Nội dung chính

Bé bị thiếu kẽm, mẹ đừng bỏ qua những dấu hiệu này!

Thống kê của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trong giai đoạn 2019 – 2020, có 60% trẻ từ 6 tháng đến gần 5 tuổi đang thiếu kẽm. Trong khi đó, những năm gần đây các mẹ đã có ý thức chủ động bổ sung kẽm cho con. Liệu mẹ đã làm đúng cách?

Kẽm là một trong những vi chất quan trọng, thiết yếu cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, tình trạng thiếu kẽm vẫn còn chiếm tỉ lệ cao ở nước ta. 

Các biểu hiện của thiếu kẽm rất thầm lặng, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Cơ thể lại không dự trữ được kẽm nên các mẹ cần bổ sung thường xuyên, đúng cách cho con. Muốn hỗ trợ cơ thể trẻ được cung cấp đủ kẽm mỗi ngày, mẹ có thể tham khảo những thông tin dưới đây: 

Biểu hiện của trẻ thiếu kẽm

Kẽm có vai trò quan trọng đối với quá trình phát triển chiều cao, cân nặng, hệ thần kinh và miễn dịch của trẻ trong những năm đầu đời. Nếu thiếu kẽm sẽ tác động tiêu cực tới việc phát triển chiều cao, thể chất cũng như sức khỏe nói chung của trẻ.

Tuy có vai trò quan trọng nhưng các biểu hiện của thiếu kẽm, sắt lại vô cùng thầm lặng, tiềm tàng, khó chẩn đoán, dễ nhầm lẫn với các bệnh khác. 

Trẻ thiếu kẽm có thể sẽ:

      • Biếng ăn, 

      • Tiêu chảy kéo dài

      • Cơ bắp nhão, teo

      • Rối loạn giấc ngủ, thời gian ngủ ngắn

      • Thiếu máu dinh dưỡng, buồn bực, cáu gắt, kém linh hoạt, hay quấy khóc, chậm lớn…

      • Thương tổn ở da và mắt

    Không những thế, trẻ còn suy giảm miễn dịch; rối loạn hành vi, cảm xúc; quáng gà; bị các bệnh viêm da, chàm; chậm lành vết thương, vết loét do nằm lâu; giảm thèm ăn và tiêu thụ thức ăn; …

    Vì sao trẻ thường bị thiếu kẽm?

    Trẻ sinh non hoặc có cân nặng khi sinh thấp gây thiếu kẽm: 

    Trẻ sinh non hoặc có cân nặng khi sinh thấp hơn quy định có thể sẽ cạn kiệt nguồn dự trữ kẽm nhanh hơn và khiến con có thể dễ bị thiếu kẽm hơn so với trẻ sinh đủ tháng.

    Bữa ăn hằng ngày thiếu các thực phẩm giàu kẽm:

    Mặc dù cơ thể chúng ta chỉ cần một lượng nhỏ kẽm  nhưng với chế độ ăn uống hàng ngày vẫn khó có thể đáp ứng đủ lượng cho vi chất này. Kẽm trong sữa mẹ trong 3 tháng đầu đời trung bình 2-3 mg/ lít, nhưng sau 3 tháng còn 0.9 mg/ lít và giảm dần các tháng sau. Do vậy để đủ lượng kẽm, khoảng 1mg/1kg cân nặng thì với trẻ 4 tháng phải dùng 17-22 lít sữa mẹ mới đủ nhu cầu kẽm hàng ngày. Đây là một điều không tưởng!

    Khả năng hấp thụ kém khi bước sang giai đoạn ăn dặm: 

    Khi bước sang giai đoạn ăn dặm, khả năng hấp thụ kẽm qua thức ăn rất thấp, kẽm hấp thu mức từ 10-30%, do đó trẻ phải ăn một lượng thực phẩm rất lớn mới đủ lượng kẽm cần cho cơ thể. Hơn nữa, kẽm dễ bị mất qua quá trình chế biến thức ăn như việc xay nhuyễn trước khi nấu làm mất 90% lượng kẽm trong thức ăn. 

    Trẻ ốm bệnh, sử dụng nhiều kháng sinh dẫn tới hàm lượng kẽm giảm:

    Trẻ cũng hay mắc các bệnh về nhiễm trùng (ho, viêm đường hô hấp ở trẻ, tiêu chảy…) phải sử dụng nhiều kháng sinh dẫn tới hàm lượng kẽm trong cơ thể trẻ bị giảm.

    Nhu cầu kẽm hàng ngày của trẻ

    Theo khuyến cáo của tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) thì nhu cầu kẽm cho trẻ tùy thuộc vào mỗi độ tuổi.

        • Trẻ em dưới 3 tháng cần 3mg kẽm mỗi ngày

        • Trẻ từ 5 tháng – 12 tháng tuổi là 5 – 8 mg/ngày

        • Trẻ từ 1 tuổi – 10 tuổi cần khoảng 10 – 15 mg/ngày để phát triển chiều cao và thể chất tối ưu nhất

        • Từ 14 tuổi trở lên: Trong khi các bé trai cần khoảng 11 mg/ngày thì các bé gái chỉ cần khoảng 9 mg/ngày

      Tuy nhiên, nếu không chú ý, mẹ rất dễ khiến bé bị thiếu kẽm do chế độ dinh dưỡng hàng ngày không đáp ứng đủ nhu cầu của bé.

      Đối với các trẻ dưới 6 tháng tuổi thì nguồn kẽm tốt nhất và dễ hấp thu nhất đó chính là sữa mẹ. Tuy nhiên, lượng kẽm trong sữa mẹ sẽ giảm dần theo thời gian. Vì thế, người mẹ cần duy trì lượng kẽm trong sữa cũng như bổ sung thêm kẽm cho sự phát triển của trẻ trong tương lai bằng việc ăn nhiều những loại thức ăn giàu kẽm.

      Với trẻ trên 6 tháng, để có thể phòng ngừa thiếu kẽm cho trẻ mẹ nên xây dựng thực đơn giàu dinh dưỡng cho bé với đa dạng các loại thức ăn có nguồn gốc động vật như thịt, cá, trứng, sữa, hải sản, nhộng tằm, thịt bò, gan cá, gan heo, hàu, ghẹ,.. 

      Ngoài ra, để bé có thể hấp thụ kẽm tốt nhất, mẹ còn nên bổ sung vitamin C cho trẻ từ chính các loại trái cây tươi giàu lượng vitamin C sẵn có như cam, chanh, quýt, bưởi…

      Bổ sung kẽm từ các sản phẩm như Fitobimbi Ferro C

      Ngoài việc thêm các loại thực phẩm giàu kẽm vào bữa ăn hàng ngày thì các mẹ cũng cần bổ sung sản phẩm có đầy đủ kẽm và sắt đáp ứng được nhu cầu hàng ngày như TPBVSK Fitobimbi Ferro C, sản phẩm được các chuyên gia khuyến cáo sử dụng trong cuốn “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh lý dinh dưỡng ở trẻ em” do Viện Dinh dưỡng Quốc gia phát hành.

      TBVSK Fitobimbi Ferro C với thành phần chính là sắt gluconate, kẽm gluconate kết hợp cùng đồng gluconate, vitamin B12, hoa cúc Đức và quả sơ ri giàu vitamin C giúp tăng khả năng hấp thu và bảo vệ sắt kẽm một cách tối ưu. Từ đó hỗ trợ trẻ trẻ ăn ngon, giảm mệt mỏi, tăng khả năng tập trung, giảm tình trạng ốm vặt, giảm nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt, phát triển cả thể chất lẫn não bộ cho trẻ.

      Sản phẩm được bào chế ở dạng siro vị ngọt thanh dễ uống không có mùi tanh của sắt, vị chua của kẽm nên không gây  sợ hay dễ nôn trớ cho trẻ. Mẹ có thể dùng trực tiếp hoặc pha loãng với đồ ăn, đồ uống khác của trẻ mà không ảnh hưởng đến chất lượng.

      TPBVSK Fitobimbi Ferro C đạt tiêu chuẩn cGMP và được chứng nhận ISO 9001, ISO 13485, ISO 22000 nên tính đồng đều cao, ổn định về hàm lượng dược chất. Đặc biệt, sản phẩm không chứa gluten, không chứa lactose nên không gây dị ứng, không gây tác dụng phụ cho trẻ khi sử dụng.

      Sản phẩm được sản xuất tại Ý bởi Pharmalife Research (Italy), công ty dược phẩm Ý với lịch sử hơn 20 năm và phân phối trên 60 quốc gia. 

      Đặc biệt, các mẹ nên lưu ý thời điểm cho trẻ uống kẽm tốt nhất là trước khi ăn 1 giờ hoặc 2 giờ sau khi ăn. Thời gian bổ sung kẽm tuỳ thuộc diễn biến, tình trạng bệnh tật và dinh dưỡng của cơ thể của trẻ, trung bình khoảng 3-4 tháng.

       

      Chia sẻ bài viết này