Kẽm tham gia vào rất nhiều chức năng của cơ thể, giúp tăng tổng hợp protein, thúc đẩy phát triển chiều cao, tăng cảm giác ăn ngon,… Vậy mẹ đã đáp ứng nhu cầu kẽm ở trẻ chưa? Cùng tìm hiểu trẻ em cần bổ sung bao nhiêu kẽm trong bài viết dưới đây nhé!
Nhu cầu kẽm ở trẻ em hiện nay
Tùy vào giai đoạn phát triển cũng như sức khỏe từng bé mà việc bổ sung kẽm sẽ có liều lượng khác nhau. Cụ thể:
Nhu cầu kẽm sinh lý
Theo khuyến cáo của Viện Dinh Dưỡng quốc gia, trẻ nhỏ có nguy cơ thiếu kẽm cần phải bổ sung dự phòng. Liều bổ sung kẽm dự phòng tương ứng với nhu cầu sinh lý hàng ngày của bé. Cụ thể:
Độ tuổi, giới tính | Nhu cầu kẽm hàng ngày (mg/ngày) |
0 – 6 tháng tuổi | 1.1 – 6.6mg/ngày |
7 – 11 tháng tuổi | 0.8 – 8.3mg/ngày |
1 – 3 tuổi | 2.4 – 8.4mg/ngày |
4 – 6 tuổi | 3.1 – 10.3mg/ngày |
7 – 9 tuổi | 3.3 – 11.3mg/ngày |
Nam 10 – 18 tuổi | 5.7 – 19.2mg/ngày |
Nữ 10 – 18 tuổi | 4.6 – 15.5mg/ngày |
Nhu cầu kẽm khi trẻ tiêu chảy
Riêng với trẻ bị tiêu chảy, nhu cầu dùng kẽm sẽ có khác biệt. Cụ thể theo khuyến cáo của WHO, việc bổ sung kẽm giúp làm giảm thời gian và độ nghiêm trọng của bệnh tiêu chảy, ngăn ngừa các đợt tiêu chảy tiếp theo. Vì vậy khi trẻ tiêu chảy kéo dài mẹ nên dùng kẽm theo liều lượng sau:
- Trẻ dưới 6 tháng tuổi: Ngày cần 10mg kẽm
- Trẻ từ 6 tháng đến 60 tháng: Ngày cần 20mg kẽm
Bổ sung kẽm cho trẻ trong bao lâu? Năm dùng mấy đợt?
Nhu cầu dùng kẽm dài, ngắn phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng sức khỏe của con. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả tốt nhất mẹ nên cho bé dùng kẽm theo đợt. Mỗi đợt kéo dài 2-3 tháng. Sau đó có thời gian nghỉ trước khi dùng tiếp.
Một năm có thể cho bé dùng kẽm 1-3 lần hỗ trợ ăn ngon và tăng đề kháng. Quá trình sử dụng mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý dùng hoặc lạm dụng nhiều khiến con gặp tác dụng phụ.
Làm thế nào để đáp ứng nhu cầu kẽm ở trẻ?
Bổ sung kẽm từ nguồn nào để đáp ứng nhu cầu cơ thể, mang lại hiệu quả hấp thu tốt nhất? Dưới đây là 3 cách bổ sung kẽm cho bé mà mẹ có thể tham khảo:
Đa dạng hóa bữa ăn
- Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu kẽm gồm: thịt lợn, cá, thịt bò, tôm, cua bể, hàu,…. Các loại thức ăn này không chứa chất ức chế hấp thu kẽm
- Đa dạng thực phẩm từ 4 nhóm chất chính trong bữa ăn hàng ngày
- Để cơ thể hấp thu kẽm tối ưu, mẹ nên cho bé sử dụng kết hợp với các thực phẩm có chứa vitamin C như hoa quả, rau xanh,… Bạn có thể chế biến thành các kiểu món ăn như lên men (dưa chua), nảy mầm (giá đỗ). Bởi quá trình này làm giảm axit phytic, trong khi lại làm tăng hàm lượng vitamin C có trong thực phẩm
- Nuôi con bằng sữa mẹ và cho trẻ ăn bổ sung hợp lý để đáp ứng nhu cầu kẽm ở trẻ, tránh tình trạng thiếu hụt. Mẹ nên cho bé bú trong vòng nửa giờ đầu sau sinh đến 6 tháng tuổi và tiếp tục duy trì cho trẻ bú tới 24 tháng tuổi
Dự phòng thiếu kẽm bằng cách uống bổ sung kẽm
Nghiên cứu cho thấy, chế độ ăn uống chỉ đáp ứng tối đa 50% nhu cầu kẽm của cơ thể. Do đó, để phòng ngừa tình trạng thiếu hụt, kéo theo những hệ lụy xấu cho sức khỏe trẻ, cha mẹ nên chủ động bổ sung dự phòng kẽm cho trẻ bằng đường uống. Dưới đây là một số luu ý khi chọn sản phẩm bổ sung kẽm cho bé:
- Không chọn sản phẩm có hàm lượng kẽm quá cao để bổ sung dự phòng. Bởi trẻ thừa sắt có thể dẫn đến táo bón, ngộ độc
- Lựa chọn kẽm hữu cơ, dễ uống, đặc biệt có chứa vitamin C để tăng hiệu quả hấp thu
- Ưu tiên chọn sản phẩm kẽm dạng uống, không tanh để trẻ dễ tiếp nhận
- Sản phẩm phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được các cơ quan có thẩm quyền cấp phép
Phòng và điều trị các bệnh lý liên quan
Một số các bệnh lý thường gặp ở trẻ có thể cản trở hấp thu kẽm của cơ thể. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu kẽm ở trẻ, đồng thời hỗ trợ phòng chống thiếu kẽm, cha mẹ nên quan tâm đến sức khỏe tổng thể của bé.
- Tiêm phòng cho bé đúng lịch để ngăn ngừa các bệnh nhiễm khuẩn như viêm não nhật bản, viêm gan B, lao, bại liệt, uốn ván, bạch hầu, ho gà, sởi
- Trẻ từ 2 tuổi trở lên nên tẩy giun định kỳ 6 tháng 1 lần
- Theo dõi cân nặng, chiều cao và các mốc phát triển của trẻ
Bài viết trên đây đã cung cấp đến bạn nhu cầu kẽm ở trẻ theo từng lứa tuổi. Hy vọng chia sẻ này sẽ giúp mẹ bổ sung kẽm cho bé đầy đủ để con phát triển và khỏe mạnh!