Trẻ nhỏ chậm lớn, suy dinh dưỡng do thiếu kẽm là nỗi lo lắng của nhiều mẹ bỉm. Việc lựa chọn và bổ sung sản phẩm chứa kẽm nhất là kẽm hữu cơ được coi là giải pháp tối ưu cho tình huống này. Vậy kẽm hữu cơ cho bé có mấy loại, cách dùng ra sao? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Kẽm hữu cơ là gì? Vai trò với sức khỏe bé
Kẽm là nguyên tố vi lượng quan trọng với cơ thể người. Hoạt chất này có nhiều chức năng sinh học liên quan đến cấu trúc của protein, enzyme, hormone và tham gia vào chức năng miễn dịch, sinh sản của cơ thể người.
Theo các chuyên gia, kẽm được chia làm 2 loại là kẽm vô cơ và kẽm hữu cơ. So với kẽm vô cơ thì kẽm hữu cơ có độ an toàn cao hơn do khả năng hấp thụ vào cơ thể bé dễ dàng. Ngoài ra mùi vị cũng rất dễ chịu, ít gây kích ứng đường tiêu hóa. Vì thế mà giá thành của nó thường sẽ cao hơn.
Vậy kẽm hữu cơ là gì? Thực chất đây là chế phẩm có thành phần gốc muối và các acid hữu cơ, được “chelated” kẽm.Việc sử dụng phân tử hữu cơ như acid amin hoặc axit hữu cơ được nạp điện tích sẽ giúp hút kẽm tốt hơn. Từ đó làm tăng độ đậm đặc của kẽm trong phân tử.

Theo các nghiên cứu khoa học, việc bổ sung kẽm hữu cơ thường xuyên sẽ giúp các bé có lợi ích sau:
- Duy trì phát triển toàn diện: Kẽm là vi chất dinh dưỡng tham gia hầu hết chức năng cơ thể. Nó giúp duy trì sự phát triển bình thường ở trẻ, nhất là trí não từ giai đoạn bào thai đến lúc trưởng thành
- Giúp trẻ phòng bệnh: Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hoạt chất này tham gia cấu tạo nên các enzym, chuyển hóa lipid nên sẽ giúp trẻ tăng cường miễn dịch, giảm rối loạn tiêu hóa, phòng ngừa cảm cúm. Mặt khác việc dùng kẽm thường xuyên còn giúp trẻ hạn chế tích lũy mỡ thừa, tránh được các bệnh béo phì, mỡ máu,..
- Bên cạnh đó, hoạt chất này còn tham gia điều hòa chức năng nội tiết tố của tuyến yên, sinh dục, giáp trạng, thượng thận và giúp da, tóc phát triển bình thường
Một số loại kẽm hữu cơ cho bé mẹ cần biết
Trên thị trường hiện có rất nhiều loại kẽm hữu cơ cho bé. Mỗi loại có sự kết hợp riêng với axit amin hoặc axit hữu cơ. Dưới đây là những loại kẽm hữu cơ tiêu biểu mà mẹ có thể tham khảo cho con.
Kẽm Orotate
Đây là loại kẽm hữu cơ cho bé được chelate hóa từ axit orotic giúp cơ thể trẻ hấp thu dễ dàng. Không chỉ thế, loại kẽm này còn chứa rất nhiều chất chống oxy hóa giúp bảo vệ sức khỏe tối ưu.
Kẽm Picolinate
Là dạng kẽm hữu cơ đã được chelate hóa thành axit amin picolinic. Đây là một trong những loại kẽm có hàm lượng hấp thụ cao trong các loại kẽm hữu cơ.

Kẽm gluconate
Là một trong những loại kẽm hữu cơ được tạo ra từ quá trình sản xuất công nghiệp. Để tạo ra được chế phẩm này, các nhà khoa học đã cho tiến hành lên men glucose nhằm kéo dài thời gian sử dụng. Tuy nhiên vì thế mà kẽm hữu cơ cho bé- Gluconate ít được cơ thể hấp thụ hơn.
Kẽm axetat
Loại kẽm này được điều chế bằng cách thêm axit axetat và kẽm cacbonat hoặc kẽm kim loại. So với gluconate thì kẽm axetat dễ hấp thụ hơn.
Kẽm Bisglycinate
Bisglycinate là kẽm hữu cơ cho bé có cấu trúc tuần hoàn được hình thành bởi 1 phân tử kẽm và 2 phân tử axit amin glycine. Sự kết hợp độc đáo này đã giúp tạo ra loại kẽm hữu cơ phù hợp với cơ thể và đặc điểm hấp thụ tự nhiên của bé. Kẽm Bisglycinate chỉ cần khoảng 15 phút để đi vào niêm mạc ruột và hấp thụ rất nhanh.
Lý do là bởi nó có liên kết với glycine nên được hấp thu toàn vẹn mà không cạnh tranh với các vi chất khác tại đường ruột. Hiện có rất nhiều nghiên cứu khoa học, chứng minh khả năng hấp thụ vượt trội của kẽm Bisglycinate như thí nghiệm động học Xenobiotics của Khoa Dược- Pháp. Cụ thể nghiên cứu đã chỉ ra rằng, kẽm Bisglycinate sẽ làm nồng độ kẽm trong máu cao hơn 43,3% so với việc sử dụng kẽm gluconate.
Có thể nói kẽm hữu cơ cho bé- Bisglycinate đã khắc phục được mọi thiếu sót của việc sử dụng kẽm lactate, kẽm gluconate và kẽm hữu cơ khác.
Lưu ý bổ sung kẽm hữu cơ cho bé
Để việc sử dụng kẽm hữu cơ cho bé đạt hiệu quả mẹ hãy tuân thủ theo những gợi ý dưới đây.
Thời điểm bổ sung kẽm hữu cơ
Dù có khả năng hấp thụ cao nhưng kẽm hữu cơ vẫn cần dùng đúng thời điểm. Theo chuyên gia, để kẽm hấp thụ tốt nhất mẹ nên cho bé dùng trước khi ăn 1 giờ hoặc sau ăn 2 giờ. Thời điểm thích hợp nhất để bé dùng kẽm là vào buổi sáng. Với những trẻ bị đau dạ dày việc uống kẽm trong lúc ăn sẽ giúp giảm bớt cơn đau.

Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng khuyến cáo không nên sử dụng kẽm với các khoáng chất khác như canxi, magie,… Tốt nhất là nên cách nhau ít nhất 2 tiếng đồng hồ. Vì dùng cùng lúc có thể gây ra tương tác, ảnh hưởng hiệu quả hấp thụ của nhau.
Cho trẻ uống kẽm hữu cơ bao nhiêu là đủ?
Hàm lượng kẽm hữu cơ cho bé sẽ được thay đổi theo những giai đoạn nhất định. Vì vậy khi cho con dùng mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Cụ thể liều dùng cho bé như sau:
- Trẻ từ 1 – 3 tuổi: Cần 3 mg / ngày
- Trẻ từ 4 – 8 tuổi: Cần nhận được 5 mg / ngày
- Trẻ từ 9 – 13 tuổi: Cần nhận được 8 mg / ngày
- Trẻ từ 14 – 18 tuổi: Cần nhận được 11kg / ngày đối với nam giới và 8mg / ngày đối với nữ giới
Ngoài việc sử dụng chế phẩm chứa kẽm hữu cơ mẹ có thể cho con sử dụng thực phẩm hàng ngày như tôm, cua, thịt, trứng, cá, rau xanh, hoa quả để bổ sung hoạt chất này.
Có thể thấy, kẽm hữu cơ cho bé có rất nhiều loại và không loại nào giống nhau. Vì vậy tùy vào sức khỏe của bé mà mẹ có thể lựa chọn chế phẩm khác nhau. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, trước khi sử dụng mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
Cụm từ tìm kiếm: kẽm gluconat cho trẻ em,…