Nhiều mẹ thường tỏ ra khá lúng túng không biết trẻ bị sốt có nên tắm không? Trẻ bị sốt tắm lá gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ giải đáp mọi thắc mắc này!
- Trẻ sốt tay chân lạnh có nên đi tất và đắp chăn không?
- Trẻ sốt về đêm: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị
Trẻ bị sốt có nên tắm không?
Trước khi trả lời thắc mắc “trẻ bị sốt tắm lá gì?”, hãy cùng Fitobimbi tìm hiểu có nên tắm cho trẻ bị sốt hay không nhé!
Trẻ bị sốt hay sốt phát ban là tình trạng khá phổ biến. Để nhanh hạ sốt thì việc chăm sóc trẻ là vô cùng quan trọng. Trên thực tế, nhiều cha mẹ thường tỏ ra khá e dè với chuyện tắm cho trẻ bị sốt. “Mạnh tay” lắm cũng chỉ dám lau qua người. Bởi họ cho rằng, để trẻ “dính” nước sẽ khiến bệnh tình trở nặng và lâu khỏi hơn.
Tuy nhiên, đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Khi trẻ bị sốt, thân nhiệt tăng sẽ khiến cơ thể tiết nhiều mồ hôi. Nếu kiếng tắm, trẻ sẽ cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu. Thậm chí phát sinh thêm các vấn đề về da như mưng mủ, nhiễm trùng,…
Hơn nữa, việc tắm cho trẻ bị sốt còn là cách hạ thân nhiệt vô cùng hữu hiệu. Tắm bằng nước ấm sẽ giúp các lỗ chân lông được thông thoáng, loại bỏ bụi bẩn, bã nhờn. Đồng thời cải thiện quá trình thải nhiệt qua da. Từ những lợi ích trên, tắm cho trẻ bị sốt phát ban là điều nên làm.
Trẻ bị sốt tắm lá gì?
Sử dụng các loại lá thảo dược để tắm sẽ giúp tình trạng sốt ở trẻ được cải thiện nhanh chóng hơn. Vậy trẻ bị sốt nên tắm lá gì?
Lá kinh giới
Kinh giới là vị thuốc quen thuộc trong dân gian sở hữu nhiều tác dụng trị bệnh. Lá kinh giới chứa nhiều tinh dầu có tác dụng sát khuẩn, làm sạch da và phòng ngừa vi khuẩn có hại. Mẹ tắm cho bé bằng lá kinh giới không chỉ giúp làm mát cơ thể, hạ nhiệt mà còn cải thiện được tình trạng mụn nhọt, rôm sảy, mẩn ngứa hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Sử dụng 200g lá kinh giới. Mẹ nên chọn phần ngọn kinh giới sẽ có tác dụng mạnh hơn
- Rửa sạch lá kinh giới, đem giã nát rồi vắt lấy nước cốt
- Hòa phần nước cốt lá kinh giới thu được với 2 lít nước, sau đó đun sôi
- Cho bé tằm bằng nước này đến khi lành bệnh
Lá trà xanh
Trà xanh là thức uống thanh nhiệt, giải độc quen thuộc được người dân Việt Nam ưa chuộng. Nghiên cứu cho thấy, trong lá trà xanh có chứa thành phần chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn. Ngoài ra, thành phần vitamin B trong trà xanh còn giúp giảm độc tố bám trên da và làm lành vết thương nhanh chóng. Vì vậy, nếu mẹ băn khoăn không biết trẻ bị sốt tắm lá gì, thì lá trà xanh là một đáp án trong đó!
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 1 nắm trà xanh tươi, ngâm qua nước muối, rửa sạch rồi dùng tay vò nát
- Cho lá trà xanh vào ấm hãm lấy nước
- Pha nước cốt trà xanh với nước ấm theo tỷ lệ 10:1
- Tắm 3 lần mỗi tuần để giúp trẻ mau hết sốt
Lá khế
Theo đông y, lá khế có vị chát, tính mát, mang đến tác dụng giải độc, sát khuẩn, tiêu viêm cực kỳ tốt. Vì những lợi ích này, người ta thường dùng lá khế trong điều trị một số bệnh về da liễu. Bên cạnh đó, lá khế còn chứa kẽm, sắt, vitamin C và magie, tốt cho hệ miễn dịch, qua đó giúp sức khỏe trẻ mau chóng phục hồi.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 1 nắm lá khế tươi, ngâm với nước muối pha loãng để loại bỏ bụi bẩn
- Cho lá khế vào nồi đun cùng với 1 lít nước. Khi nồi nước sôi được khoảng 7 phút thì tắt bếp
- Sử dụng phần nước này để tắm cho bé
Lá khổ qua rừng
Trẻ bị sốt tắm lá gì? Gợi ý tiếp theo dành cho mẹ chính là lá khổ qua rừng. So với lá khổ qua thường, lá khổ qua rừng đắng hơn rất nhiều lần. Nghiên cứu cho thấy, trong lá khổ qua rừng có chứa cucurbitacin và momordicin. Những hợp chất này tác dụng rất tốt trong điều trị các nốt ban đỏ trên da. Vì vậy, khi trẻ bị sốt phát ban hay sốt thường, mẹ hãy nhớ đến loại lá này và tìm mua về để tắm cho con nhé!
Cách thực hiện:
- Dùng cả phần lá và thân khổ qua rừng, ngâm với nước muối pha loãng cho sạch
- Cho phần nguyên liệu vào nồi đun sôi trong 10 phút
- Hòa thêm với nước lạnh đến khi nhiệt độ vừa phải thì tắm cho bé
Lá trầu không
Tinh dầu trong lá trầu không có tác dụng sát khuẩn cực tốt. Do đó, tắm lá trầu không cho bé không chỉ giúp giảm ngứa, mẩn đỏ mà còn có tác dụng làm mát, làm sạch cho trẻ.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 10 lá trầu không tươi, ngâm với nước muối pha loãng, sau đó rửa sạch rồi để ráo
- Cho lá trầu không vào nồi đun trong 10 phút
- Hòa nước lá trầu không với nước lạnh đến khi đạt nhiệt độ thích hợp thì cho bé tắm
Lá ngải cứu
Trẻ bị sốt phát ban tắm lá gì nhanh khỏi? Lá ngải cứu đích thị là đáp án mẹ cần tìm. Từ lâu, ngải cứu nổi tiếng là vị thảo dược có tác dụng chữa lành, làm dịu cơn đau cực tốt. Bên cạnh đó, sử dụng ngải cứu còn giúp làm ấm cơ thể, tránh bệnh cảm cúm trong mùa lạnh. Những lợi ích này đều rất phù hợp với tình trạng sốt ở trẻ.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 1 nắm lá ngải cứu, rửa sạch, để ráo
- Cho lá ngải cứu vào nồi đun cùng với 2 lít nước trong khoảng 15 phút
- Chắt lấy phần nước cốt lá ngải cứu, sau đó hòa cùng nước lạnh để tắm cho bé
Ngoài trẻ bị sốt tắm lá gì nên dùng các loại thảo dược nào khác?
Ngoài các loại lá trên, mẹ có thể tham khảo thêm những loại hoa và thảo dược dưới đây để tắm cho bé:
- Hoa cúc la mã: có tác dụng kháng khuẩn, chữa lành các mô bị tổn thương, làm dịu vết viêm
- Hoa oải hương: giảm vết ban đỏ, mang đến cho bé cảm giác thư giãn, thoải mái
- Hoa hồng: thư giãn, xua tan căng thẳng, mệt mỏi
- Cây dâu gấu: có tính kháng khuẩn, khử trùng, giúp làm giảm vết ban đỏ
- Lá liên mộc: làm dịu da, tăng tốc độ chữa lành vết thương
Những lưu ý khi tắm lá cho trẻ bị sốt
Từ góc độ y học, các loại thảo dược thiên nhiên ít gây phản ứng trên da nên mẹ có thể an tâm sử dụng tắm cho bé hàng ngày. Tuy nhiên, để phát huy tối đa công dụng của các loại lá thảo dược trong hỗ trợ giảm sốt cho bé, mẹ cần lưu ý những điều sau:
- Không áp dụng phương pháp tắm lá thảo dược với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi. Hoặc tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ về vấn đề này
- Chú ý thời điểm tắm cho bé. Đối với thời tiết mùa đông, mẹ nên tắm cho bé vào khung giờ 9 – 11 giờ sáng hoặc 15 – 17 giờ chiều. Đối với thời tiết mùa hè thì có thể điều chỉnh thời điểm tắm sớm hơn khoảng 1 tiếng
- Không nên tắm cho bé trong nước quá nóng hoặc quá lạnh. Nhiệt độ nước tắm cần thấp hơn thân nhiệt của bé khoảng 2 độ C
- Lá dùng để tắm cho bé cần phải sạch, không bị nhiễm khuẩn hoặc thuốc bảo vệ thực vật
Mẹ chỉ nên coi đây là phương pháp mang tính tham khảo, không nên áp dụng để chữa bệnh. Nếu trẻ bị sốt quá 3 ngày, mẹ nên đưa đến bệnh viện để được kiểm tra và điều trị.
Đến đây, chắc hẳn mẹ đã biết “trẻ bị sốt tắm lá gì”. Bên cạnh việc tắm lá thảo dược, mẹ nên kết hợp bổ sung dinh dưỡng và cho bé uống nhiều nước để sức khỏe nhanh chóng bình phục nhé!