Viêm xoang khiến trẻ bị ho, hơi thở hôi, cáu kỉnh, sưng quanh mắt, kèm theo chảy nước mũi đặc xanh hoặc vàng,… Vậy cách chữa viêm xoang cho trẻ em hiệu quả, không tái phát mẹ đã biết chưa.
Viêm xoang ở trẻ nhỏ
Xoang là khoảng không rỗng trong xương của khuôn mặt. Các xoang khỏe mạnh sẽ liên tục thoát dịch nhầy. Điều này giúp cho đường mũi luôn sạch sẽ. Tuy nhiên, một vấn đề tiềm ẩn có thể không được thoát nước đúng cách sẽ khiến cơ quan này bị nhiễm trùng. Tình trạng này được gọi là viêm xoang.
Viêm xoang có thể là cấp tính hoặc mãn tính. Thể cấp tính thường đến đột, xuất hiện sau mỗi đợt cảm lạnh hoặc cảm cúm. Khi trẻ bị viêm xoang cấp tính ít nhất 3 lần trong năm thì được gọi là viêm xoang tái phát. Còn khi viêm xoang cấp tính kéo dài hơn 10 tuần, nó được gọi là thể mãn tính. Viêm xoang mãn tính thường do dị ứng hoặc tắc nghẽn trong mũi.
Các triệu chứng chung ở trẻ khi bị viêm xoang là:
- Dịch tiết dày đặc từ mũi
- Nghẹt mũi
- Đau và áp lực xung quanh mắt, mũi, má hoặc trán
- Đau đầu
- Ho
- Dẫn lưu sau mũi (Chất nhầy chảy xuống phía sau cổ họng)
- Sốt
- Mất khả năng khứu giác tạm thời
Hệ thống xoang của trẻ nhỏ chưa phát triển toàn diện. Do đó, các triệu chứng thường không rõ ràng, rất khó phân biệt với các bệnh viêm đường hô hấp khác. Từ đó dẫn đến tâm lý, chủ quan lơ là. Để rồi khi phát hiện, viêm xoang ở trẻ đã chuyển sang giai đoạn mãn tính. Thậm chí kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm.
Cách chữa viêm xoang cho trẻ em
Khi trẻ được chẩn đoán mắc viêm xoang, bác sĩ sẽ được xây dựng phác đồ điều trị tùy theo mức độ bệnh lý và thể trạng riêng của từng bé:
Sử dụng thuốc điều trị
Đa phần các trường hợp trẻ bị viêm xoang sẽ được bác sĩ chỉ định dùng thuốc. Một số loại thuốc điều trị dùng cho trẻ nhỏ là:
- Thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh sẽ được chỉ định trong trường hợp trẻ có dấu hiệu nhiễm khuẩn. Bởi, nhóm thuốc này này có tác dụng diệt khuẩn, giúp ngăn ngừa tổn thương tại các xoang, giảm thiểu nguy cơ gặp biến chứng. Thông qua chẩn đoán và xét nghiệm, các bác sĩ sẽ lựa chọn loại thuốc kháng sinh phù hợp với trẻ.
- Thuốc kháng viêm: Thuốc kháng viêm có tác dụng giảm tình trạng sưng, đỏ niêm mạc. Từ đó giúp đường di chuyển của chất nhầy tại các xoang được lưu thông, mang lại cảm giác dễ chịu cho trẻ.
- Thuốc giảm đau: Trường hợp trẻ bị viêm xoang có xuất hiện triệu chứng đau đầu, đau trán, đau mắt,… Bác sĩ thường chỉ định kết hợp dùng thêm thuốc giảm đau.
- Thuốc chống nghẹt mũi: Có 2 dạng thuốc trị nghẹt mũi được dùng cho trẻ nhỏ là dạng xịt tại chỗ hoặc viên uống. Với dạng xịt, bố mẹ có thể tham khảo dùng xịt họng Golanil. Sản phẩm được chiết xuất từ thảo dược Châu Âu. Ngoài tác dụng giảm đau rát họng, nó còn hỗ trợ trị nghẹt mũi rất hiệu quả. Sản phẩm đang được rất nhiều bà mẹ tại thị trường Việt Nam tin dùng.
Rửa mũi xoang
Cách chữa viêm xoang cho trẻ em tiếp theo chúng tôi muốn đề cập trong bài viết này đó chính là rửa mũi xoang.
Phương pháp điều trị này nhằm mục đích làm sạch và thông thoáng các hốc xoang. Đồng thời loại bỏ dịch tiết, ngăn ngừa tình trạng tắc nghẽn. Từ đó giúp tổn thương tại niêm mạc xoang sớm bình phục, giảm được các triệu chứng nhức đầu, sổ mũi, nghẹt mũi,…
Đặc biệt việc rửa mũi xoang đóng vai trò vô cùng quan trọng với trẻ sau phẫu thuật. Điều này giúp bé hô hấp dễ dàng, phá vỡ tụ máu và dịch nhầy đóng đặc.
Chữa viêm xoang cho trẻ em bằng phẫu thuật
Đề xuất phẫu thuật sẽ được chấp thuận chỉ khi các phương pháp điều trị trên không đáp ứng được hiệu quả. Ngoài ra, phẫu thuật còn được áp dụng trong các trường hợp sau:
- Xoang mũi có cấu trúc bất thường
- Trẻ bị viêm xoang do nấm hoặc polyp mũi xoang gây biến chứng
Hiện nay, nội soi là phương pháp phẫu thuật viêm xoang điển hình. Ưu điểm của phẫu thuật nội soi là giảm đau đớn và không gây xuất huyết quá nhiều cho bệnh nhân. Đồng thời giúp vết thương mau lành.
Các chuyên gia y tế khẳng định, trẻ bị viêm xoang khi được tiếp cận điều trị ngay từ giai đoạn đầu sẽ giảm thiểu được nguy cơ gặp biến chứng. Đồng thời tiết kiệm được chi phí và thời gian điều trị.
Những điều NÊN và KHÔNG NÊN làm khi trẻ bị viêm xoang
- NÊN cho trẻ tránh xa các tác nhân gây dị ứng
- NÊN khuyến khích trẻ uống đủ nước. Mẹ có thể cho bé uống đa dạng các loại nước. Chẳng hạn nước trà, nước hoa quả, nước canh,…
- NÊN bật máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ khi thời tiết hanh khô
- NÊN chườm ấm vùng xoang cho trẻ 2 – 3 lần mỗi ngày
- NÊN đưa trẻ đến bệnh viện nếu các triệu chứng ngày càng nghiêm trọng hơn
- KHÔNG cho bé dùng thuốc khi chưa được kê đơn từ bác sĩ
- KHÔNG cho trẻ di chuyển bằng máy bay khi đang lên cơn cấp tính. Áp suất thay đổi ở trên cao sẽ khiến triệu chứng viêm xoang ở trẻ ngày càng tồi tệ hơn
Trên đây là các cách chữa viêm xoang cho trẻ em. Mong rằng những thông tin này sẽ giúp ích cho bố mẹ trong việc chăm sóc bé yêu!