Nội dung chính

Cách phân biệt cúm A và cúm B bạn nên để ý

Cúm A và cúm B là hai chủng cúm phổ biến nhất. Bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng, nhưng nguy hiểm nhất là ở trẻ nhỏ. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Fitobimbi tìm hiểu sự khác biệt của cúm A và B nhé!

Chuyên gia chỉ cách phân biệt cúm A và cúm B: Đọc ngay!
Chuyên gia chỉ cách phân biệt cúm A và cúm B: Đọc ngay!

Tổng quan cúm A và cúm B

Cúm là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do virus gây ra, với triệu chứng điển hình là sốt, nhức đầu, đau cơ, ho, đau họng, sổ mũi,… Có 3 nhóm virus cúm phổ biến: A, B và C. Trong đó, cúm A và cúm B gây ra dịch hàng năm, loại cúm C ít nghiêm trọng hơn.

Virus cúm A không chỉ có khả năng lây giữa người với người mà còn truyền nhiễm cho động vật. Khác với cúm A, cúm B chỉ có thể tìm thấy ở người. Virus cúm xâm nhập vào cơ thể qua lớp màng nhầy của miệng, mũi, mắt của con người. Mỗi khi chạm tay lên những bộ phận này, trẻ có thể bị nhiễm virus. Chính vì vậy, việc thường xuyên rửa tay bằng xà phòng là biện pháp ngăn ngừa cúm ở trẻ được chuyên gia khuyến nghị.

Về mức độ nguy hiểm, Cúm A có triệu chứng từ nhẹ đến nặng, khác nhau tùy theo cơ địa của từng người. Tuy nhiên, nếu không được điều trị đúng cách, đặc biệt là với trẻ nhỏ có hệ miễn dịch suy yếu sẽ dễ dẫn đến các biến chứng nặng như thở gấp, khó thở, suy hô hấp, viêm phổi, thậm chí là tử vong. Còn với cúm B, đây là loại virus lành tính, phần lớn trẻ mắc cúm B sẽ tự khỏi nếu được chăm sóc phù hợp. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe nếu không được điều trị kịp thời.

Sự khác nhau giữa cúm A và cúm B

Bệnh cúm Acúm B là loại cúm thường gặp, chiếm 25% số ca nhiễm cúm mỗi năm. Hai loại cúm này dễ gây nhầm lẫn, vì có nhiều điểm tương đồng nhau. Dưới đây là một số đặc điểm nhận diện cúm A và cúm B:

Các chủng của virus cúm A và cúm B

Virus cúm A chia thành các phân nhóm dựa trên 2 protein bề mặt là kháng nguyên Neuraminidase (N) và kháng nguyên Hemagglutinin (H). Trong đó. kháng nguyên H là kháng nguyên gây ngưng kết hồng cầu, giúp virus xâm nhập vào tế bào hô hấp. Kháng nguyên N là kháng nguyên giúp thúc đẩy quá trình lắp ráp và phóng thích virus từ các tế bào nhiễm bệnh ra ngoài. Virus cúm A có tổng 9 loại kháng nguyên N và 16 loại kháng nguyên H. Vì vậy, khi cắp H-N kết hợp với nhau sẽ tạo ra vô số loại cúm A khác. Một số chủng cúm A từng gây ra đại dịch lớn ở nước ta là: cúm A H1N1, cúm A H7N9, cúm A H5N1,…

Các chủng cúm của cúm A và cúm B
Các chủng cúm của cúm A và cúm B

Khác với cúm A, virus cúm B chỉ có duy nhất 1 chủng gây bệnh, chia làm 2 dòng phổ biến, đó là cúm B/victoria và cúm B/Yamagata. So với cúm A, cúm B ít biến đổi hơn nên không có nhiều chủng gây bệnh. Trước những năm 1990, trên thế giới chỉ phát hiện 1 dòng cúm B duy nhất là Victoria. Đến đầu những năm 1990, dòng cúm B Yamagata mới xuất hiện. Sau đó, 2 chủng cúm này xuất hiện thay phến trong từng mùa dịch và theo từng khu vực. Tuy nhiên, bệnh cúm B có khả năng lây truyền quanh năm và tạo thành nhóm dịch theo mùa.

Khả năng lây nhiễm

Cúm A và cúm B thường xuất hiện khi thời tiết chuyển mùa. Bệnh có khả năng lây nhiễm nhanh, có nguy cơ cao bùng phát thành đại dịch trong cộng đồng. Trên thực tế, thế giới ghi nhận nhiều đại dịch cúm A, B nguy hiểm, cướp đi hàng triệu sinh mạng.

Virus cúm A có thể lây từ gia cầm sang người và từ người sang người. Con đường lây lan của cúm A giống như các loại cúm thông thường, đó là qua đường hô hấp và giọt bắn. Chỉ cần tiếp xúc gần với người bệnh đang nói chuyện, ho hoặc hắt hơi là bạn có thể bị lây virus cúm. Bên cạnh đó, virus cúm A có khả năng tồn tại trong môi trường ngoài, vì vậy nếu bạn chạm hoặc sờ phải đồ vật nhiễm virus sau đó đưa tay lên mắt, mũi, miệng thì khả năng lây nhiễm là rất cao.

Cách lây truyền của cúm B tương tự như cúm A, tuy nhiên chủng này không có khả năng lây qua động vật. Người bị cúm B thường ít nghiêm trọng và khả năng gặp biến chứng ít hơn cúm A. Vào mùa cúm, cúm A và cúm B có thể xuất hiện song hanh hoặc có thể chỉ 1 trong 2.

Biểu hiện cúm A và cúm B

Cúm A và B có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, bệnh thường nghiêm trọng hơn ở trẻ dưới 5 tuổi, người già, người có hệ miễn dịch và người mắc bệnh mãn tính. Trước khi phát bệnh, virus cúm A và cúm B có thời gian ủ bệnh, khoảng 1 – 3 ngày. Tiếp đó là giai đoạn phục hồi, kéo dài 3 – 5 ngày. Các triệu chứng thường gặp của cúm A và B bao gồm:

Triệu chứng chung của bệnh cảm cúm
Triệu chứng chung của bệnh cảm cúm
  • Đau nhức cơ
  • Uể oải, mệt mỏi
  • Hắt hơi, sổ mũi, nước mũi trong hoặc đục
  • Ho, viêm họng
  • Ớn lạnh
  • Sốt cao

Mặc dù các triệu chứng của cúm A và B không quá nghiêm trọng. Song, nếu người bệnh chủ quan, trì hoãn việc điều trị, bệnh cúm sẽ kéo dài và dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Đối với người có tiền sử hen suyễn, khi mắc cúm sẽ có biểu hiện nặng hơn, thậm chí khởi phát đợt hen nguy hiểm.

Cúm A và cúm B có nguy hiểm không?

Hai loại virus cúm này đều có thể dẫn đến biến chứng. Tuy nhiên, biến chứng cúm B hiếm gặp hơn và không nghiêm trọng bằng cúm A. Dưới đây là một số biến chứng thường gặp:

  • Suy hô hấp
  • Viêm phổi thứ phát
  • Viêm phổi tiên phát
  • Suy tuần hoàn
  • Viêm cơ tim
  • Viêm màng não
  • Viêm não
  • Viêm não tủy
  • Viêm tai giữa
  • Nhiễm độc thần kinh,…

Cách điều trị cúm A và cúm B

Phần lớn trẻ mắc cúm A, cúm B có thể tự điều trị tại nhà. Chỉ một số bệnh nhân diễn biến nặng.

Theo mức độ diễn tiến của bệnh, điều trị cúm A và B có các phương pháp sau:

Điều trị cúm A và B tại nhà

Sử dụng thuốc

Cúm A và B đều do virus gây ra, vì vậy việc sử dụng thuốc kháng sinh sẽ không mang lại hiệu quả điều trị như kỳ vọng. Thay vào đó, phụ huynh chỉ nên cho bé dùng thuốc giảm các triệu chứng của bệnh, chẳng hạn như thuốc sốt, thuốc ho,… Để tránh nguy cơ gặp tác dụng phụ, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng thuốc.

Chế độ dinh hoạt

Bên cạnh việc nghỉ ngơi, uống thuốc đều đặn, trẻ cần ăn uống đầy đủ chất. Nên ưu tiên ăn các thức ăn dễ tiêu, dễ nuốt, tránh gây áp lực lên dạ dày khiến trẻ mệt lại càng mệt. Ngoài ra, mẹ cùng đừng quên cho bé uống nhiều nước. Khi mắc cúm, trẻ có thể bị sốt, dẫn đến nguy cơ mất nước. Vì vậy, việc cung cấp nước đầy đủ sẽ giúp bé tránh biến chứng, cơ thể nhanh bình phục hơn.

Dinh dưỡng cho bé đầy đủ
Dinh dưỡng cho bé đầy đủ

Phòng bệnh

Hạn chế đưa bé tới những nơi đông người hoặc tiếp xúc với nhiều người. Trường hợp bắt buộc phải ra ngoài thì nên mang khẩu trang y tế. Cha mẹ lưu ý nên cho bé nghỉ ngơi trong không gian thoáng mát, sạch sẽ. Đồ dùng của bé phải được khử trùng, tránh lây nhiễm chéo.

Khi nào cần đưa bé đến bệnh viện?

Trường hợp sau 7 ngày mà các triệu chứng không thuyên giảm và có xu hướng nặng hơn, phụ huynh cần đưa trẻ ngay đến bệnh viện để được thăm khám và xử lý kịp thời.

Điều trị cúm A và cúm B tại cơ sở y tế

Hiện nay chưa có thuốc đặc hiệu điều trị cúm A và B. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng của từng trẻ để có phác đồ điều trị phù hợp.

Đối với trẻ bị cúm B

Điều trị cúm B bằng thuốc đặc hiệu Oseltamivir, với liều dùng cụ thể như sau:

  • Trẻ dưới 1 tuổi: 3mg/kg, 2 lần/ngày
  • Trẻ trên 1 tuổi: 30mg, 2 lần/ngày

Ngoài ra, trẻ còn được điều trị triệu chứng của cúm B với các phương pháp như sau:

  • Bù nước và điện giải
  • Thuốc vận mạch
  • Hạ sốt
  • Nếu có suy đa tạng cần áp dụng phác đồ hồi sức
  • Dùng thuốc Solumedrol: 0,5 đến 1 mg trên kg/ngày, dùng 7 ngày (tiêm TM)
  • Dùng Depersolon: 30mg x 2 lần trên ngày, dùng 7 ngày (tiêm TM)

Với bệnh nhân có biến chứng: Bác sĩ sẽ cho trẻ sử dụng kháng sinh, dựa vào kết quả cấy bệnh phẩm và nhuộm Gram.

Trên đây là sự khác nhau giữa cúm A và cúm B. Hy vọng với thông tin này, cha mẹ đã trang bị thêm những kiến thức sức khỏe hữu ích để chăm sóc cho bé tốt hơn.

Nguồn: verywellhealth

Chia sẻ bài viết này