Tốc độ tăng trưởng chiều cao ở mỗi trẻ sẽ khác nhau theo từng giai đoạn. Vậy trung bình 1 năm cao bao nhiêu cm? Nắm được điều này, ba mẹ có thể điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt để giúp trẻ phát huy hết tiềm năng.
Chiều cao của trẻ có tăng đều mỗi năm không?
Ngay từ khi còn trong bụng mẹ, trẻ đã có sự tăng trưởng về chiều cao. Quá trình này sẽ tiếp diễn đến khi trẻ tròn 20 tuổi. Tuy nhiên, tùy từng giai đoạn, mức độ tăng trưởng sẽ khác nhau. Có năm trẻ phát triển rất tốt, nhưng có năm lại chỉ xê dịch nhỏ.
Vì vậy, ba mẹ không nên quá lo lắng khi con vốn phát triển nhanh vào năm ngoái nhưng năm nay lại không cao lên nhiều. Bảng chiều cao chuẩn là công cụ hỗ trợ quan trọng giúp ba mẹ biết con cao nhiêu nhiêu trong độ tuổi này là đạt chuẩn. Đối chiếu kết quả thực tế của con và số liệu thống kê trong bảng để biết được trẻ đã đạt chuẩn chưa nhé!
Trung bình 1 năm cao bao nhiêu cm?
Tốc độ tăng trưởng chiều cao của trẻ ở mỗi giai đoạn là khác nhau. Thông thường, chiều cao sẽ tăng trưởng mạnh mẽ trong 4 giai đoạn: 0 – 2 tuổi, từ 3 tuổi – bắt đầu dậy thì, trong dậy thì và sau dậy thì. Số cm chiều cao tăng thêm ở mỗi giai đoạn này cụ thể như sau:
Giai đoạn 0 – 2 tuổi
Có thể thấy, đây là giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ, cả về chiều cao lẫn cân nặng của trẻ. Với em bé sở hữu chiều cao 50cm khi vừa sinh ra thì sau 1 năm, bé có thể cao thêm 25cm và tiếp tục tăng thêm 10cm vào năm thứ 2. Vậy trung bình 1 năm cao bao nhiêu cm? bé có thể đạt chiều cao đến 85cm nếu được chăm sóc đúng cách.
Giai đoạn 3 tuổi đến trước dậy thì
Trong giai đoạn này, chiều cao của trẻ tăng khá ổn định, từ 4 – 6cm/năm. Mặc dù không được xem là giai đoạn vàng để bứt phá chiều cao, tuy nhiên ba mẹ vẫn nên duy trì chế độ ăn cho con khoa học, đa dạng dinh dưỡng. Bởi nếu được chăm sóc tốt sẽ là bước đệm quan trọng để tăng tốc chiều cao mạnh mẽ trong giai đoạn dậy thì.
Giai đoạn dậy thì
Đây là giai đoạn trẻ tăng trưởng mạnh mẽ nhất, vậy trung bình 1 năm cao bao nhiêu cm? Thực tế, trẻ có thể đạt 8 – 12cm/năm, kéo dài trong 2 – 3 năm. Lý do bởi, giai đoạn này hormone tăng trưởng và hormone giới tính được giải phóng cao gấp nhiều lần so với các thời điểm khác.
Giai đoạn sau dậy thì
Ở giai đoạn, trẻ vẫn có cơ hội phát triển chiều cao nhưng tốc độ khá chậm. Theo đó, trẻ có thể cao thêm 2 – 5cm/năm, kéo dài 2 – 4 năm và ngưng cao trong giai đoạn 18 – 20 tuổi.
Nhìn chung, phụ huynh vẫn có thể kỳ vọng con có thể tăng thêm chiều cao sau khi con đã dậy thì. Tuy nhiên, nếu bé đang dưới chuẩn chiều cao so với độ tuổi, cơ hội để đạt vóc dáng chuẩn khi trưởng thành là khá thấp.
Trong 1 năm chiều cao trẻ không phát triển có sao không?
Nếu trong 1 năm trẻ không tăng thêm chiều cao, ba mẹ có thể nghi ngờ tới những yếu tố sau:
Trẻ còn nằm trong độ tuổi tăng chiều cao không?
Nếu trẻ đã trên 18 tuổi, rất có thể chiều cao đã ngừng phát triển. Bất kỳ sự hỗ trợ nào từ ăn uống, vận động… sẽ vô tác dụng nếu cơ thể ngừng cao. Ba mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để chụp X-quang xương chân. Kết quả từ phim chụp sẽ cho bạn biết sụn tăng trưởng đang mở hay đóng. Nếu đóng tức là bé đã ngừng cao.
Chế độ chăm sóc sức khỏe có tốt cho chiều cao?
Dinh dưỡng, giấc ngủ, vận động, môi trường sống là các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới chiều cao của bé. Nếu trẻ không được chăm sóc đúng cách, thường xuyên bỏ bữa, ăn uống thiếu chất, lười vận động, nghỉ ngơi không hợp lý thì chiều cao không thể phát triển được.
Do vậy, nếu xác định con vẫn trong độ tuổi cao nhưng vẫn không cao thêm trong 1 năm qua thì cần xem xét tới chế độ ăn và sinh hoạt hàng ngày xem đã phù hợp chưa.
Con đang mắc bệnh lý tuyến yên
Trường hợp trẻ vẫn trong giai đoạn dậy thì, được chăm sóc khoa học nhưng chiều cao vẫn “dậm chân tại chỗ” , ba mẹ nên nghi ngờ tới một số bệnh lý tuyến yên. Cơ quan này chịu trách nhiệm quản lý việc sản xuất hormone tăng trưởng của cơ thể. Một trong những bệnh lý tuyến yên thường gặp nhất đó là u tuyến yên. Bệnh này ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình sản xuất hormone tăng trưởng, từ đó khiến trẻ còi cọc, thấp bé. Xét nghiệm hormone tăng trưởng kết hợp với đánh giá từ bác sĩ sẽ giúp ba mẹ có biết trẻ có phải thấp lùn do bệnh lý tuyến yên hay không.
Một số cách cải thiện chiều cao chuẩn khoa học
Ba mẹ có thể áp dụng một số phương pháp tăng chiều cao chuẩn khoa học cho bé dưới đây:
Đầu tư vào dinh dưỡng
Xây dựng thực đơn ăn uống đa dạng, đầy đủ chất là chìa khóa quan trọng giúp trẻ bứt phá đạt được chiều cao lý tưởng. Thông qua chế độ ăn uống, cơ thể sẽ nhận được nguồn dinh dưỡng để tạo xương, nuôi dưỡng xương khỏe mạnh. Đặc biệt là cần chú ý tới nguồn thực phẩm giàu phốt pho, vitamin D, magie, canxi,… vì những chất này tham gia trực tiếp vào cấu trúc xương.
Thường xuyên vận động
Vận động thường xuyên và đúng cách giúp kích thích hình thành xương, đồng thời bảo vệ sức khỏe cho bé hiệu quả. Ba mẹ nên khuyến khích trẻ dành 45 – 60 phút mỗi ngày để tham gia các hoạt động thể dục thể thao.
Một số môn thể thao giúp cải thiện chiều cao nhanh chóng:
- Bóng rổ
- Bóng đá
- Bơi lội
- Chạy bộ
- Cầu lông
- Đu xà
- Nhảy dây
Ngủ sớm
Ba mẹ nên nhắc nhở trẻ ngủ trước 10h đêm sẽ giúp kích thích tuyến yên tổng hợp được nhiều hormone tăng trưởng. Dưới đây là một số yếu tố để trẻ có được giấc ngủ ngon:
- Phòng ngủ thông thoáng, sạch sẽ.
- Nhiệt độ phù hợp theo mùa, ánh sáng dịu nhẹ.
- Không có tiếng ồn.
- Tắm nắng
Việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời 15 – 30 phút mỗi ngày sẽ giúp làn da tổng hợp được lượng vitamin D cần thiết, giúp cơ thể hấp thu canxi hiệu quả. Khung giờ lý tưởng để tắm nắng là trước 9h sáng và sau 4h chiều.
Duy trì tư thế đúng
Tư thế đi đứng, ngồi, nằm, vận động,… sai cách có thể ảnh hưởng xấu tới quá trình phát triển chiều cao của trẻ. Ba mẹ nên nhắc bé chú ý giữ đầu, cổ, lưng nằm trên một đường thẳng khi sinh hoạt, ngủ nghỉ để cột số phát triển tự nhiên.
Trên đây là giải đáp trung bình 1 năm cao bao nhiêu cm cũng như những thông tin liên quan. Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp ích được ba mẹ trong quá trình chăm sóc bé yêu!