Nội dung chính

Phân biệt sốt siêu vi và sốt xuất huyết cho mẹ

Triệu chứng ban đầu của sốt siêu vi và sốt xuất huyết đều là sốt cao. Vậy làm thế nào để phân biệt được căn bệnh này. Hãy cũng theo dõi cách phân biệt sốt siêu vi và sốt xuất huyết trong bài viết sau.

Sốt siêu vi là gì? Sốt xuất huyết là gì?

Trước khi tìm hiểu cách phân biệt sốt siêu vi và sốt xuất huyết, mẹ cần hiểu rõ về căn bệnh này.

Theo chuyên gia, sốt siêu vi là thuật ngữ dùng để chỉ trường hợp gia tăng thân nhiệt do sự tấn công của các virus. Mặc dù bệnh khá phổ biến, nhưng hiện nay các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra loại thuốc đặc hiệu. Các biện pháp hiện tại mới chỉ dừng lại ở việc xoa dịu triệu chứng đồng thời tăng cường miễn dịch.

Giống như sốt siêu vi, sốt xuất huyết cũng là bệnh lý truyền nhiễm cấp tính, có thể lây lan thành dịch. Bệnh do virus Dengue gây ra, chủ yếu lây lan thông qua 2 loại muỗi vằn là Aedes aegypti và Aedes albopictus. Dù là căn bệnh nguy hiểm thế nhưng đến nay các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra loại thuốc đặc hiệu cũng như vắc xin phòng bệnh.

Hai bệnh đều rất hay gặp ở trẻ
Hai bệnh đều rất hay gặp ở trẻ

Phân biệt sốt siêu vi và sốt xuất huyết dựa vào nguyên nhân

Sốt siêu vi và sốt xuất huyết khởi phát từ những lý do khác nhau. Cụ thể:

Với sốt virus

Nguyên nhân chủ yếu gây sốt siêu vi là virus, trong đó điển hình là Rhinovirus, Coronavirus, Adenovirus, Enterovirus hay virus cúm. Bệnh thường phát triển vào thời điểm giao mùa. Việc thay đổi nhiệt độ đột ngột khiến cho tế bào bạch cầu không kịp thích nghi, tạo điều kiện cho virus, vi khuẩn lây lan.

Với sốt xuất huyết

Khác với sốt siêu vi, tác nhân chủ yếu đứng sau sốt xuất huyết là virus Dengue. Bên cạnh đó, bệnh có thể truyền nhiễm thông qua muỗi vằn- vật chủ trung gian. Ngoài muỗi vằn, trẻ cũng có thể bị nhiễm virus Dengue thông qua đường máu như dùng chung kim tiêm, hoặc lây từ mẹ.

Thay vì phát sinh vào thời điểm giao mùa giống như sốt siêu vi, sốt xuất huyết thường bùng phát mạnh vào mùa mưa. Điều kiện ẩm thấp trong thời gian này giúp cho muỗi vằn phát triển, từ đó phát tán virus bằng cách hút máu.

Phân biệt sốt siêu vi và sốt xuất huyết theo triệu chứng

Cách tốt nhất để phân biệt sốt siêu vi và sốt xuất huyết là dựa vào triệu chứng. Hai bệnh dù đều khởi phát từ việc gia tăng thân nhiệt, kèm theo cơ thể mệt mỏi, chán ăn. Nhưng tùy vào từng giai đoạn, mỗi bệnh lại có triệu chứng khác nhau. Cụ thể:

Triệu chứng sốt virus

Tùy vào từng loại virus mà bé có thể gặp phải triệu chứng nặng nhẹ khác nhau. Thông thường có những triệu chứng như sau:

  • Sốt cao đột ngột từ 39-40 độ C, cơ thể mệt mỏi, kém đáp ứng với một số thuốc hạ sốt
  • Trẻ bị đau họng kèm theo triệu chứng viêm đường hô hấp trên như ho, chảy mũi,…
  • Xuất hiện tình trạng rối loạn tiêu hóa, chẳng hạn như bị tiêu chảy, đại tiện phân lỏng, có màu bất thường
  • Bé có thể kèm theo dấu hiệu nôn và buồn nôn
  • Cơ thể nổi hạch ở các vùng như đầu, mặt, cổ, có thể phát hiện bằng cách ấn, sờ
  • Bé quấy khóc, thậm chí co giật vì sốt cao
  • Sau sốt 2 ngày, cơ thể bé sẽ xuất hiện các nốt mẩn đỏ trên da

Các dấu hiệu này thường sẽ tự hết sau khoảng 3-7 ngày. Trường hợp bệnh lý kéo dài mẹ cần đưa trẻ đi khám để có phương pháp điều trị phù hợp.

Phát ban là triệu chứng điển hình của sốt siêu vi
Phát ban là triệu chứng điển hình của sốt siêu vi

Triệu chứng sốt xuất huyết

Khác với sốt siêu vi, triệu chứng của sốt xuất huyết được chia theo từng giai đoạn. 

Giai đoạn khởi phát:

Thường là trong 3 ngày đầu bị bệnh trẻ sẽ có biểu hiện sốt cao đột ngột lên tới 39-40 độ C. Kèm theo đó là tình trạng đau nhức, mệt mỏi, chảy dịch mũi giống như biểu hiện ở sốt siêu vi.

Giai đoạn toàn phát:

Ở giai đoạn này cơn sốt của bé có thể thuyên giảm nhưng do tiểu cầu trong máu bị giảm nên sẽ bắt đầu có dấu hiệu xuất huyết từ nhẹ đến nặng. Cụ thể:

  • Tình trạng xuất huyết dưới da, kèm theo ngứa ngáy
  • Trẻ cũng có thể xuất huyết tiêu hóa với các triệu chứng như phân đen, đi ngoài lẫn máu hoặc nôn ra máu
  • Một số trường hợp trẻ có thể bị chảy máu cam, chảy máu chân răng hoặc nghiêm trọng hơn là xuất huyết não, chảy máu ổ bụng

Giai đoạn phục hồi:

Lúc này triệu chứng của bệnh có sự cải thiện, huyết áp ổn định, tiểu cầu tăng dần, cơ thể khỏe lại. Do đó bé có thể ăn uống, sinh hoạt bình thường.

Phân biệt sốt siêu vi và sốt xuất huyết qua độ nguy hiểm

Yếu tố không thể bỏ qua khi tiến hành phân biệt hai căn bệnh này chính là mức độ nguy hiểm. Theo chuyên gia, tùy vào nguyên nhân gây bệnh mà các biến chứng để lại khác nhau. Cụ thể:

Sốt siêu vi

Sốt siêu vi phần lớn không gây nguy hiểm cho bé, có thể khỏi sau vài 3 ngày. Tuy nhiên, nếu không phát hiện kịp thời, bệnh sẽ có thể tiến triển nặng hơn, thậm chí là gây tử vong cho bé. Một số biến chứng mà sốt siêu vi có thể để lại nếu không kịp thời chữa trị.

  • Viêm phổi
  • Viêm tiểu phế quản
  • Viêm cơ tim
  • Biến chứng ở não

Sốt xuất huyết

Khác với sốt virus, sốt xuất huyết là căn bệnh có thể gây ra biến chứng rất nặng, tỉ lệ tử vong cao. Nếu không kịp thời chữa trị, bé sẽ có thể đối mặt với tình trạng như:

  • Xuất huyết nặng
  • Chảy máu cam, xuất huyết cơ và phần mềm, xuất huyết đường tiêu hóa
  • Suy tạng nặng
  • Suy gan cấp
  • Suy thận cấp
  • Rối loạn tri giác
  • Viêm cơ tim, suy tim
Sốt xuất huyết tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm
Sốt xuất huyết tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm

Cách chăm sóc sốt siêu vi và sốt xuất huyết có gì khác nhau?

Dù nguy hiểm thế nhưng hiện nay cả hai bệnh này đều chưa có thuốc đặc trị. Các biện pháp chủ yếu tập trung vào việc cải thiện triệu chứng. Cụ thể:

Cách chăm sóc sốt siêu vi

  • Đối với trường hợp bị sốt siêu vi trên 38,5 mẹ nên cho bé dùng thuốc hạ sốt theo sự chỉ định của bác sĩ
  • Ngoài ra khi bị sốt cao, con thường hay mất nước. Vì thế mẹ hãy bổ sung nước lọc, nước ép hoa quả hoặc điện giải oresol
  • Với những trường hợp sốt nhẹ có thể hạ sốt bằng cách lau người khăn ấm hoặc mặc quần áo thoáng mát
  • Hạn chế cho bé đến nơi đông người, nhất là những nơi có dịch, tránh bị lây lan

Cách chăm sóc sốt xuất huyết

  • Khác với sốt siêu vi, sốt xuất huyết đe dọa trực tiếp tính mạng của trẻ vì thế khi có biểu hiện nghi ngờ mẹ cần đưa con đến các cơ sở y tế gần nhà điều trị
  • Trường hợp sốt cao trên 38,5 mẹ hãy cho bé dùng thuốc hạ sốt. Tuy nhiên không được dùng aspirin, analgin hoặc tự ý truyền dịch
  • Trường hợp sốt cao không đỡ, bé cần nằm viện theo dõi tránh để tiểu cầu hạ thấp
Trẻ sốt xuất huyết cần đến bệnh viện theo dõi
Trẻ sốt xuất huyết cần đến bệnh viện theo dõi

Cách giúp mẹ phòng ngừa bệnh sốt siêu vi và sốt xuất huyết cho trẻ

Mỗi bệnh có một cơ chế lây nhiễm khác nhau. Vì thế cách phòng ngừa bệnh cũng sẽ có điểm khác biệt.

  • Đối với sốt xuất huyết: Cách phòng bệnh tốt nhất là nên hạn chế muỗi đốt bằng cách buông màn, mặc quần áo dài cho bé. Đồng thời tiêu diệt muỗi, hạn chế sự sinh sản của chúng trong môi trường gần nhà. Ngoài ra mẹ cũng cần phải vệ sinh nhà cửa, tránh tạo môi trường ẩn lấp cho vi khuẩn
  • Đối với sốt virus: Có thể ngăn ngừa bằng cách ăn uống đầy đủ, tập luyện thường xuyên, tăng cường miễn dịch cũng như đề kháng để chống lại vi khuẩn gây bệnh. Nếu gia đình hoặc trường học của bé có người bị bệnh thì cần chủ động phòng ngừa lây nhiễm bằng cách hạn chế tiếp xúc

Ngoài ra mẹ cũng có thể tham khảo bảo so sánh dưới đây để có cách nhìn tổng quan

Sốt siêu viSốt xuất huyết
Nguyên nhânNhiều chủng virus gây raDo virus Dengue và muỗi là vật chủ trung gian
Thời gian phát bệnh Tùy vào virus gây bệnh mà thời gian bị có thể từ 7-10 hoặc thậm chí là 2 tuầnThời gian bị từ 7-10 ngày
Triệu chứng+ Sốt trên 39 độ+ Có dấu hiệu viêm đường hô hấp+ Có triệu chứng liên quan đến hệ tiêu hóa+ Đau nhức các cơ+ Sốt cao từ 39-40 độ, khó hạ sốt+ Đau nhức trán và hốc mắt+ Bị xuất huyết dưới da+ Đau cơ và khớp
Con đường lây nhiễm+ Tiếp xúc với vật đã nhiễm virus bám trên bề mặt+ Dùng chung kim tiêm, truyền máu+ Mẹ sinh con+ Chủ yếu qua muỗi đốt+ Ngoài ra qua đường truyền máu và sinh con
Phòng ngừa+ Ăn uống đủ dinh dưỡng+  Vệ sinh cá nhân và môi trường sống+ Rửa tay sau khi vệ sinh+ Hạn chế tiếp xúc nguồn bệnh+ Dùng thuốc chống muỗi+ Dọn dẹp nhà cửa, phát quang bụi rậm, khơi thông dòng chảy tránh để muỗi sinh sản+ Lắp lưới chống muỗi cho con

Trên đây là những tiêu chí giúp mẹ phân biệt sốt siêu vi và sốt xuất huyết. Tùy vào triệu chứng mà mẹ có thể lựa chọn cách thức điều trị khác nhau.

Tham khảo thêm tại: WHO

Chia sẻ bài viết này