Nội dung chính

Nợ miễn dịch – Nguyên nhân trẻ ốm triền miên sau Covid-19

Nợ miễn dịch hậu Covid-19 làm tăng mức độ nghiêm trọng khi nhiễm vi khuẩn, virus. Trên thực tế, số ca bệnh nhi tại các cơ sở y tế đang tăng cao, thậm chí nhiều trường hợp đã tử vong. Vậy cha mẹ cần làm gì để bảo vệ trẻ trước cơn bão của nhiều dịch bệnh?

“Nợ miễn dịch” - nguyên nhân khiến trẻ ốm triền miên sau Covid-19
“Nợ miễn dịch” – nguyên nhân khiến trẻ ốm triền miên sau Covid-19

Nợ miễn dịch là gì?

Trong thời gian vừa qua, xuất hiện nhiều dịch bệnh truyền nhiễm có diễn biến bất thường. Nhất là ở trẻ em, với số ca nặng tăng cao, khiến các cơ sở y tế quá tải, dịch chồng dịch.

Ghi nhận tại Bệnh viện Nhi Trung Ương, từ đầu năm đến nay có hơn 3.130 ca mắc Adenovirus, trong đó có 9 ca tử vong. Đáng lưu ý, dịch cúm A, cúm B năm nay lại xuất hiện nhiều trẻ nhập viện với biến chứng nặng hơn. Về sự bất thường này, các chuyên gia cho rằng, nguyên nhân là có sự cộng hưởng của tình trạng “nợ miễn dịch” sau thời gian giãn cách xã hội và giảm tiếp xúc trong đại dịch Covid-19 trước đó.

no mien dich la gi

Cách trả nợ miễn dịch nhanh, hiệu quả để trẻ giảm mắc bệnh

Được biết, đây là khái niệm do các nhà khoa học tại Pháp đưa ra vào năm 2021, nói lên việc trẻ em khi không tiếp xúc thường xuyên với các virus và mầm bệnh trong thời gian giãn cách xã hội do đại dịch Covid-19 khiến cho hệ miễn dịch trẻ yếu hơn. Khi cuộc sống trở lại bình thường, các trẻ này tiếp xúc nhiều với các loại vi khuẩn, virus khiến chúng bị bệnh nhiều hơn do hệ miễn dịch bị thiếu hay bị “nợ”.

Nguyên nhân trẻ liên tiếp mắc bệnh do “nợ miễn dịch”

Nkeiruka Orajiaka, MBBS, MPH, bác sĩ nhi khoa phòng cấp cứu tại ER ở Columbus, Ohio cho biết, ở trẻ em, miễn dịch tự nhiên được hình thành sau khi tiếp xúc với vi khuẩn, virus trong quá trình học tập và vui chơi. Tuy nhiên, việc xây dựng khả năng miễn dịch qua tiếp xúc thông thường này đã dừng lại khi Covid-19 bùng phát. Điều này khiến trẻ gặp phải tình trạng “nợ miễn dịch” hoặc thiếu kích thích miễn dịch.

Mặc dù mắc Covid-19 có triệu chứng hay không thì vẫn có nguy cơ gây suy giảm miễn dịch của trẻ trên toàn hệ thống. Trẻ nhiễm Covid có thể gây giảm số lượng hoặc chức năng tế bào trình diện kháng nguyên. Thậm chí, còn làm tăng các cytokine kháng viêm (như IL-10 và TGF-β, làm tăng các phản ứng viêm quá mức tại đường hô hấp và gây khó khăn trong quá trình chống nhiễm trùng thứ phát và đào thải virus.

Nguyên nhân trẻ liên tiếp mắc bệnh do “nợ miễn dịch”
Nguyên nhân trẻ liên tiếp mắc bệnh do “nợ miễn dịch”

Theo đó, “nợ miễn dịch” ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng miễn dịch của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nhiễm trùng trong thời kỳ hậu Covid-19. Với em bé sinh ra trong thời điểm Covid-19 bùng phát thì việc giãn cách xã hội chắc chắn sẽ khiến em bé đó không hòa nhập. Sự tiếp xúc giữa người với người sẽ tạo ra miễn dịch từ từ, bao gồm cả Adenovirus hay nhiều loại virus khác. Vì vậy, không có hòa nhập, trẻ cũng không có miễn dịch tự nhiên. Chính vì vậy, khi trở lại với cuộc sống bình thường sẽ có lỗ hổng miễn dịch nên gây bệnh.

Giải pháp bảo vệ trẻ trước cơn bão của nhiều dịch bệnh

Thực tế, cách hiệu quả nhất để bảo vệ con trẻ khỏi sự tấn công của vi khuẩn, virus chính là việc cả gia đình phải tích cực thực hiện các biện pháp phòng bệnh. Điều đó có nghĩa là cần thường xuyên vệ sinh thân thể, tay, chân sạch sẽ sau khi chạm vào các bề mặt chung. Đồng thời tránh xa nguồn lây bệnh, giữ khoảng cách an toàn khi đến những nơi đông người. Cũng như tăng cường miễn dịch tự nhiên thông qua các thực phẩm dinh dưỡng. Cụ thể như sau:

giai phap tra no mien dich

Tiêm phòng

Để “lấp” đầy lỗ hổng miễn dịch tự nhiên, tiêm phòng để tăng cường hàng rào miễn dịch cho trẻ là điều cần thiết. Cha mẹ nên tiêm phòng đầy đủ cho bé, đặc biệt là các mũi tiêm quan trọng như não mô cầu, ho gà, virus Rota, thủy đậu, cúm, Covid-19,…

Bên cạnh đó, để bảo vệ trẻ toàn diện, các thành viên trong gia đình cũng nên tiêm phòng đầy đủ, tránh nguy cơ lây nhiễm.

Tiêm phòng đầy đủ cho bé
Tiêm phòng đầy đủ cho bé

Đeo khẩu trang

Cha mẹ nên đeo khẩu trang cho bé khi tới công cộng. Điều này không chỉ giúp trẻ phòng ngừa Covid-19 mà còn bảo vệ bản thân khỏi sự tấn công của các chủng bệnh truyền nhiễm khác.

Rửa tay

Virus, vi khuẩn có thể tồn tại ở môi trường bên ngoài trong một khoảng thời gian ngắn. Chúng lây nhiễm sang người qua giọt bắn trong không khí. Thậm chí có thể bám trên bề mặt hay tiếp xúc chung như mặt bàn, điện thoại di động, tay nắm cửa,… Vì vậy, phụ huynh nên nhắc bé thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, nhất là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

Rửa tay bằng xà phòng cho bé thường xuyên
Rửa tay bằng xà phòng cho bé thường xuyên

Dinh dưỡng đầy đủ

Để trả “nợ miễn dịch” bảo vệ con trước cơn bão của dịch bệnh, dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng, giúp tăng cường miễn dịch tự nhiên và cải thiện sức khỏe tổng thể.

Theo chuyên gia, một chế độ dinh dưỡng đa dạng là vô cùng cần thiết cho sức khỏe và chức năng của tất cả các tế bào, bao gồm cả tế bào miễn dịch. Mỗi giai đoạn phản ứng miễn dịch của cơ thể dựa vào sự hiện diện của nhiều vi chất dinh dưỡng, đặc biệt là sắt và kẽm. Sắt tham gia vào quá trình sản sinh các tế bào miễn dịch Lympho T – giúp ngăn ngừa sự tấn công của virus, vi khuẩn. Cùng với sắt, kẽm vừa là thành phần, vừa là chất xúc tác tăng cường sản xuất ra các yêu cầu miễn dịch. Từ đó tạo ra được hệ thống phòng thủ vững chắc, giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh.

25 thực phẩm tăng sức đề kháng cho trẻ mẹ nên biết

Cha mẹ cần chủ động bổ sung thêm sắt và kẽm cho trẻ từ các sản phẩm chăm sóc sức khỏe
Cha mẹ cần chủ động bổ sung thêm sắt và kẽm cho trẻ từ các sản phẩm chăm sóc sức khỏe

Tuy nhiên, có một thực tế đáng buồn, tỷ lệ trẻ em thiếu sắt và kẽm tại Việt Nam còn cao. Đặc biệt, trẻ thiếu kẽm thường đi đôi với thiếu sắt và ngược lại. Nghiên cứu cho thấy, bữa ăn của trẻ em chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu sắt và kẽm. Vì vậy, để đáp ứng đủ nhu cầu sắt, kẽm cho trẻ hàng ngày, cha mẹ nên chủ động bổ sung bằng các sản phẩm dạng lỏng dễ uống, dễ hấp thu. Cha mẹ nên chọn sản phẩm bổ sung đủ cả sắt và kẽm để tiết kiệm chi phí. Đặc biệt, hàm lượng sắt và kẽm trong sản phẩm nên có tỷ lệ 1:1 để tối ưu hấp thu và thuận tiện cho việc sử dụng.

Trên đây là những thông tin xoay quanh thuật ngữ “nợ miễn dịch”. Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp ích cho cha mẹ trong hành trình chăm sóc bé yêu!

Chia sẻ bài viết này