Trẻ bị sốt khiến nhiều mẹ bỉm lo sợ không biết có nên bật quạt hay không. Vì theo quan niệm dân gian, nằm quạt có thể khiến con cảm lạnh hoặc sốt nhiều hơn. Để mẹ yên tâm chăm bé dưới đây Fitobimbi sẽ giải đáp trẻ bị sốt có nên bật quạt không?
Trẻ sốt có nên bật quạt không?
Trẻ sốt ra mồ hôi có nên bật quạt không là thắc mắc chung của nhiều mẹ bỉm. Theo bác sĩ nhi khoa, trẻ bị sốt vẫn có thể nằm quạt bình thường. Bởi khi thân nhiệt tăng cao, việc hạ nhiệt là điều vô cùng quan trọng. Do đó mẹ hoàn toàn có thể sử dụng quạt gió để làm thoáng khí.
Tuy nhiên cần phải hiểu rằng, quạt gió không thể hạ nhiệt trực tiếp cho trẻ mà chỉ làm tăng tốc độ bay hút mồ hôi. Điều này gián tiếp hỗ trợ quá trình tản nhiệt qua lỗ chân lông tốt hơn.
Nguyên tắc cần nhớ khi cho trẻ sốt nằm quạt
Trẻ bị sốt có nên bật quạt không? Câu trả lời là có. Tuy nhiên điều này đòi hỏi mẹ bỉm cần phải tuân thủ theo những nguyên tắc dưới đây.
- Để quạt ở chế độ xoay: Theo chuyên gia, khi trẻ bị sốt mẹ không nên để quạt trực tiếp vào người đặc biệt là các vị trí như đầu, mặt, ngực, lưng. Bởi đây là những vị trí toát nhiều mồ hôi, khi gió quạt vào bé sẽ cảm lạnh. Ngoài ra, mẹ cũng không nên đưa quạt vào mặt của bé. Điều này sẽ khiến mao mạch ở mũi bị khô, gây ra cảm giác khó chịu. Thay vào đó, mẹ hãy sử dụng chế độ quay để quạt tản gió và làm mát chung không gian nghỉ ngơi
- Không bật quạt số to: Việc bật quạt to vô tình khiến cho thân nhiệt hạ thấp và gây cảm lạnh cho trẻ. Thông thường khi bé bị sốt mẹ nên điều chỉnh quạt gió mức 1 hoặc 2, sao cho nhiệt độ trong phòng rơi vào 26-27 độ
- Trang phục cho bé: Với trẻ bị sốt nằm quạt mẹ nên lựa chọn trang phục thoải mái, có độ thấm hút mồ hôi. Một số trang phục mà mẹ có thể lựa chọn cho trẻ là vải cotton, quần áo cộc tay,.. Tuy nhiên mẹ hãy hạn chế mặc đồ hở cổ cho con
- Không gian nghỉ ngơi: Ngoài việc bật quạt thì mẹ cũng nên chú ý đến không gian sống của bé. Phòng ngủ phải đảm bảo độ thông thoáng, ánh sáng vừa đủ để khi dùng quạt sẽ không ảnh hưởng tới hệ miễn dịch
Những cách giúp trẻ hạ sốt hiệu quả tại nhà
Bên cạnh vấn đề trẻ sốt có nên bật quạt không, mẹ nên bỏ túi một vài gợi ý dưới đây để con có thể hạ nhiệt nhanh chóng.
- Cho trẻ uống nhiều nước: Cách hạ sốt đơn giản cho bé là bổ sung nước mỗi ngày. Bởi khi thân nhiệt tăng cao, trẻ dễ mất nước, gây ra thiếu hụt điện giải
- Mặc quần áo rộng rãi: Trẻ khi sốt thường có cảm giác lạnh. Tuy nhiên mẹ không nên để bé mặc quá nhiều. Đều này sẽ khiến thân nhiệt tăng cao, bệnh khó thuyên giảm. Thay vào đó mẹ hãy lựa chọn những bộ quần áo rộng rãi, thoáng mát và độ thấm hút mồ hôi tốt
- Bổ sung vitamin C: Đây là vi chất quan trọng giúp bé hạ sốt và tăng đề kháng. Chính vì vậy mẹ nên sử dụng thường xuyên. Có thể cho bé uống nước cam, ăn kiwi hoặc táo, bưởi,…
- Để trẻ nghỉ ngơi: Nghỉ ngơi là điều cần thiết giúp bé hạ sốt và giảm mệt mỏi. Ngoài ra trong giai đoạn này mẹ nên hạn chế cho bé tắm rửa hoặc tiếp xúc nhiều với môi trường ngoài
- Lau người nước ấm: Lau người cũng là cách giúp trẻ hạ sốt an toàn. Bởi theo chuyên gia, việc này chẳng những giúp con hạ nhiệt mà còn mang đến cảm giác thoải mái
- Cho bé uống thuốc: Trường hợp sốt cao kéo dài mẹ nên liên hệ bác sĩ để được kê đơn. Có thể cho bé sử dụng paracetamol với liều từ 10-15mg/ kg tùy vào thể trạng
Lưu ý khi trẻ bị sốt để tránh bệnh nặng hơn
Dù sốt không phải bệnh lý nhưng triệu chứng này cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe con. Do đó mẹ cần lưu ý những vấn đề sau:
- Kiểm tra thân nhiệt của bé thường xuyên, khoảng 30 phút 1 lần với những trường hợp sốt cao
- Trẻ cần vệ sinh sạch sẽ, thay tã lót và lau người bằng nước ấm thường xuyên
- Vệ sinh đồ dùng, phòng ngủ của bé sạch sẽ, tránh cho vi khuẩn xâm nhập
- Bổ sung dinh dưỡng nhất là rau xanh để giải nhiệt
- Khi dùng thuốc hạ sốt mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa
- Hạn chế bật quạt to hoặc quay thẳng vào bé nhất là khi con mặc quần áo hở cổ
- Trường hợp cơn sốt không có cải thiện mẹ cần đưa bé đi gặp bác sĩ để được tư vấn kỹ hơn
Trẻ bị sốt có nên bật quạt không, Fitobimbi đã giúp các mẹ giải đáp ở trên. Hy vọng với kiến thức này mẹ bỉm có thể chăm bé khỏi bệnh sớm hơn.