Cho trẻ uống sắt đúng thời điểm là điều quan trọng. Thời điểm uống không chỉ ảnh hưởng tới hiệu quả hấp thụ sắt, mà còn giúp hạn chế tối đa các tác dụng phụ không mong muốn. Vậy, trẻ em nên uống sắt vào lúc nào để đạt được lợi ích tốt nhất? Cha mẹ hãy cùng Fitobimbi tìm hiểu nhé!
1. Trẻ em uống sắt vào lúc nào tốt nhất?
Việc bổ sung sắt đúng thời điểm sẽ giúp trẻ phát triển khỏe mạnh. Vậy nên cho trẻ uống sắt vào thời điểm nào trong ngày?
1.1. Uống sắt vào buổi sáng
Nên cho trẻ uống sắt vào lúc nào? Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng buổi sáng là thời gian lý tưởng để bổ sung sắt cho trẻ. Lý do là bởi, thời điểm này, hàm lượng canxi trong cơ thể ở mức thấp nhất; vì vậy, quá trình hấp thụ sắt sẽ diễn ra hiệu quả hơn.
Chưa kể, uống sắt vào buổi sáng còn giúp tránh các tác dụng phụ không mong muốn như buồn nôn, dạ dày cồn cào (những vấn đề mà nhiều trẻ gặp phải khi uống sắt vào buổi tối).
1.2. Nên uống sắt lúc đói
Trẻ em uống sắt vào lúc nào tốt nhất? Cha mẹ nên cho trẻ uống sắt trước bữa ăn ít nhất 30 – 60 phút. Dạ dày “trống rỗng” đồng nghĩa với việc sẽ không có thành phần nào trong thức ăn (bao gồm các chất canxi, phosphate, phytate thường có trong sữa và ngũ cốc) ngăn cản cơ thể hấp thụ sắt vào máu.
Bên cạnh đó, quá trình hấp thụ sắt chủ yếu xảy ra tại tá tràng và một phần nhỏ ở dạ dày. Khi cho trẻ uống sắt trước bữa ăn, sắt sẽ di chuyển xuống tá tràng nhanh hơn vì không có thức ăn trong dạ dày làm vật cản.
Tuy nhiên, nếu trẻ cảm thấy khó chịu hoặc buồn nôn khi uống sắt lúc đói, cha mẹ có thể cho con uống sắt sau khi ăn một chút trái cây giàu vitamin C. Điều này vừa giúp tăng cường khả năng hấp thụ sắt của cơ thể, vừa giảm thiểu các tác dụng phụ.
2. Trẻ uống sắt sai thời điểm có sao không?
Uống sắt sai thời điểm có thể ảnh hưởng đến hiệu quả hấp thụ và gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn cho trẻ.
- Tác hại khi cho trẻ uống sắt sau khi ăn bữa ăn giàu canxi: Canxi và một số thành phần khác trong thực phẩm có thể cản trở quá trình hấp thụ sắt, dẫn đến việc cơ thể trẻ không nhận đủ lượng sắt cần thiết, gây ra tình trạng thiếu máu do thiếu sắt kéo dài.
- Tác hại khi cho trẻ uống sắt vào buổi tối hoặc trước khi đi ngủ: Vào buổi tối, hệ tiêu hóa thường hoạt động kém hơn, do đó làm giảm khả năng hấp thụ sắt. Điều này thường dẫn đến tình trạng tích tụ sắt trong ruột, gây ra các cảm giác khó chịu bao gồm cồn cào, buồn nôn, làm trẻ khó đi vào giấc ngủ.
Cho trẻ uống sắt sai thời điểm khiến sắt không được hấp thụ hoàn toàn và tích tụ trong ruột. Sắt tích tụ trong ruột kết hợp với thức ăn có thể dẫn tới tình trạng táo bón. Ngoài ra, lượng sắt dư thừa cũng tạo môi trường thuận lợi để vi khuẩn có hại trong hệ tiêu hóa phát triển, tăng nguy cơ đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy ở trẻ.
3. Cần lưu ý điều gì để trẻ hấp thụ sắt tốt nhất?
Chỉ biết trẻ em uống sắt vào lúc nào tốt nhất là chưa đủ. Có một số điều quan trọng khác mà cha mẹ nên áp dụng để đảm bảo con hấp thụ sắt tốt nhất.
3.1. Uống sắt đúng liều lượng
Uống sắt đúng liều lượng là điều quan trọng hàng đầu. Việc sử dụng quá ít hoặc quá nhiều sắt đều có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ. Uống sắt với liều lượng thấp sẽ không thể cải thiện tình trạng thiếu máu, trong khi thừa sắt có thể gây ngộ độc và các vấn đề về gan. Cha mẹ cần cho con uống sắt đúng liều lượng được bác sĩ khuyến nghị, đồng thời theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ để điều chỉnh liều lượng nếu cần thiết.
Nhu cầu sắt của trẻ theo từng độ tuổi | |
Độ tuổi | Nhu cầu sắt/ngày |
7 – 12 tháng | 11mg |
1 – 3 tuổi | 7mg |
4 – 8 tuổi | 10mg |
9 – 13 tuổi | 8mg |
14 – 18 tuổi | 11mg (bé trai) và 15mg (bé gái) |
3.2. Ưu tiên sắt amin dạng nước
Sắt amin dạng nước thường dễ hấp thụ hơn so với dạng viên hoặc bột. Vì vậy, cha mẹ nên ưu tiên cho con uống sắt dạng này để có thể tăng cường hiệu quả bổ sung sắt.
Sắt dạng nước cũng ít khi gây kích ứng dạ dày và táo bón. Bên cạnh đó, phần lớn các loại sắt dạng này còn có hương vị dễ chịu, giúp trẻ dễ uống hơn.
3.3. Bổ sung trái cây giàu vitamin C
Ăn trái cây giàu vitamin C sau khi uống bổ sung sắt giúp tăng cường khả năng hấp thụ sắt vào cơ thể. Vitamin C có khả năng chuyển hóa sắt từ dạng khó hấp thụ sang dạng dễ hấp thụ, cho phép cơ thể tận dụng tối đa lượng sắt bổ sung. Các loại trái cây như cam, quýt, dâu tây, kiwi và đu đủ là những lựa chọn tuyệt vời để trẻ ăn ngay sau khi uống sắt.
3.4. Cho bé đánh răng sau khi uống sắt
Cho bé đánh răng sau khi uống sắt là biện pháp hữu hiệu để ngăn ngừa hiện tượng sắt làm đen răng. Sắt, đặc biệt là sắt dạng nước, có thể bám vào men răng và khiến răng đổi màu. Việc đánh răng ngay sau khi uống sắt không chỉ giúp làm sạch răng mà còn hình thành thói quen vệ sinh răng miệng tốt cho trẻ từ nhỏ.
3.5. Tránh thực phẩm giảm hấp thụ sắt
Một số thực phẩm có thể giảm khả năng hấp thụ sắt của cơ thể, chẳng hạn như sữa, các sản phẩm từ sữa, trà, cà phê, các loại ngũ cốc giàu phytate, kháng sinh,… Cha mẹ nên cho con ăn, uống những sản phẩm này cách thời điểm uống sắt ít nhất 2 tiếng.
3.6. Bổ sung sắt đủ thời gian
Thời gian một đợt bổ sung sắt cho trẻ kéo dài 2 – 3 tháng. Sau đó có thời gian nghỉ giữa các đợt dùng, trung bình khoảng 1 – 3 tháng. Như vậy tính ra, mẹ có thể cho bé uống sắt 2-3 lần/ năm.
3.7. Lựa chọn sản phẩm phù hợp
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm bổ sung sắt cho trẻ. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn mẹ nên chú ý những tiêu chí sau:
- Chọn sắt hữu cơ để bé dễ hấp thu, chuyển hóa
- Chọn sắt có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, thương hiệu uy tín
- Chọn sắt dưới dạng siro, mùi vị thơm ngon, đáp ứng tiêu chí an toàn
Hiểu rõ vấn đề trẻ em uống sắt vào lúc nào tốt nhất là cách cha mẹ giúp con hấp thụ sắt hiệu quả và giảm các tác dụng phụ không mong muốn. Việc tuân thủ các nguyên tắc bao gồm: uống sắt vào buổi sáng, trước bữa ăn tối thiểu 30 – 60 phút (lúc đói), kết hợp với các thực phẩm giàu vitamin C, sẽ góp phần giúp con phát triển khỏe mạnh.