Thời gian và liều lượng dùng kẽm là hai yếu tố quan trọng giúp trẻ khỏe mạnh. Vậy mẹ nên bổ sung kẽm cho bé trong bao lâu, cách dùng thế nào?
Bổ sung kẽm cho bé trong bao lâu? Liều lượng thế nào?
Bổ sung kẽm cho bé trong bao lâu là câu hỏi mà rất nhiều mẹ quan tâm. Theo các chuyên gia, thời gian trung bình để bổ sung kẽm cho trẻ kéo dài khoảng 2-3 tháng. Con số này cũng có thể thay đổi tùy vào tình trạng sức khỏe của các bé. Ví dụ trong trường hợp trẻ bị tiêu chảy, việc dùng kẽm cần tuân thủ theo đúng phác đồ chỉ định của bác sĩ. Với trẻ dưới 6 tháng tuổi ngày uống 10mg kẽm, trẻ từ 6-60 tháng tuổi ngày dùng 20mg. Thời gian cho trẻ dùng kéo dài khoảng 14 ngày liên tiếp.
Các chuyên gia khuyến cáo rằng thời gian dùng kẽm tốt nhất là sau bữa ăn khoảng 30 phút. Mẹ tuyệt đối không nên dùng kẽm khi con đói vì điều này có thể gây rối loạn tiêu hóa, khiến trẻ khó hấp thụ hơn. Việc bổ sung kẽm với canxi, magie cũng cần cách nhau tối thiểu 2 tiếng.
Ngoài ra khi bổ sung kẽm cho trẻ mẹ cũng cần tuân liều lượng chỉ định được bác sĩ khuyến cáo. Bởi dù thừa hay thiếu kẽm thì sức khỏe bé cũng đều bị ảnh hưởng. Mặt khác ở mỗi một giai đoạn phát triển, bé sẽ cần một lượng kẽm khác nhau. Theo như tổ chức y tế thế giới, nhu cầu kẽm của trẻ sẽ chia theo độ tuổi như sau:
- Trẻ dưới 6 tháng tuổi cần 2mg kẽm/ ngày
- Trẻ từ 7 tháng đến 3 tuổi ngày cần 3mg kẽm
- Trẻ từ 4-8 tuổi ngày cần 5mg kẽm
- Trẻ từ 9-13 tuổi ngày cần 8mg kẽm
- Trẻ từ 14 tuổi trở lên ngày cần 9mg kẽm với bé gái và 11mg kẽm với bé trai
Vì sao mẹ phải bổ sung kẽm cho trẻ?
Kẽm là hoạt chất cần thiết cho sự phát triển chiều cao, cân nặng, miễn dịch và trí tuệ của trẻ nhỏ. Hoạt chất này đóng vai trò là chất xúc tác giúp điều hòa hoạt động của hơn 300 enzym.
Không chỉ thế nó còn thường tác động lên những quá trình quan trọng nhất của cơ thể như tổng hợp và phân giải protein hoặc acid nucleic. Chính vì thế khi cơ thể thiếu kẽm các cơ quan như hệ thần kinh, miễn dịch, tiêu hóa, niêm mạc của trẻ thường trở lên nhạy cảm. Dưới đây là một số vai trò trả lời cho câu hỏi vì sao mẹ cần bổ sung kẽm cho bé:
- Kẽm giúp bé ăn ngon, tăng cường vị giác. Do đó, trẻ thiếu kẽm thường biếng ăn gây thiếu hụt vi chất trầm trọng hơn
- Tăng cường hấp thụ, tổng hợp chất đạm, từ đó kích thích sự phát triển của các mô trong tế bào
- Hỗ trợ làm lành vết thương và điều trị các bệnh nhiễm trùng nhờ cơ chế tái tạo mô tế bào
- Bổ sung kẽm còn giúp trẻ tăng cường miễn dịch, tạo nên hệ phòng thủ vững chắc với các tác nhân bên ngoài
- Kẽm trong cơ thể bé có khả năng vận chuyển canxi, hỗ trợ phát triển chiều cao, cân nặng bắt kịp tốc độ phát triển của bạn bè
Với những vai trò kể trên, việc thiếu kẽm sẽ quá trình phân chia tế bào trong cơ thể bị ảnh hưởng. Trẻ sẽ chậm phát triển, dậy thì muộn, chức năng sinh dục giảm. Nguy cơ về các bệnh nhiễm khuẩn, rối loạn giấc ngủ, rối loạn vị giác tăng cao. Do đó nếu thấy trẻ có biểu hiện thiếu kẽm như chán ăn, mất ngủ, suy giảm miễn dịch, thể lực kém, cơ bắp teo,… mẹ cần nhanh chóng đưa con đến trung tâm dinh dưỡng để được hướng dẫn điều trị và bổ sung kẽm đúng cách.
Cách bổ sung kẽm và những lưu ý quan trọng
Ngoài việc bổ sung kẽm cho bé trong bao lâu thì dừng, mẹ cần lưu ý những vấn đề sau để sớm đạt được hiệu quả như mong muốn.
Cách bổ sung
- Bú mẹ: Cho trẻ bú ít nhất là 6 tháng đầu đời để đảm bảo lượng kẽm được duy trì đầy đủ
- Sử dụng thực phẩm giàu kẽm: Một số loại thực phẩm mẹ có thể sử dụng để bổ sung kẽm cho trẻ bao gồm thịt bò, thịt lợn, thịt gà, hải sản, hạt bí, socola đen, trứng, sữa chua, ngũ cốc, phô mai, đậu phộng,… Để tối ưu hóa khả năng hấp thụ của trẻ, mẹ nên kết hợp dùng kẽm với việc tăng cường sử dụng thực phẩm giàu vitamin C như cam, quýt, ổi. Đồng thời giảm lượng thực phẩm giàu chất sắt và xơ
- Sử dụng sản phẩm: Ngoài dùng thực phẩm mẹ cũng nên cho bé sử dụng các thực phẩm bảo vệ sức khỏe bổ sung kẽm như siro Ferro C. Sản phẩm nhập khẩu từ Ý, hiện được rất nhiều mẹ bỉm tin dùng. Mẹ có thể cho bé dùng trực tiếp hoặc pha với đồ uống khác đều được
Dùng kẽm cần lưu ý gì để có hiệu quả?
- Ngoài vitamin C mẹ cũng cần tăng cường cho trẻ dùng thêm vitamin A, B6 và photpho. Đây đều là những hoạt chất giúp tăng khả năng hấp thụ kẽm
- Tuyệt đối tránh việc lạm dụng khiến cơ thể trẻ dư thừa lượng kẽm, ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch
- Trường hợp trẻ có biểu hiện lạ do sốc kẽm mẹ cần nhanh chóng trao đổi với bác sĩ để có biện pháp khắc phục kịp thời
- Không cho trẻ dùng kẽm khi đang uống hoặc tiêm kháng sinh. Trường hợp muốn bổ sung sắt mẹ nên cho bé dùng cách nhau ít nhất là 2 tiếng đồng hồ
- Với các bé có bệnh rối loạn đường tiêu hóa mẹ nên khắc phục trước khi cho con dùng kẽm để tránh mất hiệu quả
- Việc dùng kẽm bổ sung cho trẻ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ dinh dưỡng về thành phần và hàm lượng kẽm bên trong
Kẽm có vai trò quan trọng với sự phát triển của trẻ nhỏ trong giai đoạn dậy thì. Tuy nhiên việc dùng kẽm cần tuân thủ theo đúng liều lượng và thời gian được nhà sản xuất khuyến cáo. Hy vọng rằng với thông tin bổ sung kẽm cho bé trong bao lâu mà bài viết cung cấp, mẹ sẽ biết cách chăm sóc con hiệu quả.