Kẽm tham gia vào rất nhiều chức năng của cơ thể, giúp tăng tổng hợp protein, thúc đẩy phát triển chiều cao, tăng cảm giác ăn ngon,… Vậy mẹ đã đáp ứng nhu cầu kẽm ở trẻ chưa? Cùng tìm hiểu trẻ em cần bổ sung bao nhiêu kẽm trong bài viết dưới đây nhé!

Vai trò của kẽm với trẻ
Trong cơ thể con người, kẽm là nguyên tố xếp hàng thứ 6 và chỉ chiếm khoảng 2 – 3g trọng lượng. Mặc dù nhu cầu kẽm ở trẻ là không lớn, nhưng đây vẫn là chất dinh dưỡng không thể thiết cho chức năng sinh học của cơ thể và hoạt động của hơn 300 loại enzym. Dưới đây là tác dụng mà kẽm mang lại cho cơ thể và sức khỏe của trẻ:
- Tác động đến sự tăng trưởng cơ thể: Theo chuyên gia dinh dưỡng, nếu cơ thể trẻ được bổ sung kẽm đầy đủ sẽ tạo cảm giác ăn ngon miệng. Từ đó tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng và phân chia tế bào. Nếu thiếu kẽm, trẻ sẽ dễ bị biếng ăn, rối loạn phát triển xương, chậm phát triển chiều cao, suy giảm chức năng sinh dục và dậy thì chậm.
- Xây dựng và duy trì hoạt động của hệ miễn dịch: Không chỉ giúp phát triển toàn diện, kẽm còn giúp trẻ luôn khỏe mạnh. Bổ sung đầy đủ kẽm sẽ giúp kích thích tế bào lympho B và lympho T phát triển. Từ đó tạo ra một hệ thống “phòng thủ” vững chắc chống lại sự tấn công của các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài. Nhờ đó, trẻ ít ốm vặt hơn, đặc biệt là các bệnh lý về đường hô hấp
- Các vai trò khác: Ngoài hai vai trò nêu trên, kẽm còn được biết đến là vi chất tác dụng tăng cường trí nhớ, chữa lành vết thương, duy trì tính toàn vẹn và cấu trúc của da, giảm thiểu tình trạng tiêu chảy,…

Nhu cầu kẽm ở trẻ
Kẽm là nguyên tố vi lượng cực kỳ quan trọng với trẻ nhỏ trong giai đoạn phát triển. Do đó, việc bổ sung thừa hay thiếu đều gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Dưới đây là bảng nhu cầu kẽm ở trẻ nhỏ theo từng độ tuổi, giới tính được khuyến nghị bởi Viện dinh dưỡng Quốc gia. Phụ huynh hãy tham khảo để biết cách bổ sung kẽm đúng liều lượng cho trẻ:
Độ tuổi, giới tính | Nhu cầu kẽm hàng ngày (mg/ngày) |
0 – 6 tháng tuổi | 1.1 – 6.6mg/ngày |
7 – 11 tháng tuổi | 0.8 – 8.3mg/ngày |
1 – 3 tuổi | 2.4 – 8.4mg/ngày |
4 – 6 tuổi | 3.1 – 10.3mg/ngày |
7 – 9 tuổi | 3.3 – 11.3mg/ngày |
Nam 10 – 18 tuổi | 5.7 – 19.2mg/ngày |
Nữ 10 – 18 tuổi | 4.6 – 15.5mg/ngày |
Cơ thể chúng ta không thể tự sản sinh khoáng chất quan trọng này. Vì vậy, trẻ cần được bổ sung thông qua các thực phẩm giàu kẽm hoặc thực phẩm chức năng.
Làm thế nào để đáp ứng nhu cầu kẽm ở trẻ?
Bổ sung kẽm từ nguồn nào để đáp ứng nhu cầu cơ thể, mang lại hiệu quả hấp thu tốt nhất? Dưới đây là 3 cách bổ sung kẽm cho bé mà mẹ có thể tham khảo:
Đa dạng hóa bữa ăn
- Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu kẽm gồm: thịt lợn, cá, thịt bò, tôm, cua bể, hàu,…. Các loại thức ăn này không chứa chất ức chế hấp thu kẽm
- Đa dạng thực phẩm từ 4 nhóm chất chính trong bữa ăn hàng ngày
- Để cơ thể hấp thu kẽm tối ưu, mẹ nên cho bé sử dụng kết hợp với các thực phẩm có chứa vitamin C như hoa quả, rau xanh,… Bạn có thể chế biến thành các kiểu món ăn như lên men (dưa chua), nảy mầm (giá đỗ). Bởi quá trình này làm giảm axit phytic, trong khi lại làm tăng hàm lượng vitamin C có trong thực phẩm
- Nuôi con bằng sữa mẹ và cho trẻ ăn bổ sung hợp lý để đáp ứng nhu cầu kẽm ở trẻ, tránh tình trạng thiếu hụt. Mẹ nên cho bé bú trong vòng nửa giờ đầu sau sinh đến 6 tháng tuổi và tiếp tục duy trì cho trẻ bú tới 24 tháng tuổi
Dự phòng thiếu kẽm bằng cách uống bổ sung kẽm
Nghiên cứu cho thấy, chế độ ăn uống chỉ đáp ứng tối đa 50% nhu cầu kẽm của cơ thể. Do đó, để phòng ngừa tình trạng thiếu hụt, kéo theo những hệ lụy xấu cho sức khỏe trẻ, cha mẹ nên chủ động bổ sung dự phòng kẽm cho trẻ bằng đường uống. Dưới đây là một số luu ý khi chọn sản phẩm bổ sung kẽm cho bé:
- Không chọn sản phẩm có hàm lượng kẽm quá cao để bổ sung dự phòng. Bởi trẻ thừa sắt có thể dẫn đến táo bón, ngộ độc
- Lựa chọn kẽm hữu cơ, dễ uống, đặc biệt có chứa vitamin C để tăng hiệu quả hấp thu
- Ưu tiên chọn sản phẩm kẽm dạng uống, không tanh để trẻ dễ tiếp nhận
- Sản phẩm phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được các cơ quan có thẩm quyền cấp phép

Phòng và điều trị các bệnh lý liên quan
Một số các bệnh lý thường gặp ở trẻ có thể cản trở hấp thu kẽm của cơ thể. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu kẽm ở trẻ, đồng thời hỗ trợ phòng chống thiếu kẽm, cha mẹ nên quan tâm đến sức khỏe tổng thể của bé.
- Tiêm phòng cho bé đúng lịch để ngăn ngừa các bệnh nhiễm khuẩn như viêm não nhật bản, viêm gan B, lao, bại liệt, uốn ván, bạch hầu, ho gà, sởi
- Trẻ từ 2 tuổi trở lên nên tẩy giun định kỳ 6 tháng 1 lần
- Theo dõi cân nặng, chiều cao và các mốc phát triển của trẻ
Thời điểm bổ sung kẽm và sự kết hợp với các vi chất khác
Trẻ trên 6 tháng tuổi có thể tham khảo việc bổ sung kẽm. Để tăng cường hiệu quả hấp thu chất dinh dưỡng, mẹ nên cho trẻ uống kẽm vào thời điểm trước bữa ăn 30 phút hoặc sau ăn từ 30 – 60 phút. Mỗi liệu trình nên duy trì khoảng 2 – 3 tháng mới dừng.
Bên cạnh vitamin C, việc bổ sung kẽm kèm sắt cũng giúp cơ thể hấp thụ vi chất tối ưu. Trên thực tế, đa phần trẻ thiếu kẽm thường đi kèm với thiếu sắt. Đây là hai vi chất có vai trò cực kỳ quan trọng đối với hệ miễn dịch. Vì vậy, sự thiếu hụt này gây ra những vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng như nhiễm trùng, rối loạn tiêu hóa, nhiễm giun sán,…
Để tiết kiệm thời gian, chi phí, mẹ nên lựa chọn sản phẩm bổ sung đồng thời cả kẽm và sắt. Hàm lượng sắt và kẽm nên có tỷ lệ dưới 2/1 hoặc 1/1 để tránh việc cạnh tranh hấp thu.
Bài viết trên đây đã cung cấp đến bạn nhu cầu kẽm ở trẻ theo từng lứa tuổi. Hy vọng chia sẻ này sẽ giúp mẹ bổ sung kẽm cho bé đầy đủ để con phát triển và khỏe mạnh!