Nội dung chính

Biếng ăn tâm lý ở trẻ phải làm thế nào?

Trẻ biếng ăn có thể do nhiều nguyên nhân, một trong số đó là do tâm lý. Vậy làm thế nào để nhận biết và khắc phục tình trạng biếng ăn tâm lý ở trẻ? Dưới đây Fitobimbi sẽ bật mí cho mẹ 5 mẹo vặt hay để cải thiện tình trạng này.

bieng an tam ly o tre

Biếng ăn tâm lý là gì?

Trẻ nhỏ ngoài yếu tố bệnh lý, sinh lý thì còn bị biếng ăn tâm lý. Vậy biếng ăn tâm lý ở trẻ là gì? Theo các chuyên gia, biếng ăn tâm lý là một dạng rối loạn ăn uống mà trẻ sẽ tự giới hạn thức ăn của mình vì những yếu tố cảm xúc như: Bị la mắng, quát nạt, thay đổi môi trường hoặc có cảm giác cô đơn,…

So với biếng ăn sinh lý, biếng ăn bệnh lý thì biếng ăn tâm lý đòi hỏi mẹ phải kiên nhẫn và tinh tế hơn. Tình trạng này nếu không cải thiện sớm có thể ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và cảm xúc của bé. Sinh ra vấn đề về sức khỏe như loãng xương, tổn thương thận hoặc mắc bệnh tim,…

Biếng ăn tâm lý xảy ra khi trẻ có những cảm xúc tiêu cực
Biếng ăn tâm lý xảy ra khi trẻ có những cảm xúc tiêu cực

Phân biệt biếng ăn tâm lý và các loại biếng ăn khác

Muốn giải quyết tận gốc tình trạng biếng ăn ở trẻ mẹ phải nắm rõ nguyên nhân và cách phân biệt triệu chứng. Theo các chuyên gia biếng ăn tâm lý, sinh lý và bệnh lý có điểm giống và khác nhau như sau:

Giống nhau

  • Các bé đều ăn không hết khẩu phần ăn của mình
  • Thời gian bữa ăn kéo dài trên 30 phút
  • Bé có phản ứng thái quá như khóc, chạy trốn hoặc bị trớ thức ăn
  • Bé chỉ ăn một loại thức ăn và không chịu làm quen thức ăn mới
  • Chỉ số chiều cao, cân nặng dưới mức tiêu chuẩn

Khác nhau

  • Biếng ăn sinh lý: Là loại biếng ăn xuất hiện trong khoảng thời gian rất ngắn, chỉ vài ngày hoặc 1-2 tuần. Sau khi cơ thể thích ứng với sự biến đổi thể chất như mọc răng, ăn dặm, tập đi trẻ sẽ ăn ngon trở lại
  • Biếng ăn bệnh lý: Khác với biếng ăn sinh lý, biếng ăn bệnh lý xảy ra khi trẻ mắc các chứng bệnh khiến hệ tiêu hóa ảnh hưởng. Có thể do cảm cúm, viêm tai, viêm họng, lở miệng hoặc thiếu máu. Khi bệnh lý được cải thiện chứng biếng ăn của bé cũng được khắc phục
  • Biếng ăn tâm lý: Là loại biếng ăn xuất hiện do môi trường và cách chăm sóc thiếu khoa học khiến con có những cảm xúc tiêu cực. Khác với hai loại biếng ăn ở trên, biếng ăn tâm lý thường cần thời gian cải thiện lâu hơn
Biếng ăn bệnh lý sẽ tự cải thiện khi bé hết ốm
Biếng ăn bệnh lý sẽ tự cải thiện khi bé hết ốm

Nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn tâm lý

Biếng ăn tâm lý ở trẻ khởi phát do nhiều nguyên nhân, một trong số đó là:

  • Bị ép buộc: Cha mẹ nào cũng sợ con thiếu chất. Vì vậy khi bé lười ăn các mẹ thường hay ép buộc khiến cho không khí bữa ăn thêm phần căng thẳng. Theo các chuyên gia, việc ép trẻ ăn nhiều sẽ khiến hệ thống tiêu hóa cảm thấy “áp lực”. Lâu ngày sinh ra sợ hãi, khó chịu và trẻ lười nhận thức ăn
  • Bị quát mắng: Biếng ăn tâm lý có thể khởi phát do mẹ thường xuyên sử dụng biện pháp cực đoan như la mắng, quát nạt, đánh đập hoặc ép buộc trẻ ăn. Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hành động này có thể khiến bé sinh ra nỗi sợ, thậm chí chán ghét bữa ăn. Vì vậy mỗi khi đến bữa con thường khóc lóc và giãy giụa nhiều hơn
  • Trẻ được nuông chiều quá: Sự nuông chiều, quan tâm quá mức đến chuyện ăn uống của trẻ cũng là nguyên nhân khiến con sinh ra tâm lý lười ăn và không tiếp nhận món mới
  • Không quen môi trường mới: Môi trường sống thay đổi cũng là nguyên nhân khiến bé lười ăn. Theo các chuyên gia, việc đột ngột thay đổi nơi ở, lịch bú và cách ăn có thể khiến trẻ bị ngợp và không kịp thích ứng. Do đó con thường bỏ ăn, lười bú
  • Trẻ thấy cô đơn: Trẻ nhỏ luôn cảm thấy tò mò bởi âm thanh và tiếng động bên ngoài. Vì vậy nếu mẹ duy trì chế độ ăn “1 mẹ 1 con” bé sẽ cảm thấy nhàm chán, sinh ra lười ăn

>>> Trẻ biếng ăn chậm lớn phải làm sao? 10 cách giúp trẻ ăn ngon

nguyen nhan bieng an tam ly

Dấu hiệu biếng ăn tâm lý ở trẻ mẹ nên “nằm lòng”

Mẹ có thể dễ dàng nhận biết tình trạng biếng ăn tâm lý ở trẻ dựa vào những dấu hiệu sau:

  • Bé lấy tay che miệng hoặc ngậm chặt mỗi khi thức ăn đưa đến
  • Bé lắc đầu, quay mặt khi mẹ chuẩn bị đút thức ăn
  • Bé thường xuyên ngậm thức ăn trong miệng, không nhai, không nuốt. Khi bị ép sẽ la khóc dữ dội
  • Bé từ chối thức ăn bằng cách trả vờ ốm hoặc có biểu hiện lè thức ăn ra khi mẹ ép buộc
  • Bữa ăn của bé kéo dài trên 30 phút với khẩu phần ăn chỉ bằng ½ thức ăn theo tuổi
  • Ngoài ra một số bé còn không phát triển cân nặng, chiều cao trong thời gian dài
Khi bị ép buộc trẻ sẽ lười ăn
Khi bị ép buộc trẻ sẽ lười ăn

Mẹo cải thiện tâm lý của trẻ biếng ăn

Để khắc phục được tình trạng biếng ăn tâm lý ở trẻ đầu tiên mẹ phải học cách lắng nghe các bé. Dưới đây là 5  biện pháp giúp bé “vượt chướng ngại vật” thành công.

Không nên ép trẻ ăn

Rất nhiều mẹ Việt thường có thói quen ép buộc trẻ ăn theo ý mình. Chính tình trạng này đã khiến bữa ăn của bé giống như “cuộc chiến” với nỗi sợ hãi ngày càng tăng cao. Chưa kể, khi bị ép buộc bé thường vừa khóc vừa nuốt thức ăn nên dễ bị sặc.

Vì vậy theo các chuyên gia, thay vì ép buộc mẹ hãy để bé ăn theo nhu cầu. Cho ăn khi muốn và dừng khi no để con cảm nhận không khí vui vẻ của bữa cơm nhà. Trường hợp bé ăn rất ít mẹ hãy tăng cường số lượng bữa ăn đồng thời cải thiện thực đơn dinh dưỡng sao cho hợp lý.

>>> Mẹ có biết: Fitobimbi Appetito – Siro hỗ trợ cho trẻ ăn ngon

Thay đổi thực đơn cho bé

Biếng ăn tâm lý ở trẻ có thể cải thiện bằng cách thay đổi thực đơn. Bởi theo chuyên gia, vị giác của trẻ thường rất nhạy cảm. Nếu chỉ ăn mãi một món trong thời gian dài con sẽ mất đi cảm giác thèm ăn. Do đó mẹ hãy thay đổi thực đơn liên tục, tăng cường thực phẩm tốt cho tiêu hóa kết hợp với việc trình bày đẹp mắt để bé cảm thấy ngon hơn.

Khi trẻ biếng ăn mẹ hãy thay đổi thực đơn sao cho phù hợp
Khi trẻ biếng ăn mẹ hãy thay đổi thực đơn sao cho phù hợp

Cho bé ăn cùng gia đình

Trẻ biếng ăn tâm lý một phần là do cảm thấy cô đơn. Vì vậy mẹ hãy thay đổi chiến thuật “một mẹ một con” sang cách cho bé ăn cùng gia đình. Tưởng chừng việc này khá là đơn giản nhưng lại giúp bé cảm thấy vui hơn. Nhiều nghiên cứu khoa học cũng đã chỉ ra khi nhìn thấy mọi người ăn uống bé sẽ thay đổi thói quen của mình, học cách bắt chước người lớn. Vì vậy đây là “bí kíp” bỏ túi được nhiều mẹ bỉm truyền tay khi bé biếng ăn.

Ngoài ra để bé cảm thấy hứng khởi và vui vẻ hơn bữa cơm nhà, mẹ hãy thử kể một câu chuyện vui hoặc thay đổi không gian ăn uống.

Chuyển môi trường từ từ

Chuyển tiếp môi trường một cách từ từ cũng là cách hay để bé tránh sự thay đổi đột ngột. Theo các chuyên gia với bé đang tuổi đi học, thời gian đầu tới lớp mẹ chỉ nên để bé ở lớp 2-3 tiếng rồi đón về. Sau đó đưa bé đến lớp ăn trưa cùng bạn. Dần dần khi bé đã quen với lớp mẹ hãy để con ở lại cả ngày.

Cải thiện tiêu hóa và bổ sung dinh dưỡng

Biếng ăn tâm lý thường sẽ dẫn đến quá trình giảm tiết enzym. Do đó nếu trẻ lo lắng mà không ăn được mẹ hãy cho con sử dụng các loại men chứa vi sinh. Cùng với đó hãy thử thay đổi chế độ dinh dưỡng, bổ sung vi chất kích thích ăn ngon như kẽm, selen, vitamin C từ rau, củ, quả và thịt, cá,… Đồng thời hạn chế trộn thuốc cùng với thức ăn, không cho bé ăn vặt trước giờ ăn chính.

Biếng ăn tâm lý ở trẻ sẽ được cải thiện nếu mẹ quan tâm và hiểu tâm lý của bé. Hy vọng với 5 mẹo nhỏ ở trên, mẹ bỉm có thể giúp con ăn ngon trở lại.

Chia sẻ bài viết này