Thiếu canxi ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển và sức khỏe lâu dài của trẻ. Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu thiếu canxi, bố mẹ nên đưa trẻ đi khám càng sớm. Tuy nhiên, trẻ bị thiếu canxi nên đi khám ở đâu và khám lúc nào? Mời bạn cùng Fitobimbi tham khảo những thông tin hữu ích về vấn đề này trong bài viết dưới đây.
Dấu hiệu nhận biết trẻ thiếu canxi
Để đưa trẻ bị thiếu canxi đi khám kịp thời, trước tiên, bố mẹ cần nhận biết các dấu hiệu thiếu hụt canxi ở trẻ em. Điều này đặc biệt quan trọng với những trẻ có nguy cơ cao thiếu hụt vi chất này. Đó là những trẻ:
- Không được bổ sung vitamin D3 ngay sau sinh hoặc lười vận động ngoài trời
- Biếng ăn, từ chối ăn các thực phẩm giàu canxi và vitamin D3 như sữa, phô mai, sữa chua, cá hồi, ngũ cốc, nước cam…
- Trẻ có vấn đề về đường tiêu hóa như thường xuyên nôn trớ, tiêu chảy hoặc mắc các bệnh lý mạn tính như hội chứng thận hư, suy thận, viêm ruột, ung thư…
- Trẻ đang trong giai đoạn phát triển vượt bậc, cần nhiều canxi để xây dựng hệ xương, ví dụ độ tuổi 1 – 3 hoặc thời gian dậy thì
Trong giai đoạn đầu, triệu chứng thiếu canxi thường không rõ ràng, dễ bị bỏ sót. Sau này, khi trẻ đã thiếu hụt canxi kéo dài và đủ nhiều, bạn sẽ phát hiện thấy những triệu chứng khác thường trên cơ thể trẻ. Với trẻ nhỏ, bé thường thiếu canxi kết hợp với thiếu vitamin D3. Do đó, dấu hiệu phổ biến ở bé là chậm mọc răng, men răng xấu, chậm đóng thóp, cẳng tay, cẳng chân biến dạng, cột sống gù vẹo…
Ở trẻ lớn, trẻ có thể than phiền với bố mẹ là thường xuyên đau nhức hai cẳng chân. Trẻ đau sâu trong xương, đau tăng lên lúc về đêm nên trẻ thường trằn trọc, khó ngủ. Một số trẻ lại thường xuyên bị chuột rút. Ngoài ra, bạn có thể quan sát thấy móng tay, móng chân của trẻ giòn yếu, dễ gãy.
Thông thường, trẻ em ít khi gãy xương di lệch, dù đây là lứa tuổi hiếu động, dễ bị chấn thương. Loại gãy xương phổ biến ở trẻ em là gãy cành tươi, tức là màng xương không bị đứt rời. Chính vì lý do này, vết gãy xương ở trẻ em thường nhanh liền hơn người lớn. Thời gian cố định xương gãy và phục hồi vận động của trẻ cũng ngắn hơn. Tuy nhiên, ở trẻ thiếu hụt canxi kéo dài, bộ khung xương của trẻ không có đủ chất khoáng sẽ trở nên yếu ớt. Những trẻ này có nguy cơ cao bị gãy xương và chậm liền xương hơn những trẻ khỏe mạnh khác.
Bên cạnh đó, trẻ thiếu hụt canxi rất nặng có nồng độ vi chất này trong máu giảm thấp, dẫn đến những triệu chứng và hậu quả nghiêm trọng. Trẻ xuất hiện triệu chứng mệt lả, lờ đờ, đáp ứng chậm khi bố mẹ gọi hỏi, lay dậy. Một số trẻ còn có biểu hiện nôn mửa và co giật.
Khi nào nên đưa trẻ thiếu canxi đi khám?
Trẻ thiếu canxi nên được đưa đi khám càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, tùy theo tình trạng của từng trẻ mà thời điểm bạn đưa trẻ đi khám sẽ khác nhau.
Đưa trẻ tới bệnh viện ngay lập tức
Bạn cần nhanh chóng đưa trẻ tới cơ sở y tế gần nhất khi trẻ có một trong các dấu hiệu nặng như: lờ đờ, mệt lả, kém đáp ứng với lay gọi, nôn mửa hoặc co giật. Đây là những dấu hiệu báo động tình trạng thiếu canxi trầm trọng, đe dọa tính mạng của trẻ và cần được cấp cứu kịp thời.
Cho trẻ đi khám sớm nhất có thể
Trường hợp này không phải tình huống cấp cứu nên bạn không cần đưa trẻ đi khám ngay. Tuy nhiên, bạn nên cho trẻ tới gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được tư vấn và điều trị kịp thời. Có như vậy, trẻ mới không phải gánh chịu những hậu quả nặng nề do thiếu hụt canxi như thấp bé, gãy xương, biến dạng xương…
Nên đưa trẻ thiếu canxi đi khám ở đâu?
Cho trẻ thiếu canxi khám ở đâu thì tốt là băn khoăn của rất nhiều bậc phụ huynh. Câu trả lời là bạn nên cho trẻ bị thiếu canxi đi khám tại các cơ sở y tế chuyên về trẻ em và/ hoặc có chuyên khoa dinh dưỡng. Đội ngũ bác sĩ ở các bệnh viện này có kiến thức chuyên môn về trẻ em cùng với kinh nghiệm lâm sàng dày dặn.
Các bệnh viện có chuyên khoa Nhi uy tín tại miền Bắc
Bệnh viện Nhi Trung ương
- Địa chỉ: số 18/879 La Thành, Đống Đa, Hà Nội
- Điện thoại liên hệ: 024.6273.8532
- Thời gian khám bệnh: 24/7, tất cả các ngày trong tuần
Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
- Địa chỉ: số 1 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội
- Điện thoại liên hệ: 024.3574.7979
- Thời gian khám bệnh: 6h30 – 12h và 13h30 – 16h30 từ thứ 2 – thứ 6 và sáng thứ 7
Bệnh viện Đa khoa Xanh pôn
- Địa chỉ: số 12 Chu Văn An, Ba Đình, Hà Nội
- Điện thoại liên hệ: 1900.6155
- Thời gian khám bệnh: 7h – 12h và 13h30 – 17h tất cả các ngày trong tuần
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec
Địa chỉ và điện thoại liên hệ:
- Tầng 1, tòa R2 khu đô thị Royal City, 72A Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội: 024.3975.6887
- Shop office A1OF09 tầng 2 tòa nhà A1 Vinhomes Gardenia, Nam Từ Liêm, Hà Nội: 024.3975.6788
- Tầng 1, tòa M1 khu căn hộ Vinhomes Metropolis Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội: 024.3975.6886
Thời gian khám bệnh: 7h30 – 11h30 và 12h30 – 16h20 từ thứ 2 – thứ 6 và sáng thứ 7
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh
- Địa chỉ: 108 Hoàng Như Tiếp, Long Biên, Hà Nội
- Điện thoại liên hệ: 1800.6858
- Thời gian khám bệnh: 7h30 – 16h30 từ thứ 2 – thứ 7
Các bệnh viện có chuyên khoa Nhi uy tín tại miền Trung
Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An
- Địa chỉ: số 19 Tôn Thất Tùng, thành phố Vinh, Nghệ An
- Điện thoại liên hệ: 0383.844.129
- Thời gian khám bệnh: 7h – 11h và 13h30 – 17h từ thứ 2 – thứ 6
Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng
- Địa chỉ: số 402 Lê Văn Hiến, Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng
- Điện thoại liên hệ: 0236.3957.777
- Thời gian khám bệnh: 7h – 11h30 và 13h – 17h tất cả các ngày trong tuần
Các bệnh viện có chuyên khoa Nhi uy tín tại miền Nam
Bệnh viện Nhi đồng 1
- Địa chỉ: số 341 Sư Vạn Hạnh, quận 10, Hồ Chí Minh
- Điện thoại liên hệ: 028.3927.1119
- Thời gian khám bệnh: 7h – 11h30 và 12h30 – 16h tất cả các ngày trong tuần
Bệnh viện Nhi đồng 2
- Địa chỉ: số 14 Lý Tự Trọng, quận 1, Hồ Chí Minh
- Điện thoại liên hệ: 028.3829.5723
- Thời gian khám bệnh: 7h – 10h45 và 13h – 15h15 từ thứ 2 – thứ 6 và sáng thứ 7
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec
- Địa chỉ: số 208 Nguyễn Hữu Cảnh, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
- Điện thoại liên hệ: 0283.6221.166
- Thời gian khám bệnh: 7h30 – 16h30 từ thứ 2 – thứ 7
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh
- Địa chỉ: số 2B Phổ Quang, Tân Bình, Hồ Chí Minh
- Điện thoại liên hệ: 0287.102.6789
- Thời gian khám bệnh: 7h – 16h từ thứ 2 – thứ 7
Lưu ý khi đưa trẻ thiếu Canxi đi khám
Khi đưa trẻ đi khám, trước tiên, trẻ sẽ được đo cân nặng, chiều cao hoặc chiều dài để đánh giá sự phát triển thể chất. Sau đó, bác sĩ sẽ khai thác thông tin về chế độ ăn và tình hình sức khỏe của trẻ. Các thăm khám lâm sàng như nhìn, sờ, gõ, nghe cũng được bác sĩ tiến hành. Cuối cùng, trẻ có thể phải làm một số xét nghiệm như lấy máu, nước tiểu, chụp Xquang xương, siêu âm ổ bụng… Sau khi có kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ thông báo cho bạn nguyên nhân, mức độ thiếu hụt canxi của trẻ cũng như tư vấn chế độ dinh dưỡng phù hợp và kê đơn thuốc điều trị.
Với những trường hợp thiếu canxi mức độ nhẹ, trẻ không cần điều trị tại bệnh viện. Bạn chỉ cần tích cực bổ sung canxi và vitamin D3 cho trẻ thông qua chế độ ăn và uống bổ sung. Những trẻ thiếu canxi nghiêm trọng hoặc kèm theo suy dinh dưỡng nặng, mắc các bệnh lý mạn tính sẽ được nhập viện để theo dõi và điều trị sát sao. Những trẻ này sẽ được bổ sung canxi bằng đường tiêm. Sau khi sức khỏe ổn định, trẻ sẽ được ra viện và tiếp tục bổ sung canxi bằng đường uống tại nhà.
Lời kết
Bạn thấy đấy, thiếu canxi không chỉ ảnh hưởng tới tốc độ phát triển chiều cao mà còn gây biến dạng xương, thậm chí đe dọa tính mạng của trẻ. Vì vậy, bạn nên quan sát và theo dõi trẻ thường xuyên để phát hiện sớm các dấu hiệu thiếu canxi. Sau đó, bạn cần nhanh chóng đưa trẻ tới các cơ sở y tế có chuyên khoa Nhi hoặc Dinh dưỡng để được chẩn đoán, tư vấn và điều trị kịp thời. Hi vọng bài viết hôm nay của Fitobimbi đã giúp bạn gỡ rối thắc mắc “Nên cho trẻ bị thiếu canxi đi khám ở đâu và khi nào?”.
Xem thêm:
Nguồn: https://fitobimbi.vn/