Nội dung chính

Bé 2 tuổi không chịu ăn: 7 nguyên nhân và 4 giải pháp

Bé 2 tuổi không chịu ăn là hiện tượng thường gặp. Mẹ sốt ruột khi cả ngày bé chẳng ăn gì, cân nặng thì đứng im. Vậy đâu là nguyên nhân khiến bé không chịu ăn? Làm cách nào để khắc phục tình trạng này? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!

Bé 2 tuổi không chịu ăn

Bé 2 tuổi không chịu ăn là gì?

 2 tuổi là thời điểm trẻ đang hoàn thiện quá trình mọc răng. Mặt khác, giai đoạn này bé chuyển từ cháo sang cơm nát, cơm dẻo nên dễ xảy ra tình trạng không chịu ăn .

Hiện tượng bé không chịu ăn cơm gọi chung là biếng ăn. Đây là tình trạng bé không muốn ăn, ăn ít hơn bình thường, ăn không chịu nhai mà ngậm trong miệng hoặc bữa ăn kéo dài hơn 30 phút. Trong bữa cơm, trẻ chỉ ăn một vài món ăn hoặc từ chối ăn tất cả các loại thức ăn. Khi nhìn thấy thức ăn thường bịt miệng, quấy khóc, dẫn đến lượng thức ăn trong mỗi bữa ít hơn. Tình trạng này kéo dài có thể ảnh hưởng tới sự phát triển  tầm vóc của trẻ.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ không chịu ăn, do bệnh lý, tâm lý hay những thay đổi về mặt sinh lý. Những nguyên nhân biếng ăn đến từ bên trong và cả từ bên ngoài. Vì vậy, ngoài việc khuyến khích, động viên trẻ thì ba mẹ cũng nên thay đổi thói quen của mình để trẻ không còn biếng ăn nữa.

Nguyên nhân bé 2 tuổi không chịu ăn

Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến biếng ăn ở trẻ:

Thói quen ăn uống thiếu khoa học

Bé không chịu ăn nguyên nhân một phần bắt nguồn từ sai lầm của ba mẹ trong cách chăm sóc bé. Điển hình như:

  • Nhồi nhét, ép buộc trẻ ăn cơm dù đã no
  • Cho trẻ ăn một vài món quen thuộc hết ngày này qua ngày khác khiến bé cảm thấy nhàm chán
Bé không chịu ăn do thói quen ăn uống thiếu khoa học
Bé không chịu ăn do thói quen ăn uống thiếu khoa học

Bé đang mọc răng

Quá trình mọc răng mang lại cảm giác vô cùng khó chịu, thậm chí trong nhiều trường hợp trẻ còn phát sốt. Điều này khiến con còn không thiết tha với chuyện ăn uống thường ngày. Vì vậy để khắc phục mẹ nên chuẩn bị những món ăn mềm, mới lạ kích thích vị giác của con.

Biếng ăn tâm lý

Ngoài nguyên nhân trên, bé 2 tuổi không chịu ăn còn do áp lực tâm lý. Bé không quen với môi trường mới và thói quen sinh hoạt hàng ngày nên chưa kịp thích nghi. Hoặc có cảm giác bị ép buộc nên gây tâm lý sợ hãi, căng thẳng khi đến giờ ăn.

Bé bị ốm

Bé 2 tuổi không chịu ăn cơm còn có thể là do bị ốm. Khi ốm, trẻ thường cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, giảm cảm giác thèm ăn. Mặt khác, việc dùng thuốc điều trị, đặc biệt là kháng sinh có thể làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Từ đó khiến hệ tiêu hóa của bé gặp trục trặc, ăn uống khó hấp thu. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn tới tình trạng trẻ không muốn ăn, lười ăn.

Bé bị ốm nên không chịu ăn
Bé bị ốm nên không chịu ăn

Thực đơn nhàm chán

Giống như người lớn, khi phải ăn hoài một món trẻ sẽ thấy chán và không muốn ăn. Vì vậy, nếu mẹ cho bé ăn một món ăn nhiều ngày liên tiếp thì sẽ rất dễ “đẩy” đến tình trạng biếng ăn. Ở giai đoạn 2 tuổi trẻ đã biết chú trọng cảm giác, một món ăn hấp dẫn,  trình bày đẹp mắt sẽ thu hút bé nhiều hơn.

Khẩu phần ăn quá lớn

Đa số ba mẹ thường có tâm lý sợ con bị đói nên nhồi nhét nhiều. Thế nhưng, các bé lại dễ hoảng hốt khi ngồi vào bàn thấy bát cơm ụ. Mặt khác, ăn quá nhiều, quá no có thể khiến cơ quan tiêu hóa của bé phải hoạt động hết công suất dẫn đến cảm giác no không muốn ăn. Hậu quả là giờ giấc ăn uống của bé đảo lộn hoàn toàn.

Khẩu phần ăn quá lớn khiến bé thấy áp lực
Khẩu phần ăn quá lớn khiến bé thấy áp lực

Bé không chịu ăn do mất tập trung

Nhiều gia đình có thói quen cho bé ăn rong, vừa xem tivi vừa ăn. Điều này không những không giúp bé ăn nhanh hơn mà còn khiến bé mất tập trung. Từ đó làm cho bữa ăn kéo dài, thức ăn nguội lạnh khiến bé không muốn ăn.

Trẻ 2 tuổi gặp phải vấn đề gì nếu không chịu ăn?

Biếng ăn, không chịu ăn là chuyện thường ngày ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nếu tiếp tục kéo dài, biếng ăn có thể gây ra những hậu quả ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ.

Thấp bé, nhẹ cân

Giai đoạn 2 tuổi bé dần cai sữa nên nguồn cung cấp dinh dưỡng chính là cơm và thức ăn. Cho dù ba mẹ có cho bé uống sữa nhiều đi nữa chăng nữa cũng không bù đắp được chất dinh dưỡng bằng cơm. Vì vậy, nếu bé 2 tuổi không chịu ăn cơm kéo dài, cơ thể sẽ bị thiếu hụt năng lượng và vi chất, khiến trẻ trở nên còi cọc, nhẹ cân, ảnh hưởng đến tầm vóc sau này.

Hậu quả bé biếng ăn kéo dài
Hậu quả bé biếng ăn kéo dài

Suy giảm hệ miễn dịch

Vitamin A, C, selen, protein và kẽm là những chất dinh dưỡng cần thiết cho một hệ miễn dịch khỏe mạnh. Vì vậy, nếu bé 2 tuổi không chịu ăn cơm, chắc chắn cơ thể không có đủ những chất này. Hậu quả là hệ miễn dịch của bé bị suy yếu, khi đó con sẽ dễ bị ốm.

Thiếu máu do thiếu sắt

Ngoài ra, việc bé lười ăn, biếng ăn còn làm con không hấp thu đủ sắt, dẫn đến nguy cơ thiếu máu. Các trường hợp trẻ thiếu máu do thiếu sắt có thể gây ra các triệu chứng như sau: sưng bàn tay và bàn chân, nhịp tim tăng, khó thở,…

Bé 2 tuổi không chịu ăn cơm phải làm sao?

Ưu tiên cho bé ăn những món bé thích

Khi xây dựng thực đơn, mẹ nên ưu tiên nấu món ăn bé thích. Đặc biệt là các loại trái cây như xoài, lê, táo, ổi,… Trong quá trình ăn, mẹ nên theo dõi biểu cảm của bé để biết bé thích ăn gì, ghét ăn gì. Từ đó thay đổi sao cho phù hợp. Tuy nhiên, mẹ không nên để bé thỏa thích ăn các món ăn vặt như đồ ăn nhanh, bánh kẹo, bim bim,… Bởi những loại đồ ăn này khiến bé no bụng, giảm cảm giác thèm ăn với cơm và kén chọn thức ăn hơn.

Cho bé ngồi ăn cùng gia đình

Tập thói quen ăn cùng gia đình sẽ mang lại vô vàn lợi ích cho bé đó mẹ ơi. Đây là một cơ hội tuyệt vời để bé thấy mọi người ăn uống vui vẻ, ngon miệng thế nào. Đồng thời giúp con làm quen với nhiều món ăn và hình thành thói quen ăn uống lành mạnh, đúng giờ. Bên cạnh đó, ngồi cùng gia đình còn là cách dạy bé cách cư xử trong bữa ăn, con sẽ noi gương theo ba mẹ và các thành viên khác.

Cho bé 2 tuổi ngồi ăn cùng gia đình
Cho bé 2 tuổi ngồi ăn cùng gia đình

Không ép trẻ ăn

Cách mẹ tập cho bé ăn cơm có ảnh hưởng rất nhiều tới tâm lý của trẻ. Nếu mẹ cho bé ăn đúng cách thì sẽ tạo được hứng thú. Ngược lại, nếu làm không tốt bước này, còn sẽ sợ ăn, biếng ăn. Vì vậy, ba mẹ tuyệt đối không nên ép trẻ ăn nhiều. Hãy bắt đầu với một lượng thức ăn nhỏ, sau đó tăng dần. Ngoài ra, bữa ăn của bé không nên kéo dài quá 30 phút, tránh tình trạng bé ngậm, không nuốt. Đặc biệt, mẹ cần kiên nhẫn, không quát mắng, dọa nạt khiến trẻ sợ hãi.

Tuyệt đối không ép trẻ ăn
Tuyệt đối không ép trẻ ăn

Chắc chắn giai đoạn bé tập làm quen với cơm này sẽ rất khó khăn. Ba mẹ cần chuẩn bị sẵn tâm lý, không sốt ruột khi thấy cân nặng con chững hoặc giảm. Đồng thời, nên tạo niềm vui trong bữa ăn, để trẻ tự giác, không bị áp lực bởi bất kỳ điều gì.

Thường xuyên thay đổi thực đơn

Mẹ nên xây dựng thực đơn cho bé đầy đủ dưỡng chất, đa dạng món ăn phù hợp với độ tuổi và sở thích. Điều này sẽ giúp con cảm thấy thích thú mỗi khi tới giờ ăn. Đôi khi chỉ là những món đơn giản như trứng, rau củ nhưng nếu mẹ sáng tạo thêm bằng cách thay đổi trình bày sẽ khiến trẻ ăn ngon miệng và nhiều hơn đó!

Dù đa dạng thực đơn, mẹ vẫn cần cung cấp đầy đủ cho trẻ các dưỡng chất sau:

  • Tinh bột: gạo, bánh mì, ngũ cốc và các loại rau củ như bí ngô, bắp, khoai,…
  • Chất đạm: các loại hải sản (tôm, cá ngừ, cá trích, cá hồi), thịt gà, thịt heo, thịt bò,…
  • Chất xơ: Cam, bưởi, các loại ngũ cốc, các loại đậu, các loại rau xanh đậm,…
  • Chất béo: Mẹ có thể lựa chọn nhóm chất béo từ động vật như mỡ cá, phomai hoặc chất béo từ thực vật như dầu hướng dương, dầu mè, dầu oliu,…

Bài viết trên đã giúp mẹ giải đáp nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng bé 2 tuổi không chịu ăn. Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp ích cho phụ huynh trong hành trình chăm sóc bé yêu!

Chia sẻ bài viết này