Thời gian gần đây, số trẻ tự kỷ ngày càng phổ biến, khiến phụ huynh vô cùng lo lắng. Việc hiểu rõ tự kỷ là gì, cũng như nguyên nhân gây tự kỷ sẽ giúp cha mẹ hỗ trợ bé tốt hơn trong quá trình can thiệp.
Bệnh tự kỷ ở trẻ em là gì?
Rối loạn phổ tự kỷ (ASD) là một loại rối loạn phát triển ảnh hưởng lớn đến trẻ theo hai cách. Đầu tiên, tự kỷ có thể khiến trẻ khó giao tiếp và hòa nhập với người khác. Thứ hai, tự kỷ khiến trẻ có những hành vi lặp đi lặp lại và hạn chế sơ thích. Những đứa trẻ sinh ra mắc chứng tự kỷ thường không được chú ý cho đến khi chúng bắt đầu gặp khó khăn khi tương tác với những đứa trẻ cùng tuổi.
Trẻ tự kỷ có thể xuất hiện một loạt các triệu chứng và hành vi khác nhau, do đó, tự kỷ được coi là một “phổ” thay vì chỉ là một tình trạng. Trung bình, cứ 59 trẻ em thì có 1 trường hợp được chẩn đoán mắc chứng tự kỷ. Tỷ lệ tự kỷ ở bé trai nhiều gấp 4 lần so với bé gái.
Vì sao trẻ tự kỷ?
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra bệnh tự kỷ có xu hướng xảy ra trong gia đình. Những thay đổi trong một số gen nhất định làm tăng nguy cơ trẻ phát triển chứng tự kỷ. Nếu cha hoặc mẹ mang một hay nhiều thay đổi gen này, chúng có thể được truyền sang con. Tuy nhiên, cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa xác định nguyên nhân chính xác gây tự kỷ, di truyền cũng chỉ đơn giản là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc chứng rối loạn mà thôi! Ngoài các, các nhà khoa học cũng chỉ ra một số yếu tố môi trường khác làm gia tăng chứng tự kỷ:
- Thiếu hụt dinh dưỡng trong quá trình mang thai
- Tuổi tác của bố mẹ
- Người mẹ thường xuyên lo âu, căng thẳng, thậm chí phải dùng tới thuốc chống trầm cảm khi mang thai
- Biến chứng sau sinh: sinh non, thai nhi thiếu cân
- Trẻ sống trong môi trường ô nhiễm hóa hóa, chẳng hạn như thuốc trừ sâu và kim loại
??? Xem rõ hơn: Nguyên nhân trẻ bị tử kỷ được chuyên gia “chỉ đích danh”
Giảm nguy cơ mắc chứng tự kỷ: Lời khuyên cho các bà mẹ tương lai
- Uống vitamin tổng hợp: Bổ sung 400mcg axit folic mỗi ngày giúp ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh như tật nứt đốt sống. Không rõ liệu điều này có giúp giảm nguy cơ mắc chứng tự kỷ không, nhưng việc uống vitamin không gây hại gì cho sức khỏe bà bầu và thai nhi trong bụng
- Phụ nữ đang dùng SSRI (hoặc bị trầm cảm khi mang thai) nên nói chuyện với bác sĩ lâm sàng về tất cả các rủi ro và lợi ích của những loại thuốc này. Bệnh trầm cảm ở người mẹ không được điều trị cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của con mình sau này, vì vậy đây không phải là một quyết định đơn giản.
- Thực hành chăm sóc trước khi sinh: Ăn thực phẩm bổ dưỡng, cố gắng tránh nhiễm trùng và đến gặp bác sĩ lâm sàng để kiểm tra sức khỏe thường xuyên có thể tăng cơ hội sinh ra một đứa trẻ khỏe mạnh
Dấu hiệu trẻ tự kỷ dễ dàng nhận biết
Dấu hiệu tự kỷ ở trẻ có thể đến sớm ngay từ giai đoạn sơ sinh. Cha mẹ cần nắm rõ những thông tin này để có thể kịp thời chẩn đoán, gia tăng tỷ lệ thành công trong can thiệp:
Dấu hiệu trẻ tự kỷ dưới 6 tháng
- Không phản hồi với âm thanh lớn
- Không quan sát mọi thứ khi chúng di chuyền
- Không thể hiện cảm xúc với mọi người, chẳng hạn như khóc
- Không đưa tay lên miệng
- Không thể ngẩng đầu lên khi nằm sấp
- Không tạo ra nguyên âm (ơ, à, ồ)
Dấu hiệu trẻ tự kỷ 12 tháng
- Không nhìn theo hướng bạn chỉ
- Không trả lời khi được gọi tên
- Không nói bập bẹ (mama, dada)
- Dường như không nhận ra những người thân quen
- Không thể giữ thăng bằng khi được sự hỗ trợ
- Không học các cử chỉ như tạm biệt, lắc đầu
- Không đòi hoặc chỉ tay vào những đồ vật mong muốn
- Không biết những thứ quen thuộc như cốc, thìa, điện thoại dùng để làm gì
- Không bắt chước hay sao chép hành động của người khác
- Mất các kỹ năng trước đó đã từng có
Dấu hiệu trẻ tự kỷ 2 – 3 tuổi
- Không sử dụng các cụm từ gồm 2 từ vựng (mẹ bế, muốn sữa)
- Không bắt chước hành động và lời nói
- Không làm theo hướng dẫn đơn giản
- Nói không rõ ràng hoặc chảy nhiều nước dài
- Thể hiện ít quan tâm đến món đồ chơi
- Không muốn chơi với những đứa trẻ khác
- Không chơi được trò “đóng vai”, giả làm nhân vật
- Không giao tiếp bằng mắt
- Thường xuyên vấp ngã hoặc gặp sự cố khi đi cầu thang
Dấu hiệu trẻ tự kỷ 4 – 5 tuổi
- Không kể lại một câu chuyện yêu thích
- Không trả lời những người bên ngoài gia đình
- Không tuân theo hướng dẫn 3 bước
- Không sử dụng đại từ nhân sư “bạn và ‘tôi” một cách chính xác
- Chữ viết nguệch ngoạc
- Không thể hiện nhiều loại cảm xúc
- Thể hiện các hành vi cực đoan (hung hăng bất thường, nhút nhát, buồn bã, sợ hãi)
- Không tích cực trong các tình huống xã hội
- Dễ bị phân tâm hoặc khó tập trung vào một hoạt động trong vòng hơn 5 phút
- Không thể thực hiện các hoạt động hàng ngày (đánh răng, rửa và lau khô tay hoặc cởi quần áo) mà không có sự trợ giúp
Hướng dẫn cha mẹ hỗ trợ điều trị trẻ tự kỷ
Dạy một đứa trẻ tự kỷ là thách thức của hầu hết các bậc phụ huynh. Trẻ tự kỷ có nhu cầu học tập riêng và sẽ cần thêm sự hướng dẫn và hỗ trợ trong việc học ở trường. Để hiểu rõ nhất về cách làm việc với trẻ tự kỷ, trước tiên bạn phải dành thời gian để hiểu trẻ cần gì và sau đó học cách giúp trẻ tốt nhất. Dưới đây là một số lời khuyên cho các bậc phụ huynh có con mắc tự kỷ:
Đưa ra những chỉ dẫn cho trẻ tự kỷ
Cung cấp những chỉ dẫn đơn là một trong những cách tốt nhất để làm việc với trẻ bị tự kỷ. Giao tiếp có thể gặp khó khăn với trẻ tự kỷ và việc đưa ra các nhiệm vụ đầy thử thách chắc chắn sẽ khiến chúng nản lòng. Vì vậy, mẹ hãy cố gắng chia nhỏ hướng dần thành nhiều bước, sau đó đưa ra thông tin chi tiết từng bước một phải làm. Đừng quên cho trẻ thời gian để xử lý thông tin và giải thích rõ cho trẻ khi cần nhé!
Giao tiếp với trẻ bằng ngôn ngữ đơn giản
Giao tiếp có thể là một thách thức lớn đối với trẻ tự kỷ, vì vậy, cha mẹ khi tương tác với trẻ nên nói những câu ngắn gọn, ngôn từ rõ ràng, dễ hiểu để trẻ hiểu những gì cần phải làm. Tránh những ngôn ngữ mơ hồ và trừu tượng.
Cho trẻ tự kỷ thêm thời gian
Đôi lúc, ngay cả khi trẻ tự kỷ được cung cấp những hướng dẫn đơn giải nhất nhưng để vượt qua là điều không dễ dàng, và điều đó không sao cả! Hãy cho trẻ thêm thời gian để xử lý hướng dẫn, cho phép trẻ làm việc theo tốc độ của riêng mình. Theo lời khuyên của các chuyên gia, “kiên nhẫn” là chìa khóa để dạy trẻ tự kỷ. Quá vội vàng trong các hoạt động và bài tập sẽ chỉ mang lại sự thất vọng và cho cả chính bạn và trẻ.
Loại bỏ các yếu tố gây căng thẳng
Trẻ em mắc chứng tự kỷ thường có những thói quen và sở thích nhất định. Khi mọi thứ làm xáo trộn thói quen của trẻ, chúng có thể trở nên căng thẳng và kích động. Vì vậy, cha mẹ cần loại bỏ các yếu tố gây căng thẳng trong ngày của trẻ để chúng cảm thấy được an toàn và thoải mái nhất.
Sử dụng hình ảnh
Thị giác là một “chiến thuật” quan trọng trong quá trình giáo dục trẻ tự kỷ. Các tài liệu như bản vẽ đường thẳng, hình ảnh và thẻ hình ảnh có thể giúp dạy một bài học hoặc làm rõ một chỉ dẫn. Sách tranh cũng là một cách tuyệt vời mà cha mẹ nên đưa vào các hoạt động hàng ngày của trẻ.
Tránh “quá tải” cảm giác
Trẻ tự kỷ có thể bị kích thích quá mức hoặc dưới kích thích giác quan mà người khác không hề hay biết. Những thứ như mùi, ánh sáng, hoặc thậm chí tiếng vọng có thể khiến trẻ tự kỷ cảm thấy khó chịu, mất kiểm soát. Điều cần thiết là phải nhận thức được các yếu tố gây kích hoạt giác quan của trẻ và loại bỏ chúng càng nhiều càng tốt để có một môi trường học tập hiệu quả.
Có nên cho trẻ tự kỷ học trường chuyên biệt?
Nhiều phụ huynh không muốn chấp nhận tình trạng tự kỷ ở con mình vì sợ những người xung quanh có cái nhìn “khác biệt” với con mình. Tâm lý này khiến cha mẹ dù biết vấn đề là nghiêm trọng nhưng vẫn cho trẻ theo học các trường giáo dục bình thường. Thế nhưng, cha mẹ có biết rằng, mình đang bỏ lỡ “thời điểm” trong điều trị chứng tự kỷ của con mình không.
Việc cho con theo học các trường chuyên biệt là vô cùng cần thiết, qua đó giúp trẻ vượt qua thời điểm khó khăn, học thêm nhiều kỹ năng mới để phát triển tốt hơn trong tương lai. Dưới đây là một số môi trường giáo dục chuyên biệt cho trẻ tự kỷ:
Trung tâm phát triển trẻ em Nắng Mai
- Địa chỉ: số 36, tổ 21, khu đô thị Mỹ Đình I, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội
Trung tâm chăm sóc và giáo dục chuyên biệt Ánh Sao
- Địa chỉ: số 48, tổ 39, ngõ 251, ngách 8 đường Nguyễn Kháng, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
Trung tâm giáo dục đặc biệt Tâm An
- Địa chỉ: số 55, ngõ 109 đường Nguyễn Sơn, phường Gia Thụy, quận Long Biên, thành phố Hà Nội
Trên đây là tất tần tật những thông tin về trẻ tự kỷ. Mong rằng chia sẻ này sẽ giúp bố mẹ hiểu biết hơn về chứng tự kỷ, qua đó hỗ trợ con tốt hơn trong quá trình can thiệp.