Sắt và kẽm là hai vi chất cần thiết cho sự phát triển của bé. Vậy chưa xét nghiệm có tự ý bổ sung sắt kẽm được không? Cùng lắng nghe ý kiến của chuyên gia trong bài viết dưới đây nhé!

Vì sao phải bổ sung sắt kẽm cho bé?
Trước khi giải đáp “chưa xét nghiệm có tự ý bổ sung sắt kẽm được không?”, hãy cùng Fitobimbi tìm hiểu vai trò của sắt và kẽm với trẻ nhỏ nhé!
Mặc dù chỉ hiện diện trong cơ thể một lượng rất nhỏ, nhưng sắt và kẽm lại đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe, đặc biệt là với trẻ trong giai đoạn phát triển.
Nói về tầm quan trọng của sắt, các bác sĩ cho hay, sắt là nguyên tố tạo nên hồng cầu giúp vận chuyển oxy từ phổi đến tất cả các cơ quan. Vì vậy, thiếu sắt sẽ dẫn đến thiếu máu dinh dưỡng, thiếu oxy ở các cơ quan đặc biệt như não, cơ bắp, tim gây nên hiện tượng hoa mắt, chóng mắt, mệt mỏi, cơ bắp yếu, khả năng tập trung chú ý kém, hay cáu kỉnh.

Trong khi đó, kẽm tham gia vào cấu tạo nên thành phần của trên 300 enzym của cơ thể. Bên cạnh đó, kẽm còn đóng vai trò là chất xúc tác ARN – polymeras, có vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp protein và nhân đôi ADN. Do đó, bổ sung đầy đủ kẽm sẽ giúp trẻ thúc đẩy tăng trưởng, phát triển chiều cao và cân nặng tối ưu. Hơn nữa, Kẽm còn tham gia vào hoạt động của hệ miễn dịch, giúp kích thích sự phát triển của tế bào lympho B và lympho T. Từ đó giúp tạo màng chắn vững chắc cho cơ thể chống lại tác nhân gây bệnh.
Chưa xét nghiệm có tự ý bổ sung sắt kẽm được không?
Việc thiếu hụt kẽm sắt ở trẻ nhỏ thường khá cao. Mặc dù nguồn thực phẩm chứa 2 nguyên tố này đa dạng, nhưng tỷ lệ hấp thụ lại thấp và khác nhau tùy nguồn thực phẩm. Do đó, Viện Hàn Lâm Nhi Khoa Mỹ có hướng dẫn cụ thể về việc bổ sung sắt kẽm cho trẻ từ 1 – 3 tuổi, trong bữa ăn nên phối hợp đa dạng các nguồn thực phẩm giàu sắt kẽm như thịt cá và các thực phẩm/ngũ cốc bổ sung chất giàu các nguyên tố này.
Nếu trẻ không đạt đủ được lượng sắt, kẽm từ thực phẩm do biếng ăn, sau bệnh hoặc ăn uống kém đa dạng thì nên bổ sung cho trẻ bằng thực phẩm bổ sung dạng lỏng để trẻ dễ uống và tăng sự hấp thụ.
Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam, nhu cầu sắt và kẽm hàng cho trẻ theo độ tuổi như sau:
Nhu cầu sắt
- Trẻ 7 – 11 tháng tuổi: 12.4mg/ngày
- Trẻ 1 – 3 tuổi: 7.7mg/ngày
- Trẻ 4 – 6 tuổi: 11.9mg/ngày
Nhu cầu kẽm
- Trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi: 3mg/ngày
- Trẻ 1 – 3 tuổi: 3mg/ngày
- Trẻ 4 – 8 tuổi: 5mg/ngày
- Trẻ 9 – 13 tuổi: 8mg/ngày
Việc bổ sung theo liều dự phòng 2 – 3 tháng để hỗ trợ hấp thu kẽm sắt cho trẻ. Để ngăn ngừa thiếu máu do thiếu sắt, trẻ dưới 3 tuổi nên được khám định kỳ mỗi năm 1 lần. Các bé từ 3 tuổi trở lên nên khám định kỳ 1.5 năm/lần. Việc xét nghiệm vi chất là không cần thiết trừ khi có chỉ định của bác sĩ khi có nghi ngờ thiếu hụt và đang ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài của trẻ.
Vì vậy, với thắc mắc “chưa xét nghiệm có tự ý bổ sung sắt kẽm được không?”, cha mẹ hoàn toàn có thể bổ sung dự phòng vi chất cho trẻ mà không cần thực hiện xét nghiệm.
Khi nào trẻ cần bổ sung sắt kẽm?
Trong tự nhiên, có rất nhiều thực phẩm chứa sắt và kẽm. Tuy nhiên, theo chuyên gia dinh dưỡng, chế độ ăn uống của trẻ chỉ đáp ứng tối đa 50% nhu cầu sắt, kẽm mà cơ thể cần. Vì vậy, trẻ cần được bổ sung dự phòng các chất dinh dưỡng mỗi ngày để tránh tình trạng thiếu hụt, ảnh hưởng đến sức khỏe. Đặc biệt là trẻ xuất hiện các triệu chứng lâm sàng như sau:

- Bỏ bú, giảm bú, chán ăn thường xuyên
- Trẻ rối loạn tiêu hóa, táo bón, cân nặng và chiều cao tăng trưởng chậm, suy dinh dưỡng
- Trẻ hay giật mình, khó ngủ về đêm, đổ mồ hôi trộm
- Trẻ dễ mắc bệnh đường tiêu hóa, nhiễm trùng đường hô hấp và da
- Móng tay mềm, tóc giòn và dễ gãy
- Trẻ có dấu hiệu vết thương lâu lành, dị ứng với tác nhân lạ
Lưu ý: Trong quá trình bổ sung, mẹ nên tuân thủ liều lượng bổ sung sắt, kẽm cho trẻ đúng theo khuyến nghị.
Bổ sung sắt, kẽm cho bé từ nguồn nào?
Đến đây, hẳn mẹ đã biết “chưa xét nghiệm có tự ý bổ sung sắt kẽm được không?”. Vậy mẹ có thể bổ sung sắt, kẽm cho bé từ nguồn nào? Dưới đây là 2 cách bổ sung dinh dưỡng phổ biến cho trẻ:
Bổ sung từ chế độ ăn uống hàng ngày
Với trẻ trên 6 tháng tuổi, mẹ có thể lấy kẽm, sắt từ thực phẩm hàng ngày. Sắt, kẽm có nhiều trong các loại thức ăn như rau xanh, thịt, hải sản. Trong đó, một con hàu cơ vừa chứa từ 3 – 5mg chất sắt và khoảng 10mg kẽm. Ở gan động vật (100g) chứa khoảng 6.5 miligam sắt và 4mg kẽm. Các loại rau như rau dền đỏ chứa 5.4mg sắt và măng tây chứa 0.5mg kẽm.
Quá trình bổ sung sắt và kẽm qua chế độ ăn rất đơn giản. Tuy nhiên, với bé biếng ăn, mẹ cần đa dạng thực đơn, thay đổi cách chế biến để con không cảm thấy nhàm chán.
Bổ sung từ thực phẩm chức năng
Chế độ ăn uống hàng ngày không thể đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của trẻ. Hơn nữa, trải qua quá trình chế biến, một lượng kẽm và sắt đã bị hao hụt. Vì vậy, phụ huynh nên bổ sung thêm kẽm và sắt cho bé từ các sản phẩm thay thế. Mẹ nên ưu tiên lựa chọn sản phẩm bổ sung có chứa cả sắt và kẽm, với hàm lượng vừa phải để tiết kiệm chi phí, cũng như giúp bé không phai dùng quá nhiều sản phẩm khác nhau.

Những lưu ý khi bổ sung sắt, kẽm cho bé an toàn
Bên cạnh thắc mắc “chưa xét nghiệm có tự ý bổ sung sắt kẽm được không?”, mẹ cũng cần quan tâm đến những lưu ý trong quá trình bổ sung:
- Dùng kẽm và sắt trước ăn 30 phút hoặc sau ăn 2 tiếng. Tránh cho bé uống sắt, kẽm khi đói dễ gây rối loạn tiêu hóa, giảm khả năng hấp thụ
- Tuân thủ đúng theo chỉ định về liều lượng để tránh tình trạng thiếu hoặc thừa vi chất, gây hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe
- Ưu tiên lựa chọn sản phẩm bổ sung sắt, kẽm có nguồn gốc thực vật, dễ hấp thu, không tanh
- Quá trình dùng sắt, kẽm cần tăng cường bổ sung vitamin C để kết quả hấp thu tốt hơn
Trên đây là giải đáp “chưa xét nghiệm có tự ý bổ sung sắt kẽm được không?”. Mong rằng với chia sẻ này, mẹ sẽ biết cách bổ sung dưỡng chất cho bé sao cho hợp lý.