Nội dung chính

Trẻ bị sốt có nên tắm không? Hướng dẫn cách tắm đúng chuẩn

Trẻ bị sốt có nên tắm không là thắc mắc chung của nhiều mẹ bỉm. Dưới đây Fitobimbi sẽ giải đáp và hướng dẫn mẹ cách tắm cho bé “đúng chuẩn” chuyên gia.

Trẻ sơ sinh và những triệu chứng khi sốt?

Thân nhiệt bình thường của trẻ sơ sinh vào khoảng 37,5. Khi nhiệt độ tăng trên mức 38 tức là trẻ đã bị sốt. Tuy nhiên không phải bé nào cũng có triệu chứng rõ rệt. Với trẻ càng nhỏ, biểu hiện càng khó nhận ra. Vì vậy để biết chính xác bé có bị sốt hay không mẹ nên sử dụng nhiệt kế để đo. Vậy trẻ bao nhiêu độ thì sốt?

Theo chuyên gia nếu nhiệt độ hậu môn và tai từ 38 độ, nhiệt độ miệng từ 37,8 và nhiệt độ vùng nách từ 37,2 trẻ bị coi là sốt.

Trẻ bị sốt khi thân nhiệt cao trên 38 độ
Trẻ bị sốt khi thân nhiệt cao trên 38 độ

Bên cạnh thân nhiệt thì mẹ cũng cần lưu ý những triệu chứng khi trẻ bị sốt như sau:

  • Con quấy khóc nhiều
  • Tiểu ít
  • Đầu đau dữ dội
  • Nôn trớ
  • Gáy cứng
  • Phan ban trên da

Nếu trẻ có những triệu chứng bất thường hoặc bệnh ngày càng nặng hơn mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ để được tư vấn kỹ hơn.

✔️✔️✔️ Top 5 nguyên nhân trẻ bị sốt mẹ đừng chủ quan

Giải đáp trẻ bị sốt có nên tắm không?

Bé bị sốt có nên tắm không là câu hỏi của nhiều mẹ bỉm. Bởi theo quan niệm dân gian điều này có thể khiến bệnh trở nặng. Bởi vậy rất nhiều mẹ bỉm lo sợ trong việc sinh hoạt cũng như ăn uống của bé.

Cụ thể, khi bé bị sốt, phần lớn các mẹ đều sẽ kiêng nước. Thậm chí có những gia đình còn chùm kín khăn để tránh bị lạnh. Tuy nhiên việc này liệu có đúng không? Hãy cùng lắng nghe chuyên gia nói gì?.

✔️✔️✔️ Trẻ bị sốt tắm lá gì? Mách mẹ 6 loại lá an toàn, dễ kiếm

Theo chuyên gia, kiêng tắm khi trẻ bị sốt không đúng trong nhiều trường hợp. Bởi tắm là cách giúp bé hạ nhiệt nhanh chóng. Không chỉ thế việc kiêng tắm còn khiến con thấy ngứa ngáy, khó chịu và dễ mắc bệnh về da. Với các bé dưới 3 tháng tuổi, mẹ có thể tắm khi cơn sốt dưới 38 độ C. Với bé từ 3-6 tháng tuổi, mẹ hãy tắm khi sốt dưới 39 độ C. Đặc biệt với trẻ có bệnh lý nhiễm trùng trên da như thủy đậu, tay chân miệng hoặc bị chốc lở mẹ không cần phải kiêng nước. Tắm sạch sẽ giúp con thấy thoải mái và đỡ ngứa hơn, đồng thời tránh được tình trạng nhiễm trùng hoặc các biến ứng trên da.

Mẹ có thể tắm cho bé khi sốt nếu nhiệt độ không quá cao
Mẹ có thể tắm cho bé khi sốt nếu nhiệt độ không quá cao

Những trường hợp trẻ bị sốt không nên tắm?

Có nên tắm cho trẻ khi bị sốt không? Câu trả lời là có. Tuy nhiên không phải lúc nào mẹ cũng tắm được cho bé. Dưới đây là những trường hợp mẹ không nên tắm khi bé bị sốt.

Trẻ sốt quá cao

Trẻ bị sốt có nên tắm không? Mẹ không tắm khi bé sốt cao. Bởi vì điều này có thể dẫn đến co giật, khiến trẻ giãn nở mao mạch, xung huyết, thiếu máu cho các cơ quan nội tạng. Ngoài ra sốt cao cũng sẽ khiến cho miễn dịch suy giảm. Nếu tắm lúc này trẻ sẽ có thể bị sốt phát ban.

Các trường hợp đặc biệt khác

Bên cạnh sốt cao, mẹ cũng không tắm cho bé trong những trường hợp như sau.

  • Khi trẻ đang sốt kèm theo dấu hiệu tiêu chảy, buồn nôn.Việc tắm lúc này sẽ khiến cơ thể mất nước và cơn sốt nặng hơn
  • Không tắm cho bé ngay khi ăn xong. Bởi đây là hành động rất phản khoa học. Việc tắm sau ăn gây ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hóa cũng như quá trình trao đổi chất bên trong. Không chỉ thế nó còn khiến cho dạ dày mở rộng, trẻ dễ nôn trớ
  • Nếu da của bé đang có tổn thương như chốc lở, trầy xước, mụn nhọt,… bố mẹ cũng không nên tắm. Bởi vết thương này có thể nhiễm trùng và khó lành hơn khi phải tiếp xúc với nước
  • Ngoài ra, nếu trẻ sốt nhẹ sau tiêm phòng mẹ cũng không nên tắm. Bởi vì lúc này, vết tiêm trên da tiếp xúc với nguồn nước bẩn sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn xâm nhập. Đồng thời gây sưng tấy, viêm đỏ tại vị trí tiêm
Không tắm khi trẻ bị sốt sau tiêm phòng
Không tắm khi trẻ bị sốt sau tiêm phòng

Hướng dẫn cách tắm cho bé khi đang bị sốt 

Việc tắm cho trẻ khi đang bị sốt sẽ đòi hỏi mẹ phải cẩn thận hơn. Dưới đây là những bước quan trọng khi tắm cho bé sốt cao.

Bước 1: Đo thân nhiệt

Trước khi cho bé đi tắm mẹ hãy đảm bảo thân nhiệt bằng cặp nhiệt kế. Việc theo dõi nhiệt độ cơ thể sẽ giúp mẹ có phương án tắm gội hợp lý. Rất nhiều bố mẹ chủ quan, không quan tâm đến nhiệt độ, vô tình đã khiến sức khỏe của bé ảnh hưởng nghiêm trọng.

Bước 2: Chuẩn bị trước khi tắm

Ngoài việc kiểm tra thân nhiệt thì trước khi tắm mẹ phải chuẩn bị dụng cụ, phòng tắm, nước tắm. Theo đó:

  • Phòng tắm cần kín cửa, không để có gió lùa vào
  • Nước tắm có nhiệt độ ổn định, thấp hơn thân nhiệt của bé khoảng 2 độ C
  • Ngoài ra với trẻ đang có vấn đề trên da như phát ban, nổi đỏ mẹ không nên sử dụng sữa tắm vì rất có thể khiến con kích ứng

Bước 3: Tắm cho bé

Việc tắm cho bé lúc ốm sẽ phải có sự thay đổi nhiều so với cơ thể khỏe mạnh. Theo đó:

  • Cách vệ sinh đầu: Mẹ gội đầu cho bé thật nhanh, dùng khăn mềm lau nhẹ vùng mặt, má, cổ. Sau đó lấy khăn lau khô vùng đầu cho bé
  • Vệ sinh toàn thân: Trẻ sơ sinh bị sốt thường ra rất nhiều mồ hôi. Do đó khi tắm mẹ hãy cho bé ngồi chậu hoặc bồn, sử dụng vòi hoa sen để dội nước lên trên cơ thể. Sau đó dùng khăn lau sạch và mặc quần áo thoáng mát cho con
Sau tắm nên lau khô và cho bé mặc quần áo mỏng
Sau tắm nên lau khô và cho bé mặc quần áo mỏng

Lưu ý khi tắm cho bé bị sốt

Ngoài việc trẻ bị sốt có nên tắm không, mẹ cần phải lưu ý những vấn đề sau:

  • Thời gian tắm cho trẻ bị sốt không nên quá lâu, tốt nhất là dưới 5 phút
  • Nếu vào mùa đông thì thời gian tắm thích hợp cho bé là khoảng 9-11h sáng và từ 15-17h chiều
  • Nếu vào mùa hè thời gian tắm cho bé thích hợp buổi sáng là 8-10h và buổi chiều là 16-18h
  • Sau khi trẻ tắm, mẹ cần bổ sung nhiều nước để bù điện giải cho quá trình sốt
  • Song song với việc cho bé tắm mẹ cần tiến hành hạ sốt bằng các loại thuốc hỗ trợ. Tuy nhiên điều này cần phải có sự đồng ý từ phía bác sĩ

Trẻ bị sốt có nên tắm không bài viết trên đã giải đáp rõ. Việc tắm có thể giúp bé hạ nhiệt nhanh nhưng mẹ cũng cần phải cách biết tắm gội hợp lý. Trường hợp nếu trẻ sốt cao, kèm theo phát ban, co giật thì nên đưa đến cơ sở y tế gần nhà.

Chia sẻ bài viết này