Trẻ còi xương biếng ăn là tình trạng phổ biến ở giai đoạn dưới 5 tuổi. Đây là mối lo ngại của rất nhiều phụ huynh, không chỉ gây ảnh hưởng đến sự phát triển tầm vóc mà còn khiến trẻ dễ mắc bệnh hơn.
- Trẻ ốm dậy biếng ăn mẹ nên làm gì để con cải thiện?
- Trẻ ăn ngậm ăn nhanh thun thút nhờ 9 tuyệt chiêu này
Dấu hiệu trẻ còi xương biếng ăn
Khi trẻ có biểu hiện còi cọc, biếng ăn, chậm lớn, nhiều cha mẹ thường nghĩ đến tình trạng trẻ bị còi xương. Tuy nhiên, điều này chưa chắc chắn đúng. Bởi, với 1, 2 dấu hiệu mập mờ chưa đủ để chẩn đoán trẻ mắc còi xương.
Dưới đây là những dấu hiệu trẻ biếng ăn còi xương:
- Trẻ dễ nôn trớ, thường xuyên quấy khóc
- Trẻ hay ra mồ hôi trộm
- Trẻ dễ giật mình, ngủ không ngon giấc
- Trẻ bị rụng tóc vành khăn
- Trẻ có biểu hiện đầu bẹp, bướu trán, thóp lâu kín, bờ thóp mềm và rộng
- Các mốc phát triển của trẻ như lẫy, bò, đứng, đi chậm hơn so với những trẻ cùng trang lúa
- Trẻ bị co giật do hạ canxi máu
Khi nhận thấy trẻ có cả dấu hiệu biếng ăn và còi xương, cha mẹ cần giải quyết từng tình trạng, không nên để bệnh kéo dài gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
Nguyên nhân trẻ còi xương biếng ăn
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ biếng ăn còi xương, bao gồm:
Trẻ mắc chứng biếng ăn
Trẻ lười ăn, hấp thụ dinh dưỡng kém lâu dần dẫn đến còi xương. Biếng ăn kéo dài sẽ khiến trẻ chậm tăng cân. Nếu không can thiệp kịp thời có thể dẫn đến còi xương. Bên cạnh đó, sức đề kháng cũng có thể bị suy giảm, làm bé dễ mắc bệnh. Tình trạng này kéo dài tạo nên một vòng luẩn quấn biếng ăn – bệnh lý – biếng ăn.
Thiếu hụt vi chất dinh dưỡng
Đây là thủ phạm hàng đầu gây ra hiện tượng trẻ còi xương biếng ăn. Các vi chất quan trọng thường bị thiếu hụt trong khẩu phần ăn của trẻ là iot, canxi, kẽm, sắt,… Trong đó, kẽm có vai trò quan trọng nhất, giúp cơ thể chuyển hóa năng lượng và cải thiện miễn dịch. Trẻ thiếu hụt kẽm rất dễ mắc bệnh đường hô hấp, tiêu chảy, dẫn đến biếng ăn và chậm lớn.
Trẻ biếng ăn còi xương do bệnh lý
Trẻ mắc những căn bệnh như viêm gan, nhiễm khuẩn huyết, viêm mũi họng, tiêu chảy, viêm phổi, sốt… không chỉ khiến bé ăn không ngon miệng, chậm tiêu hóa mà còn làm giảm quá trình chuyển hóa dinh dưỡng. Tình trạng này kéo dài có thể khiến trẻ bị còi xương.
Nguyên nhân khác
Ngoài ra, trẻ còi xương biếng ăn còn xuất phát từ những nguyên nhân khác như: mọc răng, sâu răng, viêm họng, thói quen ăn uống không đầy đủ dinh dưỡng hoặc không phù hợp với độ tuổi trẻ, cha mẹ ép ăn khiến con sợ hãi, trẻ mải chơi và ăn uống không theo giờ giấc cố định, cho bé ăn vặt quá nhiều ngay trước bữa ăn chính,…
Hệ lụy khi trẻ biếng ăn còi xương suy dinh dưỡng
Trẻ còi xương không chỉ đơn thuần là có thể trạng thấp bé, nhẹ cân hơn bạn bè cùng trang lúa mà nó còn gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm khác. Chẳng hạn như:
Bé còi xương biếng ăn bị chậm phát triển thể chất
Hiện tượng biếng ăn còi xương ảnh hưởng trực tiếp tới tầm vóc của trẻ. Trong trường hợp này, trẻ sẽ bị thiếu dinh dưỡng trầm trọng làm ảnh hưởng tới sự phát triển của mọi cơ quan trong cơ thể, gây rối loạn tăng trường.
Chậm phát triển trí não
Trẻ còi xương biếng ăn dễ gặp phải nguy cơ thiếu một hoặc nhiều chất quan trọng cho não bộ phát triển như chất béo, taurin, sắt, DHA, Omega 3, Omega 6 và Protein. Nhiều nghiên cứu cho thấy, trẻ còi xương biếng ăn thua kém hơn hẳn về điểm trí tuệ so với trẻ ăn uống đủ chất. Sự thua thiệt này sẽ theo trẻ trong suốt 5 năm đầu đời, ảnh hưởng đến khả năng học tập và tương lai.
Tăng nguy cơ mắc bệnh lý đường hô hấp
Trẻ biếng ăn còi xương có sức đề kháng yếu nên rất dễ mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp như viêm họng, viêm tai giữa, viêm phổi. Ngoài ra, việc thiếu hụt các chất dinh dưỡng thiết yếu càng làm trầm trọng hơn hiện tượng biếng ăn, còi xương tạo thành một vòng luẩn quẩn.
Ảnh hưởng đến sự phát triển của chỉ số cảm xúc (EQ)
Bé còi xương biếng ăn thường có chỉ số EQ thấp, khó hòa nhập, thiếu kết nối với bạn bè,… lâu dài rất có thể dẫn đến trầm cảm, tự kỷ,…
Cách chăm sóc trẻ còi xương biếng ăn
Để cải thiện tình trạng còi xương, biếng ăn ở trẻ, cha mẹ có thể tham khảo một số biện pháp dưới đây:
Không ép con ăn
Nhiều bậc phụ huynh khi thấy trẻ lười ăn, không chịu ăn thường dành cho con những cảm xúc hay lời nói không phù hợp, thậm chí là đánh đập. Những biện pháp này chỉ tạo thêm áp lực cho bé, khiến con ngày càng sợ việc phải ăn hơn. Vì vậy, để con có bữa ăn ngon miệng và vui vẻ, cha mẹ nên đối xử nhẹ nhàng, ân cần với bé. Nếu bé làm tốt, đừng quên dành những lời khen, sự động viên. Điều này sẽ giúp bé có hứng thú hơn với chuyện ăn uống đó!
Không kéo dài thời gian mỗi bữa ăn
Khi ăn, trẻ thường có thói quen ngậm thức ăn mà không nhai, nô đùa hoặc vừa xem tivi vừa ăn,… Điều này khiến trẻ không còn hứng thú với việc ăn uống nên không cảm nhận được vị ngon của thức ăn. Lâu dần dẫn đến chán ghét việc phải nhai.
Theo chuyên gia dinh dưỡng, bữa ăn của trẻ chỉ nên kéo dài tối đa 30 phút. Khi trẻ không chịu ăn, cha mẹ nên ngừng ngay và cho ăn lại vào bữa sau. Bên cạnh đó, không nên cho bé vừa xem tivi vừa ăn, mà chỉ tập trung vào bữa ăn không để những thứ xung quanh gây xao nhãng.
Chia nhỏ khẩu phần ăn của trẻ
Với bé còi xương biếng ăn, cha mẹ có thể khắc phục bằng cách chia nhỏ khẩu phần ăn và cho bé ăn nhiều bữa phụ trong ngày. Việc cho bé ăn từng chút một vào những khung giờ cố định sẽ giúp trẻ không bị áp lực, sợ hãi khi phải ăn quá nhiều lượng thức ăn. Bên cạnh đó, cách này cũng giúp trẻ tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.
Cung cấp dinh dưỡng phù hợp
Trẻ còi xương biếng ăn cần cung cấp chế độ ăn đầy đủ các chất sau:
- Chất béo: Đây là nguồn cung cấp năng lượng cho bé hoạt động. Ngoài ra, chất béo cũng giúp hòa tan và hấp thu vitamin A, E, D và K. Vì vậy, mẹ đừng quên bổ sung chất béo từ mỡ động vật và các loại dầu thực vật trong thực đơn của bé nhé
- Sắt: Bé trai có nhu cầu sắt là 11 – 17mg/ngày, còn bé gai là từ 11 – 29mg/ngày
- Canxi: Đây là vi chất rất cần thiết cho tầm vóc của trẻ. Đặc biệt là với trẻ còi xương, biếng ăn
- Vitamin D: Thiếu vitamin D, cơ thể sẽ không thể chuyển hóa canxi và phốt pho. Vì vậy, mẹ đừng quên cung cấp cho bé nguồn dinh dưỡng tuyệt vời này nhé
- Vitamin A: Cần thiết cho miễn dịch và tăng trưởng
- Vitamin C: Giúp hấp thu axit folic, canxi và sắt. Ngoài ra, vitamin C còn có chức năng chống viêm, tăng khả năng miễn dịch, giúp bé khỏe mạnh và phát triển toàn diện
- Kẽm: Thiếu kẽm, sự chuyển hóa các tế bào vị giác sẽ bị ảnh hưởng, gây biếng ăn, ăn không ngon miệng
Khuyến khích trẻ vận động
Vận động giúp tiêu hao năng lượng, khiến bé cảm thấy đói và ăn ngon miệng hơn. Vì vậy, cha mẹ nên dành thời gian cùng bé tham gia những trò chơi vận động như đi bộ, đi xe đạp, bơi lội,…
Tẩy giun định kỳ
Nhiễm giun sán là tác nhân bòn rút dinh dưỡng trong cơ thể, khiến trẻ còi xương biếng ăn. Cha mẹ có thể nhận biết dấu hiệu trẻ biếng ăn qua những biểu hiện như da dẻ xanh xao, mệt mỏi, phân lỏng, đau thượng vị, táo bón hoặc tiêu chảy, đau bụng,…
Lời khuyên dành cho cha mẹ khi có con còi xương biếng ăn
Trẻ nhỏ rất dễ bị nhiễm khuẩn, dẫn đến suy giảm miễn dịch, gây hậu quả biếng ăn, còi xương. Vì vậy, bên cạnh việc xây dựng cho bé một chế độ ăn uống khoa học, cha mẹ cần chú ý đến những vấn đề sau:
- Thực hiện ăn chín, uống sôi để phòng vi khuẩn, virus, ký sinh trùng xâm nhập
- Thức ăn nấu xong nên cho trẻ ăn ngay. Nếu quá 3 giờ cần đun lại
- Các dụng cụ nấu ăn cho trẻ cần được rửa sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh
- Tránh những thực phẩm nhiễm bẩn, ôi thức, thức ăn không rõ nguồn gốc. Vì đây là nguồn gây bệnh đường tiêu hóa cho trẻ
- Thường xuyên tắm rửa cho trẻ bằng nước ấm
- Giữ ấm cho trẻ vào mùa đông, tránh để nhiễm lạnh, làm gia tăng nguy cơ mắc viêm đường hô hấp
- Quần áo trẻ mặc cần được giặt sạch, phơi khô dưới ánh nắng mặt trời
- Giữ gìn răng miệng sạch sẽ, không cho trẻ ăn quá nhiều kẹo, bánh ngọt
- Tạo cho trẻ thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
- Không để trẻ mút tay, ngậm đồ chơi để tránh các bệnh giun sán
- Thường xuyên vệ sinh môi trường sống. Cho bé sinh hoạt ở nơi thoáng mát, sạch sẽ
- Đồ chơi của trẻ cần được lau chùi và khô ráo
- Thường xuyên trò chuyện, thể hiện tình cảm qua việc vỗ về, âu yếm, khích lệ để con có cơ hội phát triển toàn diện
- Khi trẻ ốm cần xử lý nhanh tại nhà. Ngoài việc sử dụng thuốc theo chỉ định từ bác sĩ, cha mẹ cần chú trọng trong việc chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ để giúp trẻ mau chóng bình phục
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp đến bạn đọc những thông tin hữu ích về tình trạng trẻ còi xương biếng ăn. Thường xuyên theo dõi Fitobimbi để cập nhập thêm nhiều kiến thức sức khỏe hữu ích nhé!