Nội dung chính

8 dấu hiệu trẻ chậm nói – Bố mẹ nên ghi nhớ

Có một nỗi lo “to đùng” của các ông bố, bà mẹ hiện nay đó là sợ con chậm nói. Khi mà tỷ lệ chậm nói ở trẻ nhỏ ngày một gia tăng. Vậy đâu là dấu hiệu trẻ chậm nói để bố mẹ sớm nhận biết và điều trị kịp thời cho con?

Cảnh báo 8 dấu hiệu trẻ chậm nói - Bố mẹ nên ghi nhớ!
Cảnh báo 8 dấu hiệu trẻ chậm nói – Bố mẹ nên ghi nhớ!

Chậm nói ở trẻ là gì?

Theo các nhà khoa học đánh giá, 3 năm đầu đời là khoảng thời gian kỹ năng ngôn ngữ ở trẻ phát triển mạnh mẽ nhất. Lúc này, các cơ quan nhận biết và phát ra âm thanh ở trẻ dần được hoàn thiện. Từ đó hỗ trợ khả năng bắt chước, tiếp nhận âm thanh và ngôn ngữ tiếp xúc. Vì vậy, mẹ sẽ thấy vốn từ vựng và khả năng nói của bé phát triển “như vũ bão”.

Chậm nói ở trẻ mới biết đi là dạng chậm phát triển phổ biến nhất. Đây là tình trạng khả năng ngôn ngữ và giao tiếp của trẻ chậm chạp hơn so với bạn bè cùng lứa tuổi. Trẻ có thể nói, nhưng với vốn từ rất ít, thường lặp đi lặp lại, khả năng thực hiện theo hiệu lệnh cũng sẽ là một thử thách.

Nếu con bạn chưa biết nói như một số trẻ khác cùng tuổi, xin đừng quá lo lắng. Sự phát triển ngôn ngữ ban đầu rất không đồng đều và diễn ra theo từng đợt. Việc chênh lệch vài tháng là không đáng kể và con bạn sẽ sớm bắt kịp.

>>> Shock với 8 nguyên nhân trẻ chậm nói không ngờ tới

Dấu hiệu trẻ chậm nói

Nếu bạn nghi ngờ rằng em bé của bạn bị chậm phát triển ngôn ngữ , đây là một số dấu hiệu cần lưu ý:

Trẻ 15 tháng tuổi và không nói bập bẹ

Đây là giai đoạn trẻ “thử nghiệm” với ngôn ngữ. Mẹ sẽ thấy bé bắt đầu bập bẹ. Tuy nhiên, nếu con của bạn hầu như im lặng và không hứng thú trong các cuộc trò chuyện, bạn có thể nghi ngờ trẻ chậm nói.

Trẻ không nói bập bẹ
Trẻ không nói bập bẹ

Đạt 2 tuổi và không biết nói

Từ 2 – 3 tuổi, trẻ em thường có vốn từ vựng khoảng 200 – 1000 từ. Nếu con bạn không thể tự mình nói và thường nhại lại lời người lớn, có nói được nhưng không hiểu nghĩa. Hoặc đôi lúc không bắt chước được hành động và lời nói của người khác thì có thể được coi là chậm nói.

Đạt 3 tuổi và không nói được câu ngắn

Nếu con bạn đã lên 3 tuổi và vẫn chưa nói được một câu hoàn chính, có thể đã đến lúc bạn nên cân nhắc rằng chúng bị chậm nói. Hãy nói chuyện với bác sĩ hoặc chuyên gia về bệnh lý học ngôn ngữ để xem xét về vấn đề này.

Trẻ không nói được câu ngắn
Trẻ không nói được câu ngắn

Chỉ sử dụng từ đơn lẻ

Đến 2 tuổi, con bạn có thể kết hợp ít nhất 2 từ với nhau để tạo thành cụm từ đơn giản (Chẳng hạn như “uống sữa”). Và đến 3 tuổi, con bạn nên kết hợp 4 – 5 từ trong câu. Nếu trẻ chỉ có thể có nói được những từ đơn lẻ vào các cột mốc phát triển này thì có thể coi đó là dấu hiệu trẻ chậm nói.

Phát âm kém

Con bạn có thể gặp khó khăn khi phát âm một số từ nhất định. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ bị rối loạn ngôn ngữ diễn đạt. Để chẩn đoán chính xác hơn, phụ huynh nên đưa trẻ đi khám chuyên khoa âm ngữ.

Gặp khó khăn khi làm theo hướng dẫn

Trẻ mới biết đi hiểu được các giới từ trái, phải, trên, dưới. Con bạn cũng sẽ có thể chỉ vào các đồ vật trong sách truyện khi được hỏi một câu đơn giản “cái gì” hoặc “ở đâu”. Nếu con bạn không quay lại khi được gọi tên hoặc bạn nói “quả bóng ở ngay sau lưng con” thì đây cũng là một trong những dấu hiệu trẻ chậm nói.

Trẻ gặp khó khăn khi làm theo chỉ dẫn
Trẻ gặp khó khăn khi làm theo chỉ dẫn

Khó để hiểu

Đến 2 tuổi, trẻ em nên hiểu được 50% cuộc hội thoại với người lớn. Đến năm 3 tuổi là 75%. Nếu trẻ mới biết đi khó để hiểu những gì bạn nói, chúng có thể cần trợ giúp để học cách phát âm chính xác hơn.

Lặp đi lặp lại các từ khi nói chuyện

Điều này có thể cho thấy con bạn bị nói lắp. Trong khi nói, việc thỉnh thoảng lặp lại các từ là điều bình thường, tuy nhiên, nếu con bạn thường xuyên làm như vậy, tốt nhất là bạn nên tìm lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa âm ngữ.

Hãy chắc chắn rằng khả năng nói của trẻ sẽ được cải thiện theo thời gian. Nếu bạn thấy khả năng nói của họ ít hoặc không cải thiện từ tháng này sang tháng khác, có thể đã đến lúc bạn nên tìm kiếm lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa âm ngữ.

??? Xem thêm: Trẻ chậm nói phải làm sao? 9 lời khuyên từ chuyên gia

Ba mẹ phải làm gì khi con chậm nói?

Khi bé nhà bạn có những biểu hiện trẻ chậm nói kể trên, bố mẹ hãy làm theo lời khuyên như sau:

  • Đưa trẻ tới gặp bác sĩ để được chẩn đoán và xác định nguyên nhân gây chậm nói
  • Thường xuyên trò chuyện, tương tác với trẻ
  • Bố mẹ hãy cùng đọc sách, hát với trẻ để chúng có thể bắt chước lại âm thanh được nghe. Điều này rất có ích cho sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ
  • Mô tả chi tiết về những đồ vật mà trẻ quan tâm. Chẳng hạn khi quan sát thấy mắt bé đang nhìn chăm chú chiếc ô tô. Bạn hãy nói “con muốn chiếc ô tô đó à?”, “chiếc ô tô màu đỏ có 4 bánh, chạy vù vù”,…
  • Khen thưởng, khích lệ khi bé học được điều mới
  • Cho trẻ ra ngoài để có cơ hội tiếp xúc với bạn bè cùng tuổi

Trên đây là một số dấu hiệu trẻ chậm nói. Mong rằng, bạn sẽ thấy thông tin này hữu ích. Đừng quên chia sẻ cho bạn bè và người thân cùng biết nhé!

Chia sẻ bài viết này