Nội dung chính

Trẻ thiếu kẽm: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách cải thiện

Trong các vi chất dinh dưỡng, kẽm có vai trò đặc biệt quan trọng với hệ miễn dịch. Thiếu kẽm có thể khiến sức khỏe, chiều cao, cân nặng và trí tuệ của bé bị ảnh hưởng. Vậy trẻ thiếu kẽm có biểu hiện gì, nguyên nhân và cách cải thiện ra sao?

Vai trò của kẽm với sự phát triển của trẻ

Tác dụng của kẽm đối với trẻ nhỏ
Tác dụng của kẽm đối với trẻ nhỏ

Dù chỉ chiếm một phần nhỏ trọng lượng của cơ thể nhưng kẽm lại là hoạt chất không thể thiếu với trẻ. Kẽm tham gia vào thành phần của hơn 300 enzym, được xem là chất xúc tác không thể thiếu trong quá trình nhân bản AND. Cụ thể những tác dụng của kẽm đối với trẻ gồm:

  • Điều hòa hệ thần kinh: Kẽm vừa là cấu trúc vừa là thành phần duy trì chức năng của não bộ. Hoạt chất này chiếm một lượng lớn trong não nên có có vai trò chi phối toàn bộ hoạt động của hệ thần kinh
  • Điều hòa chức năng nội tiết: Một một trong những chức năng quan trọng của kẽm là tham gia điều hòa chức năng nội tiết tố. Cụ thể hoạt chất này là thành phần cấu trúc của các hormon tuyến yên, tuyến thượng thận, tuyến dinh dục,… giúp điều hòa hoạt động sống của cơ thể
  • Kích thích sự tăng trưởng của bé: Kẽm giúp tăng cảm giác ngon miệng, kích thích vị và khứu giác. Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ mật thiết giữa việc lười ăn, chậm lớn ở trẻ với tình trạng hiếu kẽm
  • Tăng miễn dịch: Kẽm là thành phần quan trọng của hệ miễn dịch, nhất là tế bào T và đại thực bào. Bổ sung kẽm sẽ giúp duy trì hiệu quả hệ miễn dịch, giúp trẻ chống lại nguy cơ bệnh tật

Nguyên nhân trẻ thiếu kẽm

Có vai trò quan trọng với trẻ nhưng tình trạng thiếu kẽm hiện nay đang đặt ở mức báo động đỏ. Theo các chuyên gia, cứ 10 trẻ dưới 5 tuổi thì có đến 7 trẻ rơi vào tình trạng thiếu kẽm. Tỷ lệ này chiếm khoảng 69,4%. Dưới đây là những nguyên nhân khiến trẻ rơi vào tình trạng thiếu kẽm:

Khả năng hấp thụ của trẻ kém

Với những bé có khả năng hấp thụ kém, việc thiếu hụt dinh dưỡng là điều tất yếu. Không chỉ thế các chuyên gia còn chỉ ra,  thiếu kẽm một phần do chế độ ăn uống quá tập trung vào thực phẩm mà quên đi động vật. Ăn nhiều thực phẩm chứa chất xơ và muối axit trong thời gian dài sẽ khiến bé mất đi khả năng hấp thụ kẽm.

Chế độ ăn uống thiếu cân bằng

Nguyên nhân tiếp theo gây ra tình trạng thiếu kẽm ở trẻ nhỏ là do chế độ ăn uống không đa dạng, thiếu dinh dưỡng. Việc cho trẻ ăn nhiều thực phẩm chứa phytate có trong gạo nâu và đậu sẽ cản trở quá trình hấp thụ của bé.

Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, nguồn kẽm chủ yếu được lấy từ sữa mẹ. Tuy nhiên lượng kẽm này sẽ giảm dần theo thời gian. Do vậy nếu cho trẻ bú sữa mẹ kéo dài mà chế độ ăn không tăng cường kẽm thì nguy cơ xảy ra tình trạng thiếu kẽm ở trẻ sơ sinh là rất cao.

Chế độ ăn chay khiến bé thiếu kẽm
Chế độ ăn chay khiến bé thiếu kẽm

Kẽm bị thất thoát

Những chấn thương do bỏng, mất máu, phẫu thuật,… sẽ khiến một lượng lớn kẽm bị thất thoát theo huyết dịch. Ngoài ra nếu trẻ đang điều trị xơ gan hoặc suy thận thì việc dùng thuốc kéo dài cũng khiến kẽm bị đào thải qua nước tiểu và gây ra tình trạng thiếu kẽm.

Trẻ mắc viêm da đầu chi ruột

Viêm da đầu chi ruột là loại rối loạn di truyền được đặc trưng bởi tình trạng thiếu hụt kẽm do không hấp thụ được từ chế độ ăn uống hàng ngày. Những trẻ mắc căn bệnh này thường có biểu hiện gầy gò, ốm yếu, suy dinh dưỡng và nhiễm trùng tái phát.

Do mắc các bệnh mãn tính

Các bệnh mãn tính như Wilson, hồng cầu hình liềm, gan mãn tính,… cũng là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh thiếu kẽm. Tình trạng này xảy ra thường đi kèm với những biến chứng nguy hiểm như mất máu, suy tim, suy gan,…

Những dấu hiệu trẻ thiếu kẽm mà mẹ nên ghi nhớ

Tình trạng thiếu kẽm thường được nhận biết bằng các dấu hiệu sau đây:

  • Biếng ăn: Trẻ thiếu kẽm biếng ăn là dấu hiệu thường gặp nhất. Lý giải vấn đề này các chuyên gia cho biết, khi thiếu kẽm vị và khứu giác của trẻ sẽ bị ảnh hưởng, trẻ cảm thấy ăn không ngon miệng. Lâu dài sẽ dẫn đến tình trạng biếng ăn, suy dinh dưỡng, …
  • Trẻ hay ốm vặt: Kẽm và hệ miễn dịch có mối liên hệ tương tác với nhau. Vì vậy, khi thiếu kẽm hệ miễn dịch sẽ bị ảnh hưởng, trẻ dễ mắc các bệnh ốm vặt như cảm cúm, sổ mũi, sốt, ho,…
  • Rối loạn tiêu hóa: Là biểu hiện trẻ thiếu kẽm thường gặp. Bởi hoạt chất này có mối liên hệ mật thiết với quá trình tiêu hóa và hấp thụ của cơ thể. Thiếu kẽm, trẻ sẽ bị chậm tiêu, táo bón nhẹ, lâu ngày dẫn đến các bệnh về đường ruột
  • Trẻ hay cáu gắt, quấy đêm: Biểu hiện của trẻ thiếu kẽm tiếp theo mà chúng tôi muốn đề cập đến bạn đọc chính là tình trạng quấy khóc, ra mồ hôi trộm vào ban đêm. Theo các chuyên gia, kẽm có ảnh hưởng rất lớn đến hệ thần kinh. Việc thiếu kẽm sẽ khiến trẻ bị rối loạn giấc ngủ và cảm xúc trở lên thất thường
  • Móng tay gãy, tóc rụng:dấu hiệu trẻ bị thiếu kẽm mà mẹ có thể dễ dàng nhận biết qua cảm quan bên ngoài. Tình trạng này thường bắt đầu bằng việc xuất hiện đốm trắng trên móng tay sau đó móng trở nên giòn, dễ gãy. Không chỉ thế khi thiếu kẽm tuyến giáp của trẻ sẽ bị ảnh hưởng, tình trạng rụng tóc xảy ra thường xuyên
Trẻ sơ sinh sẽ bị rụng tóc khi thiếu kẽm
Trẻ sơ sinh sẽ bị rụng tóc vành khăn khi thiếu kẽm

Ngoài các triệu chứng trẻ thiếu kẽm điển hình kể trên, mẹ có thể nhận biết tình trạng này thông qua một vài biểu hiện dưới đây:

  • Trẻ suy dinh dưỡng, chậm phát triển cân nặng
  • Hoạt động não bộ chậm chạp, thường hoang tưởng, kết quả học tập kém
  • Trẻ bị suy dinh dưỡng thể nhẹ, chiều cao phát triển chậm
  • Các vết thương lâu lành, trẻ dễ bị các bệnh ngoài da hoặc nhiễm trùng tái phát

Thiếu kẽm có nguy hiểm không? Gây bệnh gì?

Trẻ sơ sinh bị thiếu kẽm sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Thậm chí gây ra một số bệnh nguy hiểm như:

  • Suy giảm thị lực: Kẽm là thành phần chính giúp vận chuyển vitamin A đến võng mạc. Việc thiếu kẽm chính là nguyên nhân khiến mắt bị suy giảm thị lực
  • Rối loạn thính giác: Không chỉ ảnh hưởng đến mắt, thiếu kẽm còn có thể khiến thính giác của trẻ bị suy giảm. Theo các chuyên gia, khi thiếu kẽm trẻ thường gặp tình trạng ù hoặc nặng tai. Do kẽm là chất chống oxy hóa trong bộ phận này
  • Tổn thương xương khớp: Kẽm cũng là thành phần quan trọng của hệ xương khớp. Việc thiếu kẽm sẽ làm trẻ chậm phát triển về chiều cao, trở lên còi cọc, xương yếu
  • Mắc bệnh mãn tính: Tăng cường miễn dịch và đảm bảo tốc độ phát triển của tế bào là nhiệm vụ quan trọng của kẽm. Khi không được bổ sung đầy đủ, cơ thể trẻ sẽ phải đối mặt với các bệnh mãn tính như rối loạn thần kinh, tự miễn, Alzheimer,…

Không chỉ thế trẻ em thiếu chất kẽm còn có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ do bị rụng tóc, gãy móng tay và mắc các bệnh da liễu nghiêm trọng.

Uống kẽm và sắt cùng lúc có được không? Cần lưu ý gì?

Cách chẩn đoán thiếu kẽm ở trẻ em

Theo các chuyên gia, kẽm được phân phối trong các tế bào nên việc phát hiện thường khó khăn hơn bình thường. Nếu thấy dấu hiệu của trẻ thiếu kẽm bác sĩ sẽ yêu cầu kiểm tra huyết tương để xác định chính xác tình hình. Thường các xét nghiệm chẩn đoán tình trạng  thiếu kẽm sẽ bao gồm:

  • Kiểm tra nước tiểu
  • Phân tách sợi tóc để đo lường hàm lượng kẽm
  • Trường hợp thiếu kẽm là triệu chứng của một bệnh lý khác, bác sĩ sẽ yêu cầu làm xét nghiệm bổ sung nhằm tìm ra nguyên nhân thiếu hụt

Việc chẩn đoán chính xác tình trạng và nguyên nhân thiếu kẽm sẽ giúp quá trình điều trị đạt được hiệu quả như mong muốn. Vì vậy khi thấy triệu chứng nghi ngờ mẹ cần nhanh chóng đưa con đi gặp bác sĩ.

Xét nghiệm máu giúp biết tình trạng bệnh
Xét nghiệm máu giúp biết tình trạng bệnh

Trẻ em bị thiếu kẽm nên khắc phục bằng cách nào?

Trẻ thiếu kẽm ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển. Vì vậy mẹ cần điều chỉnh cách chăm sóc cho bé khi có triệu chứng kể trên. Dưới đây là một vài biện pháp hiệu quả.

Bú mẹ thường xuyên

Lượng kẽm trong sữa mẹ dao động khoảng 2-3 mg/ lít trong tháng đầu tiên. Sau đó giảm dần còn 0,9 mg/ lít trong 3 tháng tiếp theo. Như vậy, tính ra trung bình một ngày trẻ sẽ hấp thụ được khoảng 1,4mg kẽm từ sữa mẹ. Con số này tuy không nhiều nhưng đây là nguồn cung cấp dồi dào và dễ hấp thụ nhất cho bé trong độ tuổi từ 0-6 tháng. Trong các giai đoạn tiếp theo mẹ có thể sử dụng các biện pháp khác như xây dựng chế độ ăn uống hoặc dùng thuốc bổ sung.

Tăng cường dinh dưỡng

Để cung cấp đủ lượng kẽm cho trẻ trong độ tuổi phát triển mẹ nên xây dựng một chế độ ăn đa dạng. Vậy trẻ thiếu kẽm ăn gì? Dưới đây là những thực phẩm mà mẹ nên bổ sung trong thực đơn của trẻ:

  • Thịt: Là cái tên đứng đầu danh sách trẻ bị thiếu kẽm nên ăn gì. Thực phẩm này ngoài kẽm còn có protein và chất béo
  • Ngũ cốc: 100g ngũ cốc cung cấp cho trẻ khoảng 52mg kẽm. Tuy vậy thực phẩm này lại chứa nhiều Phytates nên mẹ cần hạn chế
  • Hạt bí ngô: Không chỉ giàu kẽm, bí ngô còn có tác dụng phòng bệnh ung thư. Do đó, nếu chưa biết trẻ thiếu kẽm bổ sung gì mẹ có thể thử thực phẩm này
  • Động vật có vỏ: Trẻ em thiếu kẽm nên ăn gì chắc chắn không thể bỏ qua các loại động vật có vỏ như sò, hến, tôm, hàu,…
  • Mầm lúa mì: Là cái thực phẩm mẹ nên sử dụng khi chưa biết trẻ thiếu kẽm nên ăn gì. Bởi trong 100g lúa mì có chứa tới 17mg kẽm và nhiều loại vi chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe khác
  • Bên cạnh đó, mẹ cũng bổ sung thêm vitamin C từ trái cây, rau xanh để trẻ tăng hấp thụ kẽm
Tăng cường thực phẩm giàu kẽm
Tăng cường thực phẩm giàu kẽm

Thực phẩm chức năng bổ sung kẽm

Bổ sung kẽm từ thực phẩm hàng ngày có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát hàm lượng. Vì vậy với trẻ thiếu kẽm mẹ có thể sử dụng sản phẩm bổ sung. Có thể tham khảo TPBVSK Fitobimbi Ferro C. Đây là sản phẩm sản xuất tại Ý do công ty dược phẩm Pharmalife Research nghiên cứu. Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong nghề, TPBVSK Fitobimbi Ferro C được rất nhiều mẹ bỉm đánh giá cao. Sản phẩm hiện đã có mặt tại hơn 60 quốc gia trên thế giới, được một số bệnh viện Nhi của Ý tin dùng.

TPBVSK hỗ trợ bổ sung kẽm cho trẻ
TPBVSK hỗ trợ bổ sung kẽm cho trẻ

✔️✔️✔️ Tham khảo thêm:

Khi nào trẻ thiếu kẽm cần đến gặp bác sĩ?

Trẻ thiếu kẽm biểu hiện như thế nào phần viết trên đã giúp mẹ giải đáp chi tiết. Theo các chuyên gia, hầu hết trường hợp trẻ thiếu kẽm đều không quá nguy hiểm. Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài và xuất hiện những biểu hiện dưới đây mẹ cần liên hệ với cơ sở y tế để được chỉ định đúng cách:

  • Trẻ bị thiếu chất, tiêu chảy kéo dài
  • Trẻ chóng mặt và cảm thấy buồn nôn
  • Bị đau đầu dai dẳng và thường xuất hiện đột ngột
  • Cơ thể trẻ mệt mỏi, rơi vào trạng thái vô thức

Trẻ thiếu kẽm nên khám ở đâu để uy tín?

Khi trẻ có các biểu hiện lâm sàng mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị đúng cách. Dưới đây là một vài địa chỉ uy tín mà trẻ thiếu kẽm nên đến để thăm khám.

Ở Hà Nội trẻ sẽ khám ở đâu?

  • Bệnh viện Nhi Trung Ương: Là bệnh viện Nhi hàng đầu cả nước chuyên cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe trẻ em. Bệnh viện được đầu tư trang thiết bị hết sức hiện đại cùng đội ngũ bác sỹ giàu kinh nghiệm, đáp ứng mọi yêu cầu khám chữa. Hiện tại bệnh viện Nhi TW đang tọa lạc ở số 18/879 La Thành, Đống Đa. Mẹ có thể liên hệ trước theo số điện thoại 024-6273-8532 để đặt lịch.
  • Khoa Nhi- Bệnh Viện Bạch Mai: Với bề dày lịch sử hơn 55 năm phát triển, khoa Nhi- Bệnh viện Bạch Mai tự hào là địa chỉ khám chữa uy tín cho các trẻ thiếu kẽm. Bệnh viện nằm tại số 78, đường Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội. SĐT: 024-3869-37312.
  • Khoa Nhi- Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội: Là cơ sở y tế uy tín được nhiều phụ huynh tin tưởng để thăm khám sức khỏe cho con. Trang thiết bị ở đây đều là những máy móc hiện đại, đạt chuẩn quốc tế, thường xuyên được bảo dưỡng và thay mới.  Địa chỉ hiện tại của bệnh viện là số 1, Tôn Thất Tùng, Đống Đa. SĐT: 024-3574-3456.

Ở Đà Nẵng trẻ nên khám ở đâu?

  • Khoa Nhi- Bệnh viện Bình Dân:  Nếu bé nhà bạn đang thiếu kẽm hoặc gặp các vấn đề về sức khỏe thì hãy đưa con đến ngay khoa Nhi- bệnh viện Bình Dân. Đây là chuyên khoa đạt chuẩn JCI của Mỹ, được trang bị rất nhiều máy mọc hiện đại, cùng đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm.  Địa chỉ: Trần Cao Vân, Xuân Hà, Thanh Khê, Đà Nẵng.
  • Bệnh viện Phụ sản Nhi Đà Nẵng: Là bệnh viện chuyên khoa nổi tiếng mà mẹ có thể đưa bé đến khám khi có vấn đề về sức khỏe, nhất là việc thiếu hụt dinh dưỡng như kẽm. Địa chỉ bệnh viện: Số 402, Lê Văn Hiến, Quận Ngũ Hành Sơn, Thành phố Đà Nẵng.

Ở Hồ Chí Minh trẻ nên khám ở đâu?

  • Bệnh viện Nhi Đồng: Là bệnh viện chuyên khoa Nhi đầu tiên tại khu vực Miền Nam, chuyên khám và chữa bệnh cho trẻ sơ sinh đến 12 tuổi. Bệnh viện là nơi quy tụ của đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm với học hàm học vị là Phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ,… Địa chỉ: 341 Sư Vạn Hạnh, Phường 10, Quận 10, TP.HCM
  • Khoa Nhi- Bệnh viện Từ Dũ: Là địa chỉ khám chữa uy tín được nhiều mẹ đánh giá cao. Với đội ngũ y tế giàu kinh nghiệm, trang thiết bị hiện đại, bệnh viện có khả năng tiếp đón hàng ngàn bệnh nhân đến khám và chữa trị mỗi ngày. Địa chỉ: 284 Cống Quỳnh, Quận 1,  Hồ Chí Minh.

Cách phòng ngừa tình trạng thiếu kẽm ở trẻ

Tình trạng thiếu kẽm ở trẻ hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng các biện pháp dưới đây:

  • Nuôi con bằng sữa mẹ liên tục trong 6 tháng đầu và duy trì đến năm 2 tuổi
  • Dự phòng, điều trị triệt để các bệnh mãn tính gây thiếu kẽm
  • Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C để trẻ nâng cao khả năng hấp thụ kẽm từ dinh dưỡng
  • Sử dụng thực phẩm bổ sung kẽm như bánh quy chứa kẽm, bột dinh dưỡng chứa kẽm, cốm bổ sung, sữa dinh dưỡng,…
  • Khuyến khích mẹ xây dựng chế độ ăn uống đa dạng, thay đổi thói quen có lợi cho bé
  • Định kỳ tẩy giun cho trẻ và tiêu phòng đúng lịch để ngăn ngừa các bệnh viêm nhiễm

Trẻ thiếu kẽm có quá trình phát triển chậm hơn bạn bè đồng trang lứa. Vì vậy để bé lớn khỏe mẹ nên cập nhật thông tin hữu ích về dấu hiệu và biện pháp phòng ngừa tình trạng này.

Để góp phần cải thiện “tầm vóc Việt” giúp cải thiện sức khỏe cho trẻ em và nâng cao nhận thức về vi chất dinh dưỡng cho các bậc phụ huynh trên toàn quốc. Fitobimbi kết hợp cùng Liên chi hội Dinh dưỡng Thực phẩm TP.HCM và Alobacsi.vn thực hiện chương trình Hành trình vi chất.
Trong suốt hành trình, đoàn thiện nguyện dự kiến sẽ khám bệnh, phát thuốc và tặng những phần quà ý nghĩa cho trên 3.500 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Song song đó, các bác sĩ giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực Nhi khoa, Dinh dưỡng cũng sẽ tư vấn chế độ ăn uống, cách chăm sóc, xử trí những tình huống thường gặp ở trẻ em.