Nội dung chính

Cách trị sổ mũi cho bé bằng dầu tràm

Từ lâu, các cách trị sổ mũi cho bé đã được nhiều người sử dụng với mong muốn điều trị nhanh chóng và hiệu quả khó chịu này. Vậy cụ thể cách dùng dầu tràm trị sổ mũi như thế nào? Cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Chuyên gia mách mẹ các cách trị sổ mũi cho bé bằng dầu tràm
Chuyên gia mách mẹ các cách trị sổ mũi cho bé bằng dầu tràm

Dầu tràm là gì?

Dầu tràm được chiết xuất từ tinh dầu của cây Tràm. Có hai loại dầu tràm phổ biến: 

  • Tinh dầu tràm trà: Được chiết xuất từ cây tràm trà, loại này nổi tiếng với tác dụng làm đẹp da, trị mụn cho phái nữ
  • Tinh dầu tràm gió: Được chiết xuất từ cây tràm gió, loại dầu này có hương thơm dễ chịu nên thường được sử dụng làm thành phần trong các loại sản phẩm như nước súc miệng, thuốc ho,… Tinh dầu tràm gió có thể bôi trực tiếp lên cơ thể hoặc ngửi lấy hơi

Bài viết dưới đây chủ yếu hướng dẫn cách trị sổ mũi cho bé bằng dầu tràm gió. Bởi nó còn có tác dụng kháng khuẩn và phòng ngừa nhiều bệnh liên quan đến hô hấp.

Chữa sổ mũi cho bé bằng dầu tràm có hiệu quả?

Phần lớn các trường hợp sổ mũi ở trẻ đều nhẹ và có thể tự khỏi nếu được chăm sóc đúng cách. Một trong số mẹo trị sổ mũi tại nhà được áp dụng phổ biến đó là dầu tràm. Tuy nhiên, nhiều mẹ băn khoăn không biết liệu bôi hay xông dầu tràm cho bé có tốt hay không? Để hiểu hơn về phương pháp này, ta có thể tìm hiểu qua về dầu tràm như sau:

Dầu tràm giúp tiêu diệt vi khuẩn, ngăn ngừa các bệnh về đường hô hấp
Dầu tràm giúp tiêu diệt vi khuẩn, ngăn ngừa các bệnh về đường hô hấp

Thông thường, để ra được thành phẩm dầu tràm như bạn vẫn thấy trên thị trường, người ta sẽ chiết xuất từ các bộ phận của cây như lá, cành, thân. Theo như phân tích, những bộ phận này chứa nhiều hoạt chất hóa học có lợi, chủ yếu là Eucalyptol và α-Terpineol, có khả năng chống viêm, kháng khuẩn, tiêu sưng.

Do đó, dầu tràm rất hữu ích trong điều trị các bệnh về viêm đường hô hấp. Khi sử dụng, dầu tràm sẽ đẩy nhanh việc tiêu diệt vi khuẩn có hại. Đồng thời làm, loãng dịch nhầy, cải thiện tình trạng tắc nghẽn. Từ đó tính trạng sổ mũi được đẩy lùi nhanh chóng. Ngoài ra, dầu tràm còn có thể làm ấm cơ thể, giảm ho và ngăn ngừa cảm lạnh, cảm cúm hiệu quả.

Nhìn chung, cách trị sổ mũi cho bé bằng dầu tràm khá hiệu quả và an toàn. Tuy nhiên, phụ huynh cần thực hiện đúng cách, bởi dầu tràm có thể gây kích ứng da trong một số trường hợp, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Vì vậy, cha mẹ nên hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên môn để có phương pháp điều trị hợp lý, an toàn nhất.

Cách trị sổ mũi cho bé bằng dầu tràm

Có 4 cách dùng dầu tràm trị sổ mũi cho bé. Mẹ tham khảo các cách dưới đây để cải thiện tình trạng sổ mũi cho bé nhé!

Hòa dầu tràm với nước tắm

Pha dầu tràm vào nước tắm không chỉ giúp giảm sổ mũi mà còn mang lại cho bé cảm giác thoải mái, sảng khoái. Các bước thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị chậu nước ấm để tắm cho bé
  • Nhỏ vài tinh dầu tràm vào trong chậu nước
  • Dùng khăn xô thấm nước rồi lau lên người bé. Tránh không để nước tiếp xúc vào mắt, tai bé, bởi dầu tràm có thể khiến bé bị cay, khó chịu
  • Tắm cho bé khoảng 5 – 10 phút để bé có thời gian thư giãn
  • Sau khi tắm xong, dùng khăn lau khô người và mặc quần áo nhanh chóng để tránh bị nhiễm lạnh
Hòa tinh dầu tràm với nước tắm của bé
Hòa tinh dầu tràm với nước tắm của bé

Xông tinh dầu tràm

Một cách trị sổ mũi cho bé bằng dầu tràm nữa mà mẹ có thể áp dụng đó là cho dầu tràm vào máy xông. Hơi ở máy xông sẽ khuất tán xung quanh phòng, giúp bé dễ thở, giảm thiệu các triệu chứng đường hô hấp nhanh chóng. Ngoài ra, sử dụng máy xông tinh dầu trong phòng ngủ còn giúp làm sạch không khí, diệt khuẩn, bảo vệ trẻ khỏi tác nhân gây hại.

Massage cho bé

Massage là liệu pháp thư giãn mà các bé rất thích. Kết hợp với tinh dầu tràm sẽ càng làm tăng hiệu quả trị sổ mũi hơn.

Cách thực hiện: Mẹ đặt bé nằm ngửa, cởi bỏ đồ. Lấy 2 – 3 giọt tinh dầu tràm. Sau đó nhẹ nhàng massage vùng bụng, lưng, lòng bàn tay và chân của bé. Đây là những bộ phận trên cơ thể có nguy cơ bị nhiễm lạnh khiến trẻ dễ sổ mũi, hắt hơi. Chú ý, trong quá trình massage, mẹ không nên thoa tinh dầu vào những vùng da mỏng, nhạy cảm như mắt hay vùng mắt. Bởi điều này có thể gây khó chịu cho bé.

Massage tinh dầu cho bé
Massage tinh dầu cho bé

Cho trẻ ngửi dầu tràm

Dầu tràm có tính nóng, cay, vì vậy mẹ không nên cho bé ngửi dầu tràm trực tiếp. Thay vào đó, mẹ nên nhỏ vài giọt dầu tràm ra chiếc khăn, sau đó quấn vào cổ bé. Cách này sẽ giúp bé làm ấm cổ, tránh bị nhiễm lạnh. Đồng thời tinh dầu tràm phát tan có thể giúp trẻ hô hấp dễ dàng, giảm ngạt mũi, sổ mũi hiệu quả.

Những lưu ý khi sử dụng dầu tràm trị sổ mũi cho bé

Khi áp dụng cách trị sổ mũi cho bé bằng dầu tràm, mẹ cần lưu ý một số điều sau:

Không thoa dầu tràm trực tiếp lên cơ thể trẻ

Sở dĩ như vậy là vì dầu tràm có tính kích ứng mạnh, gây khó chịu. Đặc biệt là với những vùng da nhạy cảm như mắt và mặt bé. Mẹ có thể thấm dung dịch vào khăn hoặc pha loãng thay vì xoa trực tiếp để đảm bảo an toàn.

Lựa chọn tinh dầu uy tín, chất lượng

Mẹ nên mua dầu tràm tại những nơi uy tín để tránh mua phải hàng kém chất lương, hàng giả, gây ảnh hưởng đến sức khỏe bé.

Chú trọng dinh dưỡng

Bên cạnh việc áp dụng cách trị sổ mũi cho bé bằng dầu tràm, mẹ nên xây dựng cho bé một chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ dinh dưỡng. Nhất là những thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, giúp tăng cường đề kháng và thúc đẩy quá trình điều trị.

Vệ sinh mũi họng thường xuyên

Mũi họng là nơi trú ẩn lý tưởng của vi khuẩn, virus gây bệnh đường hô hấp. Vì vậy, để tình trạng sổ mũi chóng khỏi, mẹ nên thường xuyên rửa mũi, súc họng cho bé bằng dung dịch nước muối sinh lý. Nên thực hiện 1 – 2 lần một ngày để mang lại hiệu quả rõ rệt.

Trên đây là tổng hợp 4 cách trị sổ mũi cho bé bằng dầu tràm. Mong rằng bài viết trên đây sẽ mang đến cho các mẹ nhiều thông tin bổ ích. Theo dõi website Fitobimbi để cập nhật thêm nhiều kiến thức sức khỏe nhé!

Chia sẻ bài viết này