Nội dung chính

Triệu chứng cúm B ở trẻ và cách chăm sóc tại nhà

Cúm B là căn bệnh xảy ra ở mọi đối tượng, nhưng thường nghiêm trọng hơn ở trẻ em. Để sớm phát hiện và điều trị kịp thời, tránh nguy cơ biến chứng, mẹ cần nắm rõ các triệu chứng cúm B ở trẻ nhỏ. Theo dõi bài viết dưới đây để được cập nhật nhé!

Triệu chứng cúm B ở trẻ và cách chăm sóc tại nhà
Triệu chứng cúm B ở trẻ và cách chăm sóc tại nhà

Bệnh cúm B ở trẻ là gì?

Cúm là bệnh nhiễm trùng virus xảy ra tại đường hô hấp. Có ba loại cúm chính: cúm A, cúm B và cúm C. Trong đó, cúm B rất dễ lây lan từ người sang người, không lây qua động vật. Bệnh thường bùng phát theo mùa, không gây ra đại dịch. Phản bác quan niệm trước đây, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh CDC khẳng định, cả cúm A và cúm B đều nghiêm trọng như nhau. Đặc biệt là đối với nhóm người có sức đề kháng yếu như trẻ em và người già. Việc phát hiện muộn và điều trị sai cách đều có thể gây ra hậu quả khó lường.

Triệu chứng cúm B ở trẻ

Phát hiện sớm triệu chứng của cúm B có thể ngăn chặn bệnh tiến triển nặng và điều trị kịp thời. Dưới đây là những triệu chứng phổ biến nhất khi trẻ bị cúm B:

  • Ho
  • Viêm họng
  • Sốt
  • Sổ mũi, hắt hơi
  • Đau nhức cơ thể, mệt mỏi
  • Ớn lạnh

Bên cạnh những biểu hiện thường gặp, cúm A còn có triệu chứng xuất hiện trên nhiều phương diện. Cụ thể như sau:

Triệu chứng cúm B ở trẻ
Triệu chứng cúm B ở trẻ

Triệu chứng hô hấp

Cúm B thường khởi phát với các dấu hiệu như sau:

  • Ho
  • Sổ mũi
  • Viêm họng
  • Tắc nghẽn

Các triệu chứng về hô hấp có triệu chứng khá giống nhau nên dễ gây nhầm lẫn cúm B với cảm lạnh. Vì vậy, bạn cần dựa vào các triệu chứng khác để phán đoán cùng như tìm gặp bác sĩ sớm.

Nếu trẻ có tiền sử hen suyễn hoặc nhiễm trùng đường hô hấp thì có thể dẫn đến nguy cơ làm nặng thêm các triệu chứng cúm B. Lúc này, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng sức khỏe nguy hiểm khác. Chẳng hạn như:

Triệu chứng toàn thân

Trẻ bị cúm B rất dễ bị sốt, thậm chí có trường hợp sốt cao lên tới 41 độ C. Tình trạng này khiến trẻ gặp phải một số biểu hiện toàn thân như:

  • Nhức mỏi cơ thể
  • Ớn lạnh
  • Mệt mỏi
  • Yếu ớt
  • Đau bụng

Triệu chứng dạ dày

Một số ít trẻ bị cúm B có biểu hiện đau dạ dày hoặc tiêu chảy. Những triệu chứng cúm B này rất dễ nhầm lẫn với các vấn đề ở dạ dày. Ngoài ra, trẻ nhiễm virus cúm B còn gặp phải các biểu hiện sau:

  • Ăn mất ngon
  • Đau bụng
  • Ói mửa
  • Buồn nôn

Triệu chứng cúm B kéo dài bao lâu?

Trong giai đoạn đầu, cúm B thường có biểu hiện khá tương đồng với cảm cúm, nhưng ở mức độ nghiêm trọng hơn. Trẻ mắc cúm B có thể rét run hoặc sốt nóng, với nhiệt độ khoảng 39 – 41 độ C ở những ngày đầu phát bệnh. Tùy vào từng cơ địa mà sốt có thể kéo dài tối đa 5 ngày.

Ngoài ra. trẻ sẽ bị đau mỏi cơ, ho, đổ mồ hôi kéo dài tới vài ngày hoặc thậm chí vài tuần. Ngay cả khi khỏi bệnh, cảm giác mệt mỏi vẫn đeo bám trẻ đến 2 tuần hoặc lâu hơn. Điều này gây cảm giác khó chịu, ảnh hưởng đến ăn uống và giấc ngủ của trẻ.

Cúm B ở trẻ thường kéo dài 5 - 7 ngày
Cúm B ở trẻ thường kéo dài 5 – 7 ngày

Nhìn chung, sau thời gian ủ bệnh và khởi phát, trẻ mắc cúm sẽ khoảng 5 – 7 ngày để đẩy lùi triệu chứng. Trên thực tế, trẻ bị cúm B nhẹ sẽ tự thuyên giảm sau 1 tuần. Tuy nhiên, với trẻ có hệ miễn dịch yếu sẽ có thể đối mặt với nguy cơ biến chứng.

Phương pháp điều trị bệnh cúm B

Hiện nay, virus cúm B chưa có thuốc đặc trị. Các phương pháp điều trị sẽ chủ yếu tập trung vào điều trị triệu chứng: sốt, ho, viêm họng,… kết nâng cao thể lực để cơ thể mau chóng phục hồi.

Các phương pháp điều trị cúm B ở trẻ chủ yếu tuân theo nguyên tắc:

Hạ sốt, nghỉ ngơi trong phòng sạch sẽ, thoáng mát. Loại bỏ mầm mống gây bệnh giúp ngăn ngừa sự tiến triển của virus. Bổ sung dinh dưỡng thông qua chế độ ăn hoặc sử dụng các khoáng chất, vitamin để tăng cường đề kháng.

Cách chăm sóc trẻ bị cúm B tại nhà

Hẳn mẹ đã nắm rõ các triệu chứng cúm B ở trẻ. Để bé sớm bình phục, mẹ hãy áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà sau:

  • Trẻ bị mắc cúm B cần hạn chế tiếp xúc với người xung quanh, không đi lại những nơi đông người
  • Cho trẻ nghỉ ngơi ở không gian yên tĩnh, thoáng mát. Không cho trẻ nằm ở vị trí gió điều hòa thổi trực tiếp, vì có thể khiến các triệu chứng cúm B trở nên nghiêm trọng hơn
  • Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, mềm mại để giúp trẻ thoải mái hơn
  • Khuyến khích trẻ uống nhiều nước, ngăn ngừa tình trạng mất nước do sốt. Ngoài ra, uống nước cũng giúp giảm ho, viêm họng, nghẹt mũi. Mẹ nên nên cho bé uống nước ấm, nước trái cây hoặc sữa. Không nên uống nước đá, nước ngọt đóng chai hay các đồ uống có gas
  • Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, ưu tiên cho bé ăn những thức ăn dễ tiêu như cháo, bột, súp,… Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu vitamin và chất khoáng, đặc biệt là vitamin C như cam, quýt, bưởi,…
  • Cho bé uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ, tránh lạm dụng
  • Nên vệ sinh mũi và súc họng bằng nước muối sinh lý hàng ngày. Trường hợp phải ra ngoài, mẹ cần đeo khẩu trang cho bé, che mũi miệng khi hắt hơi, ho
  • Thường xuyên rửa tay cho bé bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh, trước và sau khi ăn
  • Không chỉ trẻ mà những người thân trong gia đình cũng cần phải chú ý: Đeo khẩu trang y tế, rửa tay bằng xà phòng khi tiếp xúc với bé
  • Khi triệu chứng cúm B ở trẻ kéo dài, cha mẹ cần sớm đến cơ sở y tế để được chăm sóc và điều trị kịp thời
Cách chăm sóc trẻ bị cúm B
Cách chăm sóc trẻ bị cúm B

Biểu hiện cúm B ở trẻ cần nhập viện

Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm cần đưa trẻ đi cấp cứu kịp thời:

  • Sốt cao, đột ngột
  • Viêm long đường hô hấp trên
  • Sưng đau họng, ho
  • Khó thở, thở gấp
  • Đờm có lẫn máu
  • Người tím tái, ngủ li bì
  • Bỏ ăn, nôn mửa nhiều

Trên đây là các triệu chứng cúm B ở trẻ nhỏ mà ba mẹ chớ nên coi thường. Hy vọng với thông tin này, phụ huynh sẽ kịp thời phát hiện và có phương pháp chăm sóc trẻ, tránh những biến chứng nguy hiểm, gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

Tìm kiếm thêm: triệu chứng cúm b, biểu hiện cúm b, bệnh cúm b, cúm b ở trẻ,…

Chia sẻ bài viết này