Nội dung chính

Có nên bổ sung kẽm cho trẻ dưới 1 tuổi?

Thời gian gần đây Fitobimbi nhận được rất nhiều thắc mắc của phụ huynh xoay quanh vấn đề kẽm cho trẻ dưới 1 tuổi. Để giúp mẹ gỡ rối và an tâm khi bổ sung cho bé, hôm nay chuyên gia của chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ thắc mắc xoay quanh vấn đề này.

Trẻ dưới 1 tuổi có nên dùng kẽm không?
Trẻ dưới 1 tuổi có nên dùng kẽm không?

Có nên bổ sung kẽm cho trẻ dưới 1 tuổi hay không?

Bổ sung kẽm cho trẻ dưới 1 tuổi là điều hết sức cần thiết. Ngay khi chào đời, trẻ đã được bổ sung kẽm từ nguồn sữa mẹ. Tuy nhiên, lượng kẽm này chỉ đủ đáp ứng nhu cầu của bé trong 3 tháng đầu. Vì vậy từ tháng thứ 4 nhu cầu kẽm của trẻ không thể đáp ứng chỉ bằng sữa mẹ. Vì vậy giai đoạn này con cần bổ sung thông qua đường uống hoặc thực phẩm ăn dặm khi được 6 tháng.

Việc bổ sung kẽm lúc này, có thể mang lại những lợi ích sau cho trẻ dưới 1:

  • Nâng cao miễn dịch, giúp trẻ giảm thiếu nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên.
  • Hỗ trợ hình thành collagen cho xương, phát triển sụn khớp để con phát triển chiều cao
  • Giúp bé ăn ngon, ngủ tốt và tăng cân đều nhờ vào khả năng chuyển hóa chất béo, protein hiệu quả
  • Ngoài ra, kẽm còn giúp tăng tốc độ làm lành vết thương, chống oxy hóa hiệu quả.

Khi nào cần bổ sung kẽm cho trẻ dưới 1?

Bổ sung kẽm cho trẻ dưới 1 tuổi là cần thiết tuy nhiên không phải lúc nào bé cũng bị thiếu kẽm. Cách chính xác nhất để chẩn đoán tình trạng này là xét nghiệm nồng độ kẽm trong huyết tương. Ngoài ra bác sĩ cũng có thể dựa vào một số triệu chứng lâm sàng như:

  • Trẻ có dấu hiệu chậm tăng trưởng, chiều cao và cân nặng chững lại
  • Trẻ còi cọc, suy dinh dưỡng so với bạn bè đồng trang nứa
  • Trẻ bị chán ăn, giảm bú, lười ăn thịt cá và thức ăn giàu đạm
  • Xuất hiện triệu chứng táo bón, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa
  • Trẻ hay khó ngủ, thức giấc nhiều lần trong đêm. Thậm chí là hay mơ và hoang tưởng và quấy khóc
  • Trẻ bị suy giảm trí nhớ, chậm phát triển tâm thần vận động, không tập trung được lâu
  • Trẻ trở nên nhạy cảm, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng, vết thương lâu lành
  • Tóc và móng trở nên khô, giòn và dễ gãy rụng
Biếng ăn, quấy khóc cảnh báo trẻ thiếu kẽm
Biếng ăn, quấy khóc cảnh báo trẻ thiếu kẽm

Theo TS.BS Phạm Thị Thu Hương (Viện dinh dưỡng quốc gia): ”Cha mẹ không nên tự ý bổ sung kẽm cho bé khi chưa có kiến thức chuyên môn. Mà cần đưa con đi gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác tình trạng, nguyên nhân thiếu kẽm.”

Cách bổ sung kẽm cho trẻ dưới 1 tuổi

Bố mẹ có thể bổ bổ sung kẽm cho trẻ dưới 1 tuổi bằng đường uống, sữa mẹ hoặc sử dụng thực phẩm hàng ngày. Trong đó uống trực tiếp là cách làm đơn giản và hiệu quả nhất.

1. Hấp thụ kẽm từ sữa mẹ và sữa công thức

Mặc dù không nhiều nhưng một lít sữa mẹ vẫn chứa 2-3mg kẽm. Đối với sữa công thức, hàm lượng kẽm có thể dao động 1-2mg tùy vào từng sản phẩm. Trung bình một ngày bé sẽ bú khoảng 800-900ml sữa.

Như vậy việc dùng sữa mẹ hoàn toàn có thể đáp ứng cho con trong 4 tháng đầu. Bởi từ tháng thứ 4 trở đi, lượng kẽm trong sữa mẹ giảm còn 0.9mg/ lít. Để lượng sữa có thể đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của bé, giai đoạn này mẹ cần đặc biệt chú trọng đến thực đơn của mình. Mẹ nên lựa chọn các món ăn giàu kẽm và tốt cho sữa như: trứng, thịt, tôm, cua, đậu đỏ, rau xanh,…

Kẽm trong sữa mẹ ít nhưng dễ hấp thụ
Kẽm trong sữa mẹ ít nhưng dễ hấp thụ

2. Sử dụng thức ăn giàu kẽm cho bé

Bổ sung kẽm cho trẻ dưới 1 tuổi thông qua chế độ ăn là biện pháp an toàn, rẻ tiền. Theo các chuyên gia, kẽm có nhiều trong các loại thịt như thịt gà, thịt lợn, thịt bò, hải sản, trứng tươi… Ngoài ra các loại hạt cũng rất giàu kẽm. Bạn có thể cho trẻ ăn hạt lanh, hạnh nhân, hạt bí, óc chó vào các bữa ăn phụ.

Với trẻ dưới 1 tuổi mẹ nên tăng cường các loại thực phẩm lành mạnh và cách chế biến an toàn để đảm bảo đường ruột không bị kích ứng. Mẹ có thể tận dụng các loại hải sản để nấu cháo và thêm một chút dầu ăn để bé hấp thụ tốt hơn. Có thể cho trẻ ăn sáng bằng bánh mì kết hợp socola đen và sữa. Thêm một chút hạnh nhân và hạt bí vào bát ngũ cốc cũng là ý tưởng tuyệt vời.

Cách làm này không những tăng vị bùi mà còn bổ sung thêm nhiều khoáng chất quan trọng cho con. Với các loại rau xanh mẹ có thể cắt nhỏ để nấu cháo, luộc không hoặc làm sinh tố, biến hóa thành nhiều món ăn.

3 cách đồng thời Bổ sung KẼM và SELEN cho bé hiệu quả

3. Siro bổ sung kẽm cho trẻ dưới 1 tuổi

Sở dĩ uống kẽm là biện pháp hiệu quả nhất cho trẻ sơ sinh là bởi cơ thể bé chỉ hấp thụ được khoảng 30% lượng kẽm từ thức ăn. Trong khi đó từ tháng thứ 4 lượng kẽm trong sữa mẹ đã không đủ đáp ứng cho ½ nhu cầu. Vì vậy, nếu chỉ duy trì chế độ ăn và sử dụng sữa ngoài thì cơ thể bé sẽ không đủ điều kiện để phát triển.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại kẽm zinc cho bé dưới 1 tuổi như siro, viên nang, viên nén, kẹo ngậm,… Tuy nhiên ở độ tuổi này cơ nhai và kỹ năng nuốt của bé chỉ thích hợp với các loại dung dịch như siro. Việc sử dụng kẹo ngậm và viên nang tiềm ẩn rất nhiều nguy như cơ nôn trớ, hóc cổ. Vậy siro kẽm cho bé dưới 1 tuổi loại nào tốt?

Mẹ có thể tham khảo TPBVSK siro Ferro C . Sản phẩm này được sản xuất tại Ý,  trải qua quy trình kiểm duyệt khắt khe của các chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu Italia. Hiện tại Fitobimbi Ferro C đã được tin dùng tại hơn 60 quốc gia trên thế giới, được nhiều mẹ bỉm đánh giá cao. Sản phẩm khuyên dùng cho trẻ 6 tháng với liều dùng 10 đến 30ml mỗi ngày.

Siro Ferro C hỗ trợ bổ sung kẽm cho trẻ
Siro Ferro C hỗ trợ bổ sung kẽm cho trẻ

Nguyên tắc khi bổ sung kẽm cho trẻ dưới 1

Tuân thủ liều dùng kẽm cho trẻ dưới 1

Liều dùng kẽm cho trẻ em trong mỗi giai đoạn là khác. Vì vậy với bé dưới 1 tuổi mẹ nên tuân thủ khuyến cáo của bác sĩ như sau:

  • Trẻ dưới 6 tháng tuổi dùng mỗi ngày 2mg
  • Trẻ từ 7-12 tháng tuổi dùng mỗi ngày 3mg

Bổ sung kẽm cho trẻ dưới 1 bao lâu thì dừng?

Để đạt được kết quả tốt nhất mẹ nên duy trì cho bé liệu trình sử dụng từ 2-3 tháng. Con số này có thể thay đổi trong nhiều trường hợp đặc biệt. Ví dụ với trẻ tiêu chảy mẹ chỉ cần dùng kẽm trong 14 ngày liên tiếp với liều lượng 10mg cho trẻ dưới 6 tháng và 20mg cho trẻ trên 6 tháng. Nếu chưa có sự chỉ định của bác sĩ khi sử dụng sắt liều cao, mẹ tuyệt đối không nên tự ý áp dụng bởi việc dư thừa có thể khiến trẻ bị :

  • Ngộ độc, buồn nôn, tiêu chảy
  • Trẻ bị sốt, ho kéo dài, cơ thể mệt mỏi
  • Trẻ bị suy giảm miễn dịch và ức chế tác dụng của một số loại kháng sinh

Bổ sung kẽm cho trẻ dưới 1 tuổi vào lúc nào là tốt nhất?

 Thời điểm tốt nhất cho trẻ sơ sinh dùng kẽm là sau ăn 2 giờ hoặc trước ăn 1 giờ. Nên cho trẻ dùng vào buổi sáng để nâng cao hiệu quả. Việc dùng buổi tối sẽ khiến kẽm ứ đọng, ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ.

Ngoài ra khi dùng kẽm mẹ cũng nên hạn chế thời điểm đói bụng. Bởi kẽm là hoạt chất khó hấp thu, chúng có thể gây rối loạn tiêu hóa, nhất là với các bé bị bệnh dạ dày. Vì thế các chuyên gia khuyến cáo, với trẻ bị bệnh lý về đường ruột mẹ có thể dùng kẽm cho bé vào bữa ăn để giảm tác động tiêu cực.

Sai lầm cần tránh khi bổ sung kẽm cho bé dưới 1

Bổ sung kẽm cùng lúc với các vi chất khác

Để tránh tình trạng giảm hấp thu kẽm và các khoáng chất. Mẹ không nên bổ sung đồng thời kẽm với canxi và đồng. Bởi:

  • Kẽm khi bổ sung cùng canxi sẽ làm giảm khả năng hấp thu kẽm
  • Kẽm bổ sung cùng đồng sẽ cản trở hấp thụ đồng

Bổ sung kẽm nhưng không chú ý đến vitamin C

Vitamin C là chất xúc tác giúp bé chuyển hóa, hấp thu kẽm tốt. Vì thế nếu chỉ tập trung dùng kẽm mà quên mất vitamin C hiệu quả hấp thu sẽ không được như ý muốn.

Bổ sung kẽm cho trẻ dưới 1 tuổi thế nào, cần lưu ý gì bài viết trên đã giải đáp chi tiết. Hy vọng rằng với kiến thức này mẹ sẽ chủ động chăm con hiệu quả.

Chia sẻ bài viết này