Theo các chuyên gia, nguyên nhân chủ yếu gây sốt xuất huyết ở trẻ là do virus Dengue. Bệnh truyền thông qua vật chủ trung gian là muỗi cái vằn. Cụ thể muỗi cái Aedes sẽ hút máu của người bệnh sau đó truyền sang người khỏe. Sau khoảng 4-13 ngày bị muỗi đốt, các triệu chứng bệnh khởi phát rõ hơn.
Ngoài ra bệnh cũng có thể lây lan qua đường máu như dùng chung kim tiêm, hoặc qua con đường sinh sản của mẹ.
Triệu chứng điển hình
Tùy vào giai đoạn phát triển của bệnh mà trẻ sẽ có biểu hiện khác nhau. Cụ thể:
- Thời gian ủ bệnh: Kéo dài 3-6 ngày, trường hợp đặc biệt có thể lên đến 15 ngày. Lúc này cơ thể của bé chưa có triệu chứng gì
- Thời gian sốt dengue: Kéo dài từ 2-7 ngày. Lúc này nhiệt độ của bé tăng cao, có thể lên đến 39-40 độ C. Ngoài sốt, trẻ sẽ xuất hiện các triệu chứng như: Phát ban, đau họng, buồn nôn,…
- Thời gian nguy hiểm: Giai đoạn này cơn sốt đã được thuyên giảm rõ rệt. Tuy nhiên do số lượng tiểu cầu, bạch cầu suy giảm nên trẻ có thể bị chảy máu cam, xuất huyết tiêu hóa. Thậm chí là tràn dịch màng phổi, giảm protein máu,…
- Thời gian phục hồi: Sau khi vượt qua các giai đoạn trên, cơ thể của bé sẽ dần phục hồi. Nhịp tim, huyết áp ổn định, trẻ thèm ăn và tiểu nhiều hơn
Sốt xuất huyết có lây không? Lây thế nào?
Hiện có rất nhiều quan điểm sai lầm về bệnh sốt xuất huyết, một trong số đó là việc lây nhiễm. Vậy thực chất sốt xuất huyết có lây không? Hãy cùng tìm hiểu qua phần viết sau.
Sốt xuất huyết có lây khi tiếp xúc với người bệnh không?
Bệnh sốt xuất huyết sẽ chỉ lây nhiễm khi trẻ bị muỗi cái vằn mang bệnh truyền cho. Những trường hợp tiếp xúc gần như nói chuyện, bắt tay hay chạm vào đồ dùng thì không lây bệnh.
Bởi theo nghiên cứu khoa học, virus sốt xuất huyết không tồn tại trong không khí nên khó có thể lây lan qua đường hô hấp.
Hiện có một vài mẹ bỉm đang hiểu lầm rằng trẻ sốt xuất huyết sẽ không bao giờ bị lại. Tuy nhiên thực tế, có 4 thể sốt xuất huyết tại Việt Nam và thế giới là Deng-1, Deng-2, Deng-3, Deng-4. Vì vậy trẻ có thể sẽ mắc bệnh 4 lần trong đời.
Con đường lây nhiễm của sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết không lây từ người sang người qua đường tiếp xúc mà qua những con đường sau.
- Lây nhiễm từ muỗi sang người: Muỗi vằn chính là thủ phạm truyền virus Dengue gây sốt xuất huyết. Khi muỗi mang virus trong cơ thể và đốt lên người khỏe mạnh sẽ khiến cho mầm bệnh này sinh sôi. Theo chuyên gia, muỗi vằn có khả năng gây bệnh rất cao, không chỉ một người mà bất cứ ai bị đốt cũng đều mang bệnh
- Lây nhiễm qua đường máu: Sốt xuất huyết có khả năng lây nhiễm thông qua đường máu. Cụ thể nếu trẻ lấy máu hoặc dùng chung kim tiêm nguy cơ lây nhiễm rất cao
- Lây nhiễm dọc: Có nghĩa là bệnh sẽ truyền từ mẹ sang con thông qua sinh nở. Trường hợp này thường xảy ra nếu mẹ mang virus Dengue trước khi sinh khoảng 10 ngày
Bệnh sốt xuất huyết nguy hiểm như thế nào?
Sốt xuất huyết có nguy hiểm không? Câu trả lời là có. Theo chuyên gia, sốt xuất huyết tiến triển rất nhanh, nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra biến chứng nguy hiểm như:
- Hạ tiểu cầu: Sốt xuất huyết có thể khiến cho tiểu cầu suy giảm, trẻ rơi vào trạng thái mệt mỏi, li bì. Thậm chí với trường hợp nặng bé còn xuất hiện tổn thương mạch máu dẫn đến chảy máu cam, nướu, xuất huyết dạ dày,…
- Sốc: Virus Dengue có thể làm tăng tính thấm mao mạch, từ đó gây thoát huyết tương, làm cô đặc máu dẫn đến tình trạng máu đẩy ra ngoài. Nếu tình trạng này kéo dài có thể khiến cho dịch huyết ứ đọng, gây phù não và các hội chứng thần kinh.
- Suy tim, suy thận: Là một trong những biến chứng nguy hiểm của sốt xuất huyết. Theo các chuyên gia, khi bệnh tiến triển nặng, trẻ sẽ có thể chảy máu khiến tim không thể tuần hoàn. Một khi tim không đủ sức bơm máu cộng với dịch huyết xuất ra có thể khiến màng tim tràn dịch, ứ đọng, thận phải làm việc nhiều để bài tiết huyết tương. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến suy tim, suy thận cấp
- Biến chứng ở mắt: Trẻ sốt xuất huyết có thể gặp phải biến chứng ở mắt như mù đột ngột, thị lực suy giảm do mạch máu võng mạc tổn thương
Ngoài ra, bé còn có thể gặp các biến chứng như:
- Suy tạng nặng
- Suy gan cấp
- Rối loạn tri giác
Cách điều trị sốt xuất huyết hiệu quả tại nhà
Sốt xuất huyết là căn bệnh nguy hiểm. Vì vậy ngay khi phát hiện triệu chứng mẹ nên tìm cách điều trị sớm nhất. Tùy theo mức độ bị bệnh mà các phương pháp điều trị khác nhau. Cụ thể:
Trong giai đoạn đầu, trẻ sốt xuất huyết có thể theo dõi chăm sóc tại nhà nếu không có dấu hiệu gì đặc biệt. Với những trường hợp sốt dưới 38.5 mẹ không cần dùng thuốc điều trị. Thay vào đó hãy chườm ấm và mặc quần áo mát mẻ cho con. Nếu trẻ sốt cao trên 38.5 mẹ hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về các loại thuốc hạ sốt thông dụng như Paracetamol với liều từ 10-15mg/kg trọng lượng, dùng cách nhau khoảng 4-6 giờ.
Bên cạnh đó, mẹ hãy cho bé nghỉ ngơi thật nhiều kết hợp với việc bù nước và điện giải để bổ sung năng lượng. Trường hợp trẻ bị xuất huyết dưới da, hoặc có biểu hiện khó thở, li bì, tay chân lạnh thì cần đưa đến cơ sở y tế để được kiểm tra, đánh giá sớm hơn.
Làm thế nào để phòng ngừa sốt xuất huyết?
Sốt xuất huyết có lây không? Câu trả lời là có. Chưa kể bệnh còn chưa có vắc xin điều trị. Vì vậy để hạn chế biến chứng nguy hiểm mẹ hãy phòng ngừa bằng biện pháp sau:
- Mặc quần áo dài tay, màu sắc trung tính để tạo lớp màng bảo vệ cho con
- Sử dụng các loại thuốc xịt hoặc vợt điện để tiêu diệt muỗi
- Sử dụng quạt, điều hòa hoặc mắc màn chống muỗi cho bé
- Dọn dẹp nơi ở thường xuyên, nhất là những chỗ ẩm ướt. Bởi đây là nơi trú ngụ của các loại muỗi nói chung và muỗi vằn nói riêng
- Phát quang bụi rậm hoặc trồng các cây đuổi muỗi như hương thảo, bạc hà,…
Sốt xuất huyết có lây không, nguy hiểm thế nào bài viết trên đây đã giải đáp rõ. Để bảo vệ bé khỏi những biến chứng nguy hiểm ngay khi phát hiện triệu chứng mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ.