Kẽm và DHA đều là những vi chất cần thiết đối với quá trình phát triển của bé. Vậy bổ sung kẽm và DHA cho bé thế nào hiệu quả? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp mọi thắc mắc của mẹ!
Tại sao cần bổ sung kẽm và DHA cho bé?
Kẽm và DHA là hai vi chất chỉ chiếm phần nhỏ trong cơ thể. Mặc dù vậy, đây vẫn là những chất không thể thiếu đối với sức khỏe của con người, đặc biệt là trẻ nhỏ.
Vai trò của kẽm
Kẽm đóng vai trò như chất xúc tác và điều hòa hoạt động của hơn 300 enzym. Nhờ đó mang lại những lợi ích sau cho sức khỏe:
- Tăng cường hệ miễn dịch, duy trì khứu giác, vị giác để trẻ ăn ngon miệng, làm lành vết thương
- Bổ sung lượng kẽm cho cơ thể giúp hỗ trợ điều trị tiêu chảy, táo bón
- Kẽm tập trung nhiều ở hệ thần kinh, vì vậy nếu được cung cấp đầy đủ sẽ giúp trẻ tăng khả năng tư duy và ghi nhớ tốt
- Kẽm còn rất cần thiết cho quá trình tổng hợp, bài tiết của các hormone và tăng trưởng của mô tế bào
Vai trò của DHA
DHA là thành phần chính cấu thành nên bộ não, đặc biệt là chất xám. DHA có vai trò quan trọng trong hoạt động của hệ thần kinh, thị giác, hệ miễn dịch và trí thông minh của trẻ. Cụ thể như sau:
- Kích thích độ nhạy của neuron thần kinh, giúp trẻ thông minh và nhanh nhẹn hơn
- Giúp trẻ có thị lực tốt, đôi mắt sáng khỏe
- DHA còn có liên quan chặt chẽ với cân nặng, chu vi vòng đầu và chiều dài của trẻ sơ sinh. Bổ sung DHA đầy đủ trong thai kỳ sẽ giúp bé đạt được cân nặng chuẩn và làm giảm tỷ lệ suy nhược sau sinh
Trẻ thiếu kẽm và DHA có sao không?
Bổ sung kẽm và DHA cho bé không đầy đủ sẽ là rào cản lớn cho quá trình tăng trưởng và phát triển của bé. Dưới đây là những tác động xấu do thiếu kẽm và DHA gây nên:
- Thiếu kẽm ảnh hưởng đến vị giác và khứu giác, khiến trẻ ăn không ngon miệng, dẫn đến biếng ăn, chậm lớn, suy dinh dưỡng
- Trẻ thiếu kẽm có nguy cơ gây rụng tóc, tổn thương da và mắt, thị lực kém, viêm nhiễm đường hô hấp, chậm liền sẹo, tiêu chảy kéo dài,…
- Trẻ thiếu DHA sẽ chậm phát triển về mặt trí tuệ, khó tập trung, kém thông minh, phát âm không rõ, nói lắp
- Trẻ thiếu DHA sẽ tăng rủi ro mắc các bệnh về mặt, dị ứng, tiêu hóa và đường hô hấp
Để bé phát triển toàn diện, các phụ huynh cần chú ý các dấu hiệu phát triển thể chất của con để xây dựng chế độ dinh dưỡng và bổ sung vi chất hợp lý, nhất là kẽm và DHA để đáp ứng nhu cầu của trẻ.
Bổ sung kẽm và DHA cho bé cùng lúc được không?
Có thể cho trẻ uống kẽm và DHA cùng lúc được không là mối bận tâm của nhiều phụ huynh. Bởi họ lo lắng rằng, bổ sung DHA và kẽm cho bé cùng lúc có thể gây cạnh tranh hấp thu, làm giảm hiệu quả của các vi chất.
Ngoài việc bổ sung DHA và kẽm thông qua chế độ ăn uống, bố mẹ có thể bổ sung cho bé những vi chất có lợi này bằng cách uống thực phẩm chức năng. Uống kẽm lúc đói có thể gây rối loạn tiêu hóa. Thay vào đó, kẽm hấp thụ tốt nhất là vào buổi sáng. Vì vậy, ba mẹ nên cho trẻ uống kẽm sau bữa ăn sáng từ 1 – 2 giờ để đạt hiệu quả hấp thu tối ưu. Đối với DHA, ba mẹ có thể cho bé uống vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Mặt khác, DHA và kẽm không có bất kỳ tương tác nào với nhau. Vì vậy, bé có thể uống cùng lúc 2 dưỡng chất này mà không gây ra tác dụng bất lợi nào.
Tuy nhiên, uống DHA và kẽm cùng lúc sẽ không đạt được hiệu quả hấp thu tối ưu. Vì vậy, để bé được cung cấp đủ dinh dưỡng và lợi ích từ DHA và kẽm mang lại, ba mẹ nên tách ra uống ở các thời điểm khác nhau. Ví dụ, nếu cho bé uống DHA trong bữa ăn, thì sau khoảng 1 – 2 giờ có thể cho con uống kẽm.
Cách bổ sung kẽm và DHA cho bé hiệu quả
Để con nhận được tối đa những lợi ích 2 dưỡng chất này mang lại, việc bổ sung kẽm và DHA đúng cách là vô cùng quan trọng. Dưới đây là những lời khuyên dành cho mẹ khi bổ sung vi chất cho bé yêu:
Cách bổ sung kẽm cho bé hiệu quả
Lượng kẽm mà trẻ cần vốn tùy thuộc vào độ tuổi. Dưới đây là những khuyến nghị về việc bổ sung kẽm cho từng giai đoạn phát triển của trẻ:
Trẻ từ 0 – 6 tháng tuổi: 2mg/ngày
Sữa mẹ là nguồn bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh nhanh và hiệu quả nhất. Không chỉ giàu kẽm, sữa mẹ còn chứa rất nhiều khác thể. Vì vậy, mẹ hãy tận dụng nguồn dinh dưỡng này và hạn chế cho bé uống sữa ngoài để bé phát triển tốt hơn nhé!
Trẻ từ 7 – 11 tháng tuổi: 3mg/ngày
Giai đoạn này, bé sẽ có những trải nghiệm ăn uống khác ngoài sữa mẹ. Do đó, mẹ cần thường xuyên thay đổi khẩu phần ăn hàng ngày của bé nhằm tránh gây cảm giác nhàm chán, cũng như tạo hứng thú cho bé. Mặc dù sáng tạo, nhưng vẫn cần phải đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cho bé, mẹ nhé!
Trẻ từ 1 – 3 tuổi: 3mg/ngày
Ở độ tuổi này, bé bắt đầu hình thành thói quen và sở thích ăn uống. Vì vậy, đôi khi bé sẽ khó tính hơn trong chuyện ăn uống. Điều này vô tình khiến bé không nhận đủ các chất dinh dưỡng cần thiết từ chế độ ăn. Do đó, ngoài việc bổ sung kẽm qua khẩu phần ăn, mẹ có thể kết hợp thêm với các sản phẩm bổ sung ngoài để giúp kích thích bé ăn ngon và phát triển tối ưu.
Trẻ từ 4 – 8 tuổi: 5mg/ngày
Giai đoạn này bé bắt đầu đến lớp nên cần bổ sung hàm lượng kẽm cao để nâng cao miễn dịch, phòng tránh các bệnh nhiễm trùng ngoài cộng đồng. Mẹ nên cung cấp cho bé chế độ ăn uống đa dạng, nên chế biến món ăn theo nhiều loại thực phẩm, chứa nhiều dinh dưỡng khác nhau như bông cải xanh, cải bó xôi, các loại hạt, các loại đậu, thịt, hàu, tôm, cua,…
Cách bổ sung DHA cho bé hiệu quả
3 năm đầu đời là thời điểm vàng cho não bộ phát triển. Bởi vậy, bổ sung DHA cho bé vào thời điểm này là vô cùng quan trọng. Dưới đây là những khuyến nghị của chuyên gia khi bổ sung DHA cho bé:
Trẻ dưới 6 tháng tuổi: 0.1 – 0.15% nhu cầu năng lượng của cơ thể
Trong 6 tháng đầu đời, trẻ cần được cung cấp DHA từ nguồn sữa mẹ. Nếu sữa mẹ không đáp ứng đủ thì các loại sữa công thức hay chế phẩm khác cần được sử dụng.
Trẻ từ 6 tháng – 1 tuổi: 10 – 12 mg DHA/kg
Giai đoạn này, trẻ rất cần DHA để tạo ra lượng lớn hormone cần thiết cho sự phát triển não bộ, chức năng mắt và khả năng vận động. Ngoài sữa và các chế phẩm từ sữa, mẹ có thể cung cấp đa dạng các thực phẩm giàu DHA cho bé khác như: cá hồi, cá trích, cá thu, tôm, cua, mực, lòng đỏ trứng gà, các loại hạt,…
Trẻ từ 1 – 6 tuổi: 100 – 150mg DHA/kg
Trẻ nhỏ thường bị thiếu hụt DHA nếu cha mẹ không quan tâm bổ sung từ thực phẩm hàng ngày. Mặt khác, không nhiều trẻ thích ăn cá và các thực phẩm giàu DHA khác. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu phát triển, cha mẹ cần cho trẻ uống DHA từ nguồn thực phẩm chức năng.
Trẻ từ 6 tuổi trở lên: 150 – 200mg DHA/kg
Từ 6 tuổi trẻ bắt đầu bước vào giai đoạn học tập, não bộ cần thêm nhiều năng lượng để tiếp thu, học hỏi kiến thức mới lạ. Sự phát triển não bộ là bước tạo đà vững chắc cho trí thông minh trẻ sau này. Vì vậy, đây cũng là thời điểm chuyên gia dinh dưỡng khuyên mẹ nên bổ sung DHA cho bé đầy đủ.
Khi nào cần bổ sung kẽm và DHA cho bé?
Dựa vào những dấu hiệu sau, mẹ có thể nhận biết bé đang cần bổ sung kẽm và DHA:
- Táo bón, nôn trớ, không chịu bú, chán ăn
- Trẻ quấy khóc, khó ngủ, thường xuyên tỉnh giấc giữa đêm
- Móng chân/tay yếu, dễ rụng tóc
- Trẻ có cân nặng và chiều cao thấp hơn so với bạn bè cùng trang lứa
- Châm nói, nói lắp, hay mất tập trung, khả năng vận động kém
- Thị lực kém, nhìn không rõ,…
Những lưu ý khi bổ sung kẽm và DHA cho bé?
Để tối ưu khả năng hấp thu kẽm và DHA, mẹ cần lưu ý những điều sau trong quá trình bổ sung vi chất cho bé:
- Không bổ sung DHA và kẽm cho bé với liều lượng cao, bởi việc lạm dụng có thể gây nên những tác dụng phụ không mong muốn
- Uống kẽm và DHA cùng lúc không gây bất kỳ sự tương tác nào, nhưng để giúp bé hấp thu tốt nhất, hãy cho trẻ uống DHA trong giờ ăn và uống kẽm 1 – 2 giờ sau đó
- Theo dõi biểu hiện của bé sau khi nạp DHA và kẽm để phát triển dấu hiệu bất thường nếu có
- Cho trẻ uống kèm vitamin C để tăng khả năng hấp thu tốt nhất
Nhìn chung, bổ sung kẽm và DHA cho bé là điều cần thiết để con có thể phát triển tốt cả về thể chất lẫn trí tuệ. Khi bổ sung vi chất cho bé, mẹ cần lưu ý đến thời điểm và hàm lượng để tối ưu hóa hiệu quả hấp thu, cũng như tránh những rủi ro đến với sức khỏe.