Nội dung chính

Uống kẽm và sắt cùng lúc có được không? Cần lưu ý gì?

Sắt và kẽm là hai vi chất vô cùng quan trọng cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Vậy uống kẽm và sắt cùng lúc có được không? Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!

Nguyên nhân trẻ thiếu kẽm thường đi đôi với thiếu sắt

Theo kết quả điều tra dinh dưỡng toàn quốc năm 2019 – 2020, tỷ lệ trẻ thiếu sắt, kẽm ở Việt Nam đang ở mức cao. Có 58% trẻ dưới 5 tuổi thiếu kẽm, cứ 3 trẻ có 1 trẻ thiếu sắt. Đặc biệt, trẻ thiếu sắt thường đi đôi với thiếu kẽm. Vậy tại sao thiếu kẽm lại đi liền với thiếu sắt?

Kẽm làm tăng hấp thu sắt

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, kẽm làm tăng sự hấp thu sắt thông qua việc kích hoạt các vận chuyển sắt kim loại hóa trị 2 (DMT1) và ferroportin (FPN1). Một điều thú vị nữa là, kẽm điều chỉnh sự trao đổi sắt thông qua việc điều chỉnh mức DMT1 và FPN1.

Hơn nữa, kẽm còn đóng vai trò là chất xúc tác trong quá trình chuyển hóa sắt tham gia tổng hợp tế bào hồng cầu. Các nhà khoa học đồng ý với quan điểm, nồng độ kẽm giảm trong huyết thanh tương quan với các dấu hiệu của tình trạng thiếu sắt.

Trẻ nhỏ có nguy cơ cao thiếu sắt và kẽm
Trẻ nhỏ có nguy cơ cao thiếu sắt và kẽm

Chế độ ăn của người Việt thiếu kẽm và sắt

Ths. Bs Lê Thị Hải (Viện Dinh Dưỡng Quốc gia) cho biết: “Không phải cứ cho trẻ ăn thức ăn giàu sắt và kẽm là sẽ hấp thu 100%. Trên thực tế, tỉ lệ hấp thu sắt từ thức ăn chỉ đạt từ 5-15% và kẽm từ thức ăn là 10-30%. Mặt khác các vi chất như sắt và kẽm tồn tại chủ yếu trong đạm động vật như trứng, bò, hàu, ghẹ.

Khi trẻ mới tập ăn dặm, thường sẽ bắt đầu làm quen tinh bột và lượng đạm nhỏ. Vì thế, chế độ ăn uống của trẻ sau 6 tháng tuổi không thể đáp ứng nhu cầu của con. Chưa kể, trẻ nhỏ còn dễ bị nhiễm giun sán, rối loạn tiêu hóa làm giảm khả năng hấp thu vi chất.

Vì vậy để đảm bảo đủ sắt và kẽm cho trẻ, mẹ nên chủ động bổ sung dự phòng nhu cầu hàng ngày của con để tránh thiếu hụt, ảnh hưởng tốc độ phát triển.

Uống kẽm và sắt cùng lúc được không?

Ai cũng biết bổ sung sắt, kẽm là điều cần thiết với trẻ. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là việc bổ bổ sung sắt và kẽm cùng nhau có gây cạnh tranh hấp thụ? 

Sắt và kẽm không cạnh tranh hấp thu nên có thể bổ sung cùng nhau với hàm lượng phù hợp
Sắt và kẽm không cạnh tranh hấp thu nên có thể bổ sung cùng nhau với hàm lượng phù hợp

Thực tế cho thấy, trẻ thiếu kẽm thường đi đôi với thiếu sắt. Do chúng có mối tương quan hỗ trợ trong việc hấp thu. Mặc dù, hai kim loại này đều hóa trị 2, nhưng không vận chuyển cùng kênh. Sắt hấp thụ qua kênh DMT1, còn kẽm hấp thu qua một thụ thể khác là ZIP4. Đặc biệt, khi kẽm di chuyển trong lòng tế bào, nó còn làm tăng protein thụ thể mRNA và DMT1, góp phần hấp thu sắt cho cơ thể. Mặc khác, kẽm được hấp thu chủ yếu ở ruột non, còn sắt hấp thu ở đầu tá tràng. Vì vậy, khi tỷ lệ sắt/kẽm dưới 2/1, đặc biệt là 1/1 sẽ không có sự cạnh tranh hấp thu nào của 2 vi chất này.

Đồng quan điểm trên, PGS.TS.BS Nguyễn Tiến Dũng (Nguyên trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai) cũng cho biết: “Nên bổ sung sắt và kẽm cùng lúc với tỉ lệ tương đương để giúp cơ thể hấp thu hiệu quả“.

Vì vậy, uống kẽm và sắt cùng lúc được không? Câu trả lời là . Sự bổ sung này không những không gây hại mà còn hỗ trợ hấp thu qua lại lẫn nhau.

Bổ sung kẽm, sắt cùng lúc mang lại lợi ích gì cho trẻ?

Mặc dù tồn tại trong cơ thể với hàm lượng rất nhỏ, nhưng sắt và kẽm đóng vai trò vô cùng quan trọng với sự phát triển của bé. Các vi chất này tham gia vào quá trình phát triển trí tuệ, thể chất và cả các đặc điểm về giới tính. Cụ thể việc bổ sung kẽm và sắt song hành cho lợi ích sau:

Hỗ trợ ăn ngon

Nghiên cứu thực hiện trên các bệnh nhân thiếu sắt, thiếu máu cho biết: “Thiếu sắt khiến trẻ đau lưỡi, làm giảm tiết nước bọt và mất nhú lưỡi”. Điều này kéo dài sẽ khiến trẻ giảm cảm giác thèm ăn, ăn không ngon miệng. Đồng thời cảm giác bỏng rát và đau khi ăn càng khiến trẻ lười ăn hơn.

Giống như sắt, thiếu kẽm cũng khiến các tế bào niêm mạc miệng hypiplasia khó cảm nhận được sự kích thích của thức ăn, giảm nhạy cảm hương vị khiến trẻ mất đi cảm giác ngon miệng. Bé chán ăn, lười ăn khi thiếu kẽm.

Tăng cường đề kháng

Cả sắt và kẽm đều là vi chất tham gia vào hệ miễn dịch. Sắt tham gia cấu tạo hồng cầu, đồng thời tham gia vào cả quá trình sản sinh ra các tế bào miễn dịch như Lympho T. Đây là tế bòa giúp chống lại sự tấn công của virus, vi khuẩn. Bởi vậy, khi có thể trẻ thiếu sắt hệ miễn dịch sẽ bị suy giảm. Trong khi đó, kẽm vừa làm thành phần vừa là xúc tác tăng cường sản xuất ra các yếu tố miễn dịch bao gồm tế bào Lyphom B, Lympho T, đại thực bào. Thiếu kẽm sẽ khiến hàng rào phòng ngự suy giảm, trẻ dễ mắc bệnh ốm vặt.

Nghiên cứu được thực hiện 2001 cho biết: “Bổ sung kẽm đầy đủ giúp giảm 18% nguy cơ tiêu chảy, 41% nguy cơ viêm phổi và giảm tỉ lệ tử vong đến 50%”.

Bổ sung kẽm và sắt cùng lúc giúp tăng đề kháng cho trẻ
Bổ sung kẽm và sắt cùng lúc giúp tăng đề kháng cho trẻ

Giúp bé tăng trưởng

Không chỉ ảnh hưởng vị giác, miễn dịch, sắt kẽm còn tham gia vào quá trình phát triển của bé. Nghiên cứu được thực hiện trên 2 nhóm trẻ tại Kenya cho thấy, trẻ uống sắt có khả năng tăng trưởng tốt hơn nhóm trẻ không được bổ sung. Ngoài tăng huyết sắc tố, những bé uống sắt còn tăng cân, độ dày da và chu vi cánh tay hiệu quả.

Với kẽm, bổ sung đầy đủ giúp bé tăng trưởng cả về chiều cao, cân nặng. Cụ thể, đủ kẽm, trẻ ăn ngon, hấp thụ dinh dưỡng tối nên sẽ tăng cân tối ưu. Không chỉ thế hoạt chất này còn tham gia kích hoạt aminoacyl ‐ tRNA synthetase trong tế bào tạo xương, ngăn chặn quá trình hủy xương. Nhờ vậy bổ sung đầy đủ sẽ giúp bảo tốn khối lượng và tăng mật độ xương, giúp bé phát triển chiều cao hiệu quả.

Ngoài ra bổ sung kẽm sắt cùng lúc còn giúp con ngủ ngon, phát triển trí não, tăng cường khả năng vận động. Vì vậy mẹ nhớ bổ sung theo liều dự phòng đầy đủ cho con.

Liều lượng bổ sung sắt, kẽm cho trẻ

Nhu cầu sắt, kẽm của trẻ ở từng thời điểm là không giống nhau. Cụ thể như sau:

Hàm lượng sắt bổ sung cho trẻ theo độ tuổi này:

  • Bé từ 9 tháng tuổi: khoảng 11mg/ngày
  • Bé 1 tuổi – 3 tuổi: Khoảng 7mg/ngày
  • Bé 5 tuổi: dưới 10mg/ngày
  • Bé từ 9 – 13 tuổi: Khoảng 8mg/ngày
  • Bé từ 14 – 18 tuổi: 15mg/ngày cho bé nữa và 11mg/ngày cho bé nam

Hàm lượng kẽm bổ sung cho trẻ theo độ tuổi này:

  • Bé dưới 6 tháng tuổi: 2mg/ngày
  • Bé từ 7 – 12 tháng tuổi: 3mg/ngày
  • Bé từ 4 – 8 tuổi: 5mg/ngày

Bổ sung kẽm và sắt cùng lúc cho trẻ cần lưu ý gì?

Để ngăn ngừa nguy cơ thiếu sắt, kẽm, cha mẹ nên chủ động bổ sung dự phòng cho trẻ từ các sản phẩm ngoài. Dưới đây là những lưu ý nhỏ giúp mẹ lựa chọn được sản phẩm bổ sung sắt, kẽm phù hợp cho bé:

  • Không chọn sản phẩm chứa hàm lượng sắt, kẽm quá cao để bổ sung dự phòng. Bởi trẻ thừa sắt, kẽm nhiều, không đào thải sẽ dẫn đến táo bón, ngộ độc
  • Lựa chọn dạng hoạt chất sắt kẽm hữu cơ, dễ hấp thu, đăc biệt bổ sung thêm vitamin C để hấp thu và mang lại hiệu quả tối ưu
  • Dạng dùng thiết kế dễ uống, không mùi tanh của sắt để trẻ dễ tiếp nhận
  • Cân bằng hàm lượng là yếu tố cực kỳ quan trọng khi lựa chọn sản phẩm bổ sung sắt, kẽm. Bởi sự tương quan này sẽ giúp trẻ hấp thu sắt, kẽm tối ưu. Vì vậy, mẹ nên ưu tiên lựa chọn sản phẩm bổ sung sắt, kẽm có tỷ lệ 1:1
  • Sản phẩm phải có xuất xứ rõ ràng, được các cơ quan có thẩm quyền cấp phép

Trên đây là giải đáp “Uống kẽm và sắt cùng lúc có được không?”. Mong rằng với chia sẻ này mẹ sẽ biết cách bổ sung vi chất cho bé phù hợp để phát triển toàn diện.

Chia sẻ bài viết này