Nội dung chính

Tiêm phòng cúm có phòng được cúm A không?

Biện pháp phòng ngừa bệnh cúm nói chung và cúm A nói riêng đơn giản, hiệu quả nhất đó là tiêm vắc-xin hằng năm. Nếu đang đi tìm đáp án cho câu hỏi: “Tiêm phòng cúm có phòng được cúm A không?”, bạn nhất định không nên bỏ qua bài viết dưới đây.

Trẻ bị cúm A sốt mấy ngày?

Tiêm phòng cúm rồi có bị cúm A không?
Tiêm phòng cúm rồi có bị cúm A không?

Tiêm phòng cúm có phòng được cúm A không?

Vắc-xin phòng cúm có thể phòng được cúm A. Sau khoảng 2 – 3 tuần tiêm vắc-xin, cơ thể sẽ tạo ra kháng thể và đáp ứng miễn dịch đầy đủ. Theo đó, các kháng thể được sinh ra sẽ bảo vệ cơ thể trước sự xâm nhập, tấn công của virus cúm. Hiện nay, vắc- xin cúm được sử dụng có nguồn gốc từ Pháp, Hàn Quốc, Hà Lan và Việt Nam.

Vắc-xin phòng cúm có thể phòng được cúm A ở trẻ em
Vắc-xin phòng cúm có thể phòng được cúm A ở trẻ em

Vắc-xin cúm được tạo ra để ngăn ngừa những loại virus cúm phổ biến. Vắc-xin tứ liên có khả năng chống lại 4 chủng virus cúm trong đó có 2 chủng cúm A, bao gồm: A/H1N1 và A/H3N2. Vắc-xin tam liên cũng có khả năng chống lại 2 chủng virus cúm A là A/H1N1 và A/H3N2.

Tuy nhiên, vắc-xin không thể phòng ngừa tuyệt đối những chủng virus cúm ở người, bao gồm cả cúm A. Có rất nhiều nguyên nhân được đề cập đến, trong đó có 3 nguyên nhân phổ biến. Đầu tiên là do thời gian tác động của vắc-xin chưa đủ. Có thể trẻ bị nhiễm chủng virus cúm trước hoặc trong 2 tuần sau khi tiêm vắc-xin.

Nguyên nhân tiếp theo là do nhiễm chủng virus cúm không được ngăn ngừa trong vắc-xin. Mỗi năm, virus cúm sẽ tự biến đổi, hoạt động phức tạp và khó lường hơn. Bộ Y tế khuyến cáo, tùy theo tình trạng sức khỏe, mỗi người nên tiêm một trong những loại vắc-xin cúm được cấp phép.

Hoạt động của vắc-xin thay đổi do hệ miễn dịch không ổn định là nguyên nhân dẫn đến việc đã tiêm vắc-xin nhưng vẫn bị cúm. Vì đã tiêm vắc-xin nên tỷ lệ xảy ra biến chứng nguy hiểm giảm đáng kể. Theo nghiên cứu, đa số người tiêm vắc-xin cúm sẽ xuất hiện triệu chứng nhẹ hơn người chưa tiêm.

Tại sao cần tiêm vắc-xin cúm định kỳ?

Cúm là bệnh truyền nhiễm và dễ bùng phát thành dịch bệnh. Nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách và chăm sóc dinh dưỡng phù hợp có thể dẫn đến hàng loạt biến chứng nguy hiểm, nhất là trẻ mắc bệnh mạn tính. Vì vậy, biện pháp đơn giản, hiệu quả để phòng ngừa cúm đó là tiêm phòng.

Cha mẹ nên cho trẻ đi tiêm vắc-xin cúm hàng năm
Cha mẹ nên cho trẻ đi tiêm vắc-xin cúm hàng năm

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, sau khi tiêm vắc-xin cúm có thể giảm khoảng 60% bệnh liên quan đến chủng virus cúm, giảm biến chứng và tỷ lệ tử vong bởi sự tấn công của virus cúm từ 70 – 80%. Thêm nữa, hiệu lực bảo vệ người tiêm vắc-xin cúm lên đến 80 – 90%.

Vắc-xin giúp bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của virus cúm bằng cách sản sinh kháng thể. Thông thường, vắc-xin cúm sẽ phát huy tác dụng trong vòng 12 tháng. Tính kháng nguyên của chủng virus cúm thường xuyên thay đổi, theo đó, các nhà khoa học phải liên tục nghiên cứu để sản xuất ra loại vắc-xin phù hợp với chủng virus cúm đang lưu hành.

Vì chủng virus cúm thay đổi theo năm cho nên cha mẹ hãy chủ động cho trẻ đi tiêm phòng trước mùa cúm của năm đó. Ở nước ta, virus cúm thường xuất hiện quanh năm nhưng diễn biến phức tạp vào tháng 3, tháng 4, tháng 9 và tháng 10. Tốt nhất nên cho trẻ đi tiêm phòng trước mùa cúm từ 2 – 4 tuần.

Đặc biệt, trẻ em từ 6 tháng tuổi và trẻ mắc bệnh mạn tính nên tiêm phòng cúm để ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm. Đối với phụ nữ, nên tiêm phòng cúm trước khi mang thai. Trường hợp chưa kịp tiêm vắc-xin cúm khi đang mang thai và trong mùa dịch, thai phụ có thể tiêm vắc-xin cúm bất hoạt trong khoảng 3 tháng giữa thai kỳ.

Bài viết đã giúp bạn có được đáp án chi tiết cho câu hỏi: “Tiêm phòng cúm có phòng được cúm A không?”. Nếu còn bất cứ câu hỏi nào liên quan, hãy comment bên dưới để các chuyên gia kịp thời giải đáp.

Nguồn: https://fitobimbi.vn/

Chia sẻ bài viết này