Nội dung chính

Trẻ sơ sinh có cần bổ sung Kẽm không? Khi nào thì cần?

Trẻ sơ sinh có nên bổ sung kẽm không là câu hỏi được rất nhiều mẹ quan tâm. Bài viết này Fitobimbi sẽ giúp mẹ giải đáp và gợi ý cách bổ sung hiệu quả.

✔️✔️✔️ Xem thêm:

Kẽm có tác dụng gì cho bé?

Kẽm được biết đến là vi chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ nhất là trẻ sơ sinh. Trong cơ thể người, kẽm tham gia trực tiếp vào quá trình tổng hợp protein, điều hòa chức năng miễn dịch, thúc đẩy sự phân chia tế bào. Khi quá trình tổng hợp protein diễn ra thuận lợi trẻ sẽ phát triển dễ dàng về chiều cao, cân nặng, miễn dịch. Từ đó tránh được các tác nhân gây bệnh, giảm thiểu tình trạng ốm vặt, tăng cảm nhận của các giác quan như khứu giác, vị giác. Bé ăn ngon, hấp thụ tốt, phát triển mạnh.

Kẽm giúp bé chống lại mọi nguy cơ gây bệnh
Kẽm giúp bé chống lại mọi nguy cơ gây bệnh

Ngoài ra, bổ sung kẽm đầy đủ còn giúp cơ thể bé đẩy nhanh quá trình phục hồi vết thương, phát triển cơ bắp và thần kinh hiệu quả. Theo các chuyên gia trẻ sơ sinh có kẽm đầy đủ lớn lên sẽ thông minh hơn bạn bè đồng trang lứa. Số liệu báo cáo gần đây cũng cho thấy, những bé thiếu kẽm có kết quả kiểm tra dưới trung bình cao hơn 2 lần so với những bé khác.

Với những tác dụng tuyệt vời kể trên, cha mẹ không nên bỏ lỡ việc bổ sung kẽm cho bé trong những năm tháng đầu đời. Vậy trẻ sơ sinh có nên bổ sung kẽm hay không, bổ sung thế nào?

Xem nhiều hơn: Top 7+ biểu hiện của trẻ thiếu kẽm mẹ cần lưu ý

Trẻ sơ sinh có nên bổ sung kẽm hay không ?

Có nên bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh hay trẻ sơ sinh có cần bổ sung kẽm không là câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm của các bậc phụ huynh. Theo chuyên gia, việc bổ sung kẽm cho bé là cần thiết bởi các lý do sau:

Thứ nhất, nếu trẻ sơ sinh không được bổ sung đầy đủ kẽm, sẽ dễ bị mắc các bệnh viêm nhiễm như viêm phế quản, viêm phổi, viêm tai giữa, viêm cầu thận,.. Trẻ chậm phát triển về chiều cao, cân nặng, dễ bị còi xương, kém linh hoạt. Trí nhớ của trẻ giảm, mất tập trung, hay cáu gắt, nổi giận, quấy khó. Những hậu quả này khiến bé gặp khó khăn trong việc sinh hoạt, học tập và phát triển. Không chỉ thế việc thiếu kẽm có khiến bé dậy thì muộn, tổn thương buồng trứng ở các bé nữ và ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng ở bé nam. Hãy thử tưởng tượng, bé nhà bạn từ khi sinh ra đã bị ốm vặt, quấy khóc, chậm phát triển hơn bạn bè đồng trang nữa. Đây chắc chắn sẽ là nỗi lo khôn nguôi của các bậc phụ huynh.

Thứ hai, do sữa mẹ, sữa công thức và thức ăn hàng ngày không đủ cung cấp kẽm cho trẻ sơ sinh. Như bạn đã biết, trẻ sơ sinh sẽ tiếp nhận kẽm từ các nguồn cung cấp trên. Tuy nhiên sữa mẹ chỉ cung cấp đủ kẽm cho bé trong 4 tháng đầu đời. Sang đến tháng thứ 5 lượng kẽm trong sữa mẹ giảm còn 0.9mg/lít. Tính ra, nếu bú mẹ hoàn toàn, một ngày bé  có thể nhận được 0,9-1,2mg kẽm. Với sữa công thức, mỗi ngày bé có thể nhận được 1-2mg kẽm/ lít. Tuy nhiên con số này vẫn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu  thực tế. Mặt khác, theo các chuyên gia mỗi ngày bé chỉ hấp thụ được khoảng 33% hàm lượng kẽm từ thức ăn. Vì vậy dù bú mẹ hoàn toàn, hay sử dụng sữa công thức và thực phẩm bổ sung bé vẫn không đủ kẽm từ nguồn cung này.

Chính bởi 2 lý do trên, trẻ sơ sinh cần được uống kẽm để đảm bảo không bị thiếu hụt vi chất.

Trẻ sơ sinh có nên bổ sung kẽm không, câu trả lời là có
Trẻ sơ sinh có nên bổ sung kẽm không, câu trả lời là có

Khi nào cần bổ sung kẽm cho bé, liều lượng thế nào?

Bên cạnh những tác dụng của kẽm cho bé, việc bổ sung vi chất này cũng giống như con dao hai lưỡi. Nếu quá thừa hoặc quá thiếu, cơ thể bé đều phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm. Vậy khi nào cần bổ sung kẽm cho bé?

  • Bé bị biếng ăn, không còn hứng thú với việc ăn uống
  • Tóc bị xơ, gãy rụng, da đầu có vảy
  • Bé dễ mắc các bệnh lý về da, lâu lành vết thương
  • Bé bị tiêu chảy hoặc dị ứng kéo dài
  • Bé quấy khóc về đêm, giật mìnhđổ mồ hôi trộm
  • Móng tay xuất hiện các vết đốm, mềm, dễ gãy
  • Bé chậm tăng cân, chiều cao chững lại

Ngoài thời điểm bổ sung thì theo khuyến cáo của WHO, mỗi ngày mẹ chỉ cần cho bé sử dụng:

  • 2mg đối với bé dưới 6 tháng tuổi
  • 3mg đối với bé từ 7-12 tháng tuổi

Thời gian sử dụng phù hợp nhất là 2 tiếng trước ăn hoặc 1 tiếng sau ăn. Duy trì liên tục trong 2-3 tháng để cơ thể hấp thụ được hết lượng kẽm bổ sung.

Cách bổ sung kẽm cho bé hiệu quả

Bổ sung kẽm cho bé có tác dụng gì, có nên cho trẻ uống kẽm hay không phần viết trên đã giải đáp chi tiết. Dưới đây Fitobimbi sẽ gợi ý cho mẹ một vài cách bổ sung hiệu quả.

Với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng

Ở độ tuổi này, việc bổ sung kẽm nhanh và hiệu quả nhất là dùng sữa mẹ. Theo các chuyên gia, trong 4 tháng đầu sữa mẹ không chỉ chứa một lượng lớn kẽm mà còn cung cấp dồi dào kháng thể và vi chất. Tuy nhiên để bảo lượng sữa đáp ứng nhu cầu dùng kẽm của bé, mẹ nên bổ sung vào khẩu phần ăn của mình những thực phẩm như:

  • Nhóm thực thực phẩm giàu kẽm như thịt, trứng, cá, cua, rau xanh,…
  • Nhóm thực phẩm giàu vitamin C như cam, quýt, ổi, chanh để nâng cao khả năng hấp thụ
  • Bổ sung thêm một số loại hạt và ngũ cốc để hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn

Với trẻ từ 6 tháng tuổi

Giai đoạn 6 tháng tuổi trẻ bắt đầu có những cảm nhận đầu tiên về thức ăn. Do đó ta chỉ cần xây dựng chế độ ăn giàu dinh dưỡng kết hợp với việc dùng thêm các chế phẩm bổ sung là hoàn toàn có thể đáp ứng cho bé. Cụ thể:

Xây dựng chế độ ăn: Giai đoạn này mẹ nên chế biến các món ăn từ nhiều loại thực phẩm như tôm, cá, cua, trạch, thịt, trứng, các loại hạt, rau xanh để hạn chế nhàm chán và đảm bảo lượng kẽm cần dùng. Đối với các bé biếng ăn, mẹ có thể sử dụng các loại thực phẩm giàu kẽm, có khả năng kích thích vị giác, giúp bé ngon miệng hơn như: socola đen, sữa chua, hải sản, ngũ cốc,…

Sử dụng chế phẩm bổ sung kẽm: Để đảm bảo con không bị thiếu hụt vi chất mẹ có thể cho bé sử dụng sản phẩm tăng cường. Tuy nhiên mẹ hãy ưu tiên lựa chọn những sản phẩm có chiết xuất tự nhiên, an toàn, lành tính. Đồng thời trước khi sử dụng hãy tham vấn qua ý kiến bác sĩ về sản phẩm định dùng cho bé.

Trên đây là toàn bộ thông tin trả lời cho câu hỏi trẻ sơ sinh có nên bổ sung kẽm hay không, cách bổ sung kẽm cho bé thế nào hiệu quả. Hy vọng rằng qua bài viết này mẹ sẽ hiểu hơn về vai trò của kẽm với trẻ và biết cách sử dụng tối ưu.

Chia sẻ bài viết này