Bé mọc răng biếng ăn là nỗi ám ảnh của cả gia đình bởi những chiêu thức dỗ dành cũng vô tác dụng. Vậy làm thế nào để bé không bị sụt cân? Mẹ hãy bỏ túi và áp dụng ngay “tuyệt chiêu” dưới đây để trẻ biếng ăn không còn là nỗi ám ảnh.
Vì sao trẻ mọc răng biếng ăn?
Mọc răng là quá trình phát triển mà mọi em bé đều phải trải qua. Theo Hiệp hội Nha Khoa Hoa Kỳ, khi được 3 tuổi, con sẽ có đủ 20 chiếc răng. Điều này đồng nghĩa với việc bé sẽ ăn được nhiều loại thức ăn. Tuy nhiên trước đó quá trình mọc răng sẽ phải trải qua rất nhiều đau đớn và tình trạng biếng ăn là điều không thể tránh khỏi. Vậy tại sao trẻ mọc răng biếng ăn?
Khi chiếc răng sữa đầu tiên nhú lên phần nướu của trẻ sẽ bị sưng nứt, tấy đỏ. Từ đó gây nhiều đau đớn, khiến con không muốn tiếp nhận thức ăn.
Ngoài ra còn một lý do khác nữa là khi mọc răng các enzyme trong cơ thể sẽ tập trung nhiều ở nướu. Kết quả là lượng enzyme tiêu hóa sụt giảm. Trẻ chán ăn, lười bú.
Không chỉ thế quá trình mọc răng có những trường hợp ngoại lệ như bị tiêu chảy, sốt, ho,… cũng có thể khiến bé lười ăn hơn mức bình thường.
Bé mọc răng biếng ăn làm sao để cải thiện?
Biếng ăn trong giai đoạn mọc răng là điều thường thấy ở trẻ. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ sớm cải thiện nếu mẹ áp dụng các biện pháp sau.
Xây dựng chế độ ăn phù hợp với bé
Giai đoạn mọc răng chế độ dinh dưỡng đóng vai trò lớn với sự phát triển của bé. Vì vậy lúc này việc chọn và chế biến thức ăn sao cho phù hợp là điều mà các mẹ bỉm quan tâm. Cụ thể:
- Mẹ nên chia nhỏ bữa ăn, tránh gây áp lực cho hệ tiêu hóa. Ngoài ra, trong khẩu phần ăn của bé mẹ nên loại bỏ những đồ ăn thô, cứng. Thay vào đó là các món dễ nuốt như canh, cháo, súp,…
- Nếu trẻ có hiện tượng ngứa nướu và hay gặm đồ, mẹ hãy luộc chín loại rau củ để bé cầm nắm và tự làm nhỏ thức ăn.
- Mẹ cũng không nên cho bé đồ quá nóng hoặc quá lạnh. Điều này không tốt cho sự phát triển của răng
- Giai đoạn mọc răng trẻ sẽ cần đến nhiều canxi. Nên mẹ cần phải tăng cường các món như trứng, sữa, phô mai, tôm, cá, đậu. Cho bé uống thêm nhiều sữa, nước trái cây, bổ sung vitamin cần thiết. Điều này sẽ giúp bù nước, làm mát và dịu vùng lợi đang bị sưng tấy của con.
Cung cấp nhiều nước cho bé
Đau khi mọc răng là nguyên nhân chính khiến trẻ chán ăn. Vì thế mẹ nên chú ý bổ sung đủ nước. Khi bị thiếu nước, trẻ dễ suy nhược, ảnh hưởng sức khỏe và quá trình phục hồi sau khi mọc răng.
Vệ sinh khoang miệng
Bé mọc răng biếng ăn phụ huynh nên vệ sinh lợi bằng khăn xô mềm và muối sinh lý. Điều này giúp con tránh được nguy cơ nhiễm trùng sau khi mọc răng.
Ngoài ra mẹ cũng hạn chế cho bé dùng núm ti giả hoặc ngậm bình sữa khi đang đi ngủ. Bởi vì điều này sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn xâm nhập, phát triển.
Làm dịu tình trạng sưng tấy
Đau nhức là một trong những nguyên nhân khiến trẻ chán ăn khi đang mọc răng. Vì vậy để con cải thiện mẹ hãy massage vùng lợi bằng khăn xô mềm. Để bé giảm bớt cảm giác khó chịu, kích thích ăn uống ngon hơn.
Hoặc mẹ có thể vệ sinh răng, nướu bằng nước lá hẹ để tăng khả năng sát khuẩn đồng thời làm mát vùng nướu. Từ đó đem đến cảm giác dễ chịu, kích thích các bé nhai, nuốt tốt hơn.
Dành thời gian chơi đùa cùng con
Với trẻ biếng ăn do đang mọc răng cha mẹ hãy nên bình tĩnh và dành thời gian chăm sóc con nhiều. Bé sẽ cảm nhận tình yêu của mẹ thông qua cái ôm hoặc những giờ chơi đùa. Đây là mẹo hay để con vượt qua thời kỳ “khủng hoảng”.
✔️✔️✔️ Trẻ giãn ruột có biếng ăn không? Nhận thức đúng để tránh gây sai lầm
Bé mọc răng biếng ăn thường kéo dài bao lâu?
Giống như bệnh tật, quá trình mọc răng cũng có tác động tiêu cực đến sự thèm ăn ở trẻ. Hầu hết các bé mọc răng đều có xu hướng lười ăn, bỏ bú. Vậy trẻ mọc răng sẽ biếng ăn trong bao lâu?
Theo các chuyên gia, thời gian mà trẻ mọc răng biếng ăn không dài, thường chỉ kéo dài từ 3-5 ngày. Khi những chiếc răng nhú lên khỏi lợi, trẻ sẽ có thể thèm ăn trở lại. Tuy nhiên khoảng thời gian này phụ thuộc rất nhiều vào cơ địa bé.
Nếu đề kháng tốt, quá trình mọc răng ít chịu đau đớn trẻ sẽ chỉ biếng ăn trong vòng vài ngày. Nhưng nếu sức khỏe kém hơn, thời gian biếng ăn sẽ kéo dài.
Thực đơn hấp dẫn cho trẻ mọc răng biếng ăn
Với bé mọc răng biếng ăn mẹ có thể thử một vài thực đơn dưới đây.
Giai đoạn từ 4-8 tháng tuổi
- Thời kỳ này mẹ nên cho bé bú mẹ hoàn toàn hoặc dùng thêm sữa công thức
- Với bé ăn dặm mẹ nên xay nhuyễn và trộn đều cháo với sữa hoặc nước hoa quả để đảm bảo dinh dưỡng
- Bên cạnh đó chuyên gia khuyến cáo nên tăng cường khoai tây nghiền, lòng đỏ trứng, cháo ngũ cốc và thức ăn mềm
Giai đoạn 8-24 tháng
Ở giai đoạn này khả năng ăn thô của bé chưa được hoàn thiện. Vì vậy, thực đơn mẹ nên chia nhỏ, chọn món xay nhuyễn để giảm áp lực cho hệ răng. Ngoài ra để đổi khẩu vị, mẹ cũng có thể cho bé ăn những món dễ nuốt như nui, bún, miến kèm theo lượng đạm từ thịt, cá và tôm. Dưới đây là những thực đơn gợi ý cho mẹ
Thực đơn cho bé 8-12 tháng tuổi
Giờ | Thứ 2, 4 | Thứ 3, 5 | Thứ 6, chủ nhật | Thứ bảy |
6h | Bú mẹ | Bú mẹ | Bú mẹ | Bú mẹ |
8h | Bột thịt lợn | Bột thị gà | Bột thịt bò | Bột trứng |
10h | 2-3 quả nho | 1/3 quả chuối | 2 miếng hồng xiêm | 1 miếng dưa hấu |
11h | Bú mẹ | Bú mẹ | Bú mẹ | Bú mẹ |
14h | Cháo trứng | Nui nấu gà hầm | Cháo cua | Cháo tôm |
16h | Nước cam | Nước ép ổi | Nước ép dưa hấu | Nước ép nho |
18h | Bột cá | Bột đậu xanh | Bột trứng | Bột gan lợn |
Thực đơn cho bé từ 1-2 tuổi
Giờ | Thứ 2, 4 | Thứ 3, 5 | Thứ 6, chủ nhật | Thứ bảy |
6h | 200ml sữa | 200ml sữa | 200ml sữa | 200ml sữa |
8h:30 | Bún nấu bò | Súp cua | Bánh giò | Bánh cuốn |
11h:30 | Cháo cua nấu rau mồng tơi | Cháo tôm nấm hương | Cháo tôm bí xanh phô mai | Cháo lươn su su |
14h | Sữa chua | Sữa chua | Sữa chua | Sữa chua |
16h:30 | Cháo cá rau cải, tráng miệng nước cam | Cháo thịt lợn rau ngót, 1 miếng đu đủ | Cháo sườn hạt sen, dưa hấu tráng miệng | Cháo thịt gà bí đỏ, bơ tráng miệng |
20h | 200-250ml sữa | 200-250ml sữa | 200-250ml sữa | 200-250ml sữa |
Giai đoạn từ 2-3 tuổi
Ở thời kỳ răng mọc hoàn thiện mẹ nên xây dựng thực đơn nhiều món. Có thể dùng bánh mì, bún, miến, phở kèm theo các loại rau luộc và hấp. Kèm theo bố trí sao đẹp mắt để bé cảm thấy hứng thú hơn. Dưới đây là 7 thực đơn trong tuần gợi ý cho bé.
Giờ | Thứ 2, 4 | Thứ 3,5 | Thứ 6,chủ nhật | Thứ bảy |
7h | 1/2 cái bánh mì, 1 cốc sữa đậu nành | Cháo thịt lợn, 1/2 quả chuối | Phở bò, 1 miếng đu đủ | Cháo thịt gà, 1 quả quýt |
11h | Cơm nát, đậu phụ nhồi thịt, canh mồng tơi nấu mướp. 1 quả chuối tiêu. | Cơm nát, thịt viên sốt cà chua, canh rau ngót nấu thịt nạc, 1 quả quýt tráng miêng. | Cơm nát, trứng trộn thịt rán, canh cá nấu chua, rau muống xào, 1 miếng dưa hấu | Cơm nát, cá sốt cà chua, canh cải nấu tôm, 2 miếng xoài chín |
14h | Sữa chua | Váng sữa | Chè đậu đen | Bánh bông lan |
18h | Cơm nát, thịt bò xào giá, canh rau ngót nấu thịt, 1 quả hồng xiêm | Cơm nát, thịt nạc vai băm rim nước mắm, canh cải nấu cá, chuối tiêu 1 quả | Cơm nát, thịt bò sốt vang, canh cua rau muống, 1 quả quýt ngọt | Cơm nát, cà tím bung thịt và đậu phụ; thịt nạc xào su su, đu đủ 2 miếng |
20h | Sữa 200ml | Sữa 200ml | Sữa 200ml | Sữa 200ml |
Trên đây là những tuyệt chiêu giúp mẹ khắc phục tình trạng bé mọc răng biếng ăn tại nhà. Hy vọng với kiến thức này mẹ sẽ có thể đồng hành cùng bé “vượt chướng ngại vật” thành công.