Nội dung chính

Trẻ chậm phát triển từ A – Z những thông tin mẹ cần biết

Trẻ chậm phát triển là gì? Biểu hiện như thế nào và các biện pháp khắc phục ra sao?… Muôn vàn những thắc mắc này sẽ được chúng tôi giải đáp trong bài viết dưới đây.

Từ A - Z những thông tin cần biết về trẻ chậm phát triển
Từ A – Z những thông tin cần biết về trẻ chậm phát triển

Tổng quan về trẻ chậm phát triển

Sự phát triển của trẻ nổi bật trong 3 lĩnh vực: thể chất, ngôn ngữ, trí tuệ và hành vi. Chậm phát triển chung là thuật ngữ sử dụng để chỉ trẻ chậm trễ 2 hay nhiều lĩnh vực phát triển.

Thật không may nếu con bạn nằm trong 1 – 3% số trẻ mắc chậm phát triển ở nước ta. Đáng buồn hơn nếu bố mẹ không kịp nhận ra sớm được điều đó, bỏ lỡ cơ hội giúp con có được sự phát triển toàn diện hơn trong tương lai.

Trẻ chậm phát triển trí tuệ là gì?

Chậm phát triển trí tuệ đặc trưng bởi chỉ số thông minh – IQ. Những đứa trẻ có trí tuệ yếu kém sẽ gặp hạn chế trong khả năng tư duy, ghi nhớ, học hỏi chậm,…

Trẻ chậm phát triển trí tuệ
Trẻ chậm phát triển trí tuệ

Trẻ chậm phát triển trí tuệ được chia làm những cấp độ như sau.

Mức độ nhẹ:

  • Điểm IQ của trẻ trong khoảng 50 – 75
  • Biết nói chậm, nhưng nếu được hướng dẫn trẻ sẽ sớm phát huy được năng lực bản thân
  • Khả năng tư duy kém nên gặp khó khăn trong việc học viết và đọc

Mức độ trung bình:

  • Điểm IQ của trẻ trong khoảng 35 – 55
  • Về cơ bản, trẻ vẫn có thể học viết và đọc. Nhưng quá trình này diễn ra chậm hơn
  • Đôi khi, trẻ không thể hiểu nghĩa ngay chính câu nói của mình đọc
  • Khả năng tính toán kém
  • Trẻ không thể tự chăm sóc bản thân nên cần được tham gia các lớp giáo dục đặc biệt
  • Trẻ có thể đi một mình, nhưng đó phải là nơi quen thuộc

Mức độ nặng

  • Điềm IQ của trẻ khoảng 20 – 40
  • Không có khả năng tự chăm sóc cho bản thân
  • Trẻ có những hành vi hiếu động thái quá, giảm chú ý trầm trọng. Vì vậy, kết quả học tập thường rất kém

Mức độ rất nặng

  • Điềm IQ của trẻ khoảng 20 – 25
  • Không có khả năng làm theo hướng dẫn của người lớn
  • Không hiểu được mong muốn của chính bản thân, khó khăn trong việc diễn đạt
  • Trẻ không có năng lực chăm sóc bản thân cần sự theo sát của người thân

Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ là gì?

Chậm phát triển ngôn ngữ là thuật ngữ chỉ những đứa trẻ gặp thách thức trong vấn đề giao tiếp, diễn đạt, tiếp thu thông tin và sử dụng ngôn ngữ.

Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ
Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ

Thực tế, một đứa trẻ phát triển bình thường sẽ nói được “tiếng đầu đời” khi vừa tròn 1 tuổi. Nhưng trước đó là cả một quá trình “làm quen” và “rèn luyện” để cho thấy những tiềm năng trong việc học ngôn ngữ của trẻ.

3 tháng:

  • Biết “hóng chuyện” khi người khác tương tác
  • Thích thu với những âm thanh vui nhộn
  • Biểu lộ sự hạnh phúc khi nghe tiếng mẹ

6 tháng:

  • Bắt đầu bập bẹ
  • Phản ứng khi được ai đó gọi
  • Thể hiện cảm xúc vui, cáu giận qua những tiếng la hét

9 tháng:

  • Hiểu nghĩa được những từ cơ bản. Chẳng hạn như “tạm biệt”, “xin chào”

12 tháng:

  • Bắt đầu nói được những từ có nghĩa. Chẳng hạn như “ba, mẹ, bà, bế”
  • Biết sử dụng cử chỉ. Chẳng hạn như chỉ vào món đồ vật mong muốn để được ba mẹ chú ý
  • Hiểu nghĩa được từ “không”

24 tháng:

  • Trẻ có khả năng bắt chước được âm thanh hoặc ngôn ngữ đơn giản
  • Ghép được từ đơn thành cụm gồm 2 từ
  • Bé có thể chỉ ra đâu là miệng, mũi, mắt

36 tháng:

  • Ngôn ngữ của trẻ bắt đầu rõ ràng và dễ hiểu hơn
  • Trẻ nói được câu dài hơn
  • Trẻ biết phân biệt và gọi tên đồ vật chứ không dùng cử chỉ nữa
  • Thích đặt câu hỏi, thích khám phá

Nếu con bạn không trải qua những cột mốc như trên thì có thể nghi ngờ rằng bé chậm phát triển ngôn ngữ.

Trẻ chậm phát triển thể chất

Sự phát triển thể chất sẽ phụ thuộc vào 2 yếu tố: Cân nặng và chiều cao. Trẻ chậm phát triển thể chất được hiểu là nhóm trẻ không tăng trưởng đúng như kỳ vọng ở độ tuổi đáng ra đã phải đạt được mức đó.

Trẻ chậm phát triển thể chất
Trẻ chậm phát triển thể chất

Chiều cao:

Ngay khi chào đời, trẻ sẽ đạt mức chiều dài khoảng 48 – 50cm. Sau đó, bé sẽ lớn nhanh như thổi.

  • 3 tháng đầu, mỗi tháng tăng 3 – 3.5cm
  • 3 tháng tiếp theo, mỗi tháng tăng 2cm
  • 6 tháng sau, mỗi tăng tăng từ 1 – 1.5cm
  • Từ 1 tuổi trở lên, do được bổ sung dinh dưỡng đầy đủ nên trẻ sẽ tăng trung bình 5cm mỗi năm

Cân nặng:

  • Cân nặng của một đứa trẻ mới sinh trung bình khoảng 3kg
  • Những tháng tiếp theo, cân nặng của trẻ sẽ được cải thiện đáng kể. Cụ thể: Vào tháng thứ 4 hoặc 5, trẻ có thể đạt được mức cân nặng gấp đôi, và đến sinh nhật đầu tiên là gấp 3 lần so với thời điểm mới sinh
  • Từ năm thứ 2, cân nặng của trẻ sẽ tăng trưởng chậm hơn, duy trì ở mức tăng 1.5 – 2kg/năm

Trẻ chậm phát triển hành vi

Trẻ tăng động giảm chú ý

Trẻ ADHD luôn có nguồn năng lượng khổng lồ, chúng có thể hoạt động, chạy nhảy không ngừng nghỉ mà chẳng cảm thấy mệt. Ngoài ra, trẻ thường tự ý rời khỏi chỗ trong những tình huống không cho phép. Chẳng hạn như đang trong giờ học.

Ngoài ra, trẻ ADHD còn gặp thách thức cho trong việc duy trì sự tập trung, chú ý. Trẻ thường hay quên đồ, thất lạc đồ, bỏ cuộc trước khi nhiệm vụ được hoàn thành, không lắng nghe lời người khác nói,…

Trẻ tăng động giảm chú ý
Trẻ tăng động giảm chú ý

Trẻ tự kỷ

Trẻ tự kỷ thường làm những hành động lặp đi lặp lại. Trẻ có thói quen đặc biệt và sẽ rất khó chịu nếu như thói quen này bị phá vỡ. Chẳng hạn như: Trẻ thường thích sắp xếp đồ chơi thành hàng dọc, nếu có sự lộn xộn xảy ra trẻ sẽ cảm thấy khó chịu.

Ngoài ra, trẻ tự kỷ còn không có khả năng nắm bắt tâm lý của người khác cũng như diễn đạt mong muốn của bản thân. Do đó, trẻ thường rất ít bạn bè, thích chơi một mình và bị cô lập.

Nguyên nhân bé chậm phát triển

Hiện các nhà khoa học vẫn chưa tìm được “thủ phạm” chính xác gây nên chậm phát triển ở trẻ. Tuy nhiên, những yếu tố sau được nghi ngờ là có liên quan đến tình trạng này:

  • Bệnh lý liên quan đến phát triển não bộ: Chấn thương sọ não, áp xe não, bệnh viêm màng não, u não, động kinh, não úng thủy,…
  • Do di truyền: Gen di truyền là nền tảng hình thành lên sự phát triển của. Các yếu tố có thể di truyền từ bố mẹ sang con là cấu tạo não, hoạt động thần kinh và các giác quan
  • Do quá trình mang thai: Trong giai đoạn thai kỳ, nếu người mẹ không may mắc phải các bệnh lý như nhiễm trùng, dị ứng, đau ốm, bệnh sởi, viêm màng não,… thì em bé sinh ra sẽ kém phát triển hơn bình thường
  • Do thiếu chất dinh dưỡng: Khẩu phần ăn của bé nghèo nàn, thiếu những dinh dưỡng cần thiết hoạt động của não cũng là nguy cơ kìm hãm sự phát triển
  • Do môi trường: Trẻ sống trong hoàn cảnh thiếu thốn sự quan tâm của bố mẹ. Cộng thêm với các yếu tố môi trường không thuận lợi, nhiều khói bụi, hóa chất độc hại sẽ gây kìm hãm sự phát triển của trẻ

Trẻ chậm phát triển phải làm sao?

Nhiều phụ huynh thắc mắc trẻ chậm phát triển có chữa được không? Phải nhấn mạnh rằng, chưa bao giờ là quá muộn để giúp trẻ có thể bắt kịp được bạn bè cùng trang lứa. Nhưng điều đầu tiên, bố mẹ phải chấp nhận những vấn đề xảy ra ở con mình, luôn đồng hành cùng con, quan tâm con để trẻ không bị tự ti, gây bất lợi cho quá trình điều trị.

??? Trẻ chậm phát triển có chữa được không? Điều trị như thế nào?

Cách dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ

Đánh năng lực các giác quan

  • Thị giác: Rèn luyện thị giác bằng những bài tập nhìn đồ vật dưới ở khoảng cách từ xa đến gần. Bố mẹ nên có những lựa chọn phong phú hơn ở các đồ vật. Từ kích thích, cấu tạo cho đến màu sắc
  • Thính giác: Cùng bé chơi trò nhận biết tiếng kêu của các con vật
  • Xúc giác: Cho trẻ cầm nắm các đồ vật. Sau đó, mẹ hãy mô tả cho trẻ về kết cấu, hình thái của chúng là gì, nóng hay lạnh, mềm hay cứng
  • Khứu giác: Những món ăn thơm ngon trong bữa ăn hàng ngày sẽ là “công cụ giáo dục” tuyệt vời cho bài tập rèn luyện khứu giác
  • Vị giác: Cho bé thử sức với những vị đặc trưng như ngọt, chua, mặn, đắng,… Đừng quên hỏi về cảm nhận của trẻ nhé!
Dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ
Dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ

Khơi gợi khả năng tư duy

Trẻ chậm phát triển trí tuệ thường tư duy kém. Do đó, bố mẹ cần nâng cao khả năng này ở trẻ thông qua các trò chơi về nhận biết, so sánh điểm giống và khác nhau của đồ vật. Hay tham gia vào những “cuộc phiêu lưu” truy tìm “kho báu”, ghép hình,…

Hướng dẫn trẻ thực hiện nhiệm vụ

Đây là kỹ năng còn thiếu của trẻ chậm phát triển trí tuệ. Bố mẹ cần trang bị để trẻ có thể tự chăm sóc bản thân. Để trẻ hiểu và thực hiện những nhiệm vụ, bố mẹ nên giải thích, hướng dẫn, chia nhỏ các bước và thật kiên nhẫn với trẻ. Những “nhiệm vụ” đầu tiên cho bé có thể là thu dọn đồ chơi, quét nhà, hỗ trợ mẹ đứng bếp,…

Hướng dẫn tập nói cho trẻ chậm phát triển ngôn ngữ

Đọc sách cùng trẻ

Những cuốn sách, truyện đầy màu sắc và hình nhân vật ngộ nghĩnh là nguồn cảm hứng bất tận để giúp trẻ chăm chỉ học nói. Bên cạnh đó, đây còn là “tổng kho” từ vựng, cho bé nạp thêm nhiều từ mới về nhiều chủ đề khác nhau.

Mỗi khi có thời gian rảnh, hãy ôm con vào lòng, mở một cuốn truyện mà bé yêu thích và đọc to. Mẹ hãy cố gắng nói nhiều hơn về nhân vật, sự vật, khung cảnh có trên trang sách đó nhé!

Cùng nhau học hát

Đây là cách dạy nói cho trẻ khá hiệu quả. Thông qua những giai điệu vui tươi, lời hát ngộ nghĩnh, trẻ chắc chắn sẽ cảm thấy phấn khích và tiếp thu tốt hơn.

Cùng nhau học hát
Cùng nhau học hát

Nói chuyện với trẻ mọi lúc, mọi nơi

Hãy tận dụng mọi cơ hội để được trò chuyện với trẻ. Ngay cả khi mẹ đang nấu ăn, hãy “mời” bé tham gia vào câu chuyện của mình. Nói và giải thích với bé về những gì mẹ đang làm, hỏi “con thích ăn món trứng yêu thích không”,… Điều này sẽ giúp bé mở rộng vốn từ và có thói quen giao tiếp tốt hơn.

Cho trẻ tiếp xúc với nhiều người

Học hỏi từ người khác lúc nào cũng là phương pháp hiệu quả nhất. Khi rèn luyện kỹ năng nói cũng vậy. Bố mẹ hãy cố gắng đưa trẻ ra ngoài thường xuyên, cho chúng tiếp xúc với bạn bè cùng tuổi có khả năng nói “cừ” hơn. Biết đâu đây sẽ động lực để trẻ sớm biết nói hơn.

Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ chậm phát triển thể chất

Không chỉ là những trẻ bị chậm phát triển thể chất mới cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng mà trẻ chậm phát triển chung đều cần được quan tâm.

  • Omega 3 và Omega 6: Cá ngừ, cá hồi, cá thu, hạt bí đỏ, hạt óc chó, hạt mè, hạnh nhân, hạt lanh,…
  • Chất đạm: Cá, trứng, đậu, thịt,…
  • Sữa và các chế phẩm từ sữa: Sữa công thức giàu DHA phù hợp với độ tuổi, phô mai, sữa chua,…
  • Trái cây và rau củ: Rau lá xanh, chuối, táo, bưởi, cam, cà rốt, bắp cải, rau súp lơ,…
  • Các nguyên tố vi lượng: Bí đỏ, gan động vật, thịt bòm,…

Để biết chi tiết hơn về khẩu phần ăn của trẻ, bố mẹ nên tham khảo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng. Hoặc đọc tham khảo từ chia sẻ chuyên gia của chúng tôi: Thực đơn dinh dưỡng cho trẻ chậm phát triển

Dinh dưỡng cho trẻ chậm phát triển
Dinh dưỡng cho trẻ chậm phát triển

Cách cải thiện hành vi của trẻ chậm phát triển

  • Mang lại cho trẻ cảm giác an toàn: Cho bé vui chơi và nghỉ ngơi trong không gian an toàn, yên tĩnh. Không để các vật dụng có thể gây thương tích trước tầm mắt của bé
  • Khen thưởng hành vi tốt: Khen thưởng, khích lệ khi trẻ có cư xử tốt hoặc học thêm được kỹ năng mới sẽ rất có lợi trong việc cải thiện hành vi của trẻ chậm phát triển. Bạn đừng nghĩ trẻ làm điều gì cũng gây ra rắc rối mà không giao nhiệm vụ cho chúng. Hãy thử thách trẻ từ những nhiệm vụ nhỏ nhặt nhất như nhặt rau, dọn đồ chơi,… Khi bé hoàn thành hãy khen ngợi để trẻ biết chúng đang làm rất tốt nhé!
  • Trở thành một chuyên gia của con bạn: Trẻ vì sao lại lên cơn thịnh nộ? hay có những hành vi phá phách? Hoặc điều gì khiến trẻ phấn khích và thích thú? Hãy nắm bắt tâm lý của con để có hướng giải quyết phù hợp
  • Cố gắng giữ bình tĩnh: Đôi khi trẻ có những hành động phá phách, la hét chỉ đơn giản là thu hút sự quan tâm, chú ý của mẹ. Vì vậy, trong tình huống này, bạn cần giữ bình tĩnh, kiểm soát cảm xúc cá nhân để tránh làm tình hình trở lên nghiêm trọng hơn
  • Hạn chế la mắng: Những lời nói tiêu cực với trẻ lúc này chỉ khiến chúng khó chịu hơn mà thôi. Vì vậy, bạn hãy để trẻ một mình trong không gian “an toàn” để giúp bình tâm hơn
  • Chia nhỏ nhiệm vụ: Trẻ chậm phát triển thường khó khăn trong việc thực hiện một điều gì đó đòi hỏi sự tập trung. Vì vậy, cách để “lôi kéo” trẻ tham gia đó là chia nhỏ nhiệm vụ, hướng dẫn từng bước thực hiện để chúng hoàn thành nhanh chóng hơn. Đồng thời hãy thiết lập giờ giải lao để trẻ được giải phóng năng lượng nhé
Cách giúp trẻ hiếu động bình tâm
Cách giúp trẻ hiếu động bình tâm

Trường cho trẻ chậm phát triển

Trẻ chậm phát triển cần một môi trường giáo dục đặc biệt để học tập và rèn luyện thích hợp:

Trường cho trẻ chậm phát triển ở hà nội

Trường mầm non Myoko

  • Địa chỉ: Số 3, ngõ 61, ngách 26/1 đường Trần Duy Hưng, TP.Hà Nội
  • SĐT: 0987.449.223

Trường chuyên biệt Ánh Sao

  • Địa chỉ 1: Tòa nhà C12, TT15, Khu đô thị Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội
  • Địa chỉ 2: Số 69 ngõ 255 Phố vọng, Đồng Tâm, Hà Bà Trưng, Hà Nội
  • SĐT: 0912.720.496 – 0948.458.258

Trường Hand in Hand

  • Địa chỉ: TT2, B9, KĐT Kim Văn, Kim Lũ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội
  • SĐT: 0987833299

Trung tâm can thiệp Sao Mai

  • Địa chỉ: Số 5, ngõ 9 đường Hoàng Đạo Thúy, Quận Thanh Xuân, TP.Hà Nội
  • SĐT: (84-4)35578135

Trung tâm chuyên biệt Bình Minh

  • Địa chỉ: Số 26 ngõ 126 đường Khuất Duy Tiến, Quận Thanh Xuân, TP.Hà Nội
  • SĐT: 0948.866.881

Trường dạy trẻ chậm phát triển tại tphcm

Mầm non Hoa Hồng Đỏ

  • Địa chỉ: Khu phố 6, Liên Phường KDC Nam Long Kiến Á, Phường Phước Long B, Quận 9, TP.HCM
  • SĐT: (08) 22 141 838

Trường giáo dục chuyên biệt Niềm Tin

  • Địa chỉ: Số 8 ngõ 16 ngách 2 đường Đặng Văn Ngữ, Phường 10, Quận Phú Nhuận, TP.HCM
  • SĐT: 08.39913839

Trường nuôi dạy trẻ em khuyết tật Củ Chi

  • Địa chỉ: Phạm Hữu Tâm, khu phố 3, thị trấn Củ Chi
  • SĐT: (083) 7907454

Trường tiểu học chuyên biệt 15/5

  • Địa chỉ: 275/6/7 Lý Thường Kiệt, Phường 15, Quận 11, TPHCM
  • Điện thoại: 08.8638.254

Trường tư thục Pooh Pi

  • Địa chỉ: Số 22 lô C đường Trường Sơn, Phường 15, Quận 10, TP.HCM
  • SĐT: 08.3970.3936

Trên đây là những thông tin về trẻ chậm phát triển. Hy vọng chia sẻ này sẽ trang bị thêm cho phụ huynh nhiều kiến thức bệnh lý bổ ích để có kinh nghiệm chăm sóc trẻ tốt hơn.

Chia sẻ bài viết này