Em bé 10 tháng tuổi của cả nhà đã rất hiếu động cũng như có nhiều đổi thay. Cùng theo dõi bài viết hôm nay để giúp bố mẹ cùng cả gia đình tự tin trong việc chăm sóc nuôi dạy em bé 10 tháng tuổi khỏe mạnh, tự lập, thông minh.
Chăm sóc trẻ 10 tháng tuổi đạt cột mốc sinh trưởng và phát triển
Cân nặng, chiều cao
Trẻ 10 tháng tuổi trọng lượng không tăng nhanh nữa, có khi không tăng. Trẻ hoạt động nhiều, dài ra, cũng không còn béo mũm mĩm nữa.
Trẻ cao hay thấp có liên quan mật thiết với điều kiện dinh dưỡng, nhưng đồng thời cũng bị ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố như: di truyền, giới tính, tình trạng sức khỏe của người mẹ và môi trường sống. Cho nên trẻ không đủ độ cao theo tiêu chuẩn thông thường, không nhất thiết là do bệnh tật, nhiều khi do cha mẹ thấp bé, thì trẻ cũng không cao. Chiều cao của trẻ từ 7 -12 tháng trung bình mỗi tháng tăng được khoảng 1,2 cm
Cân nặng đối với bé trai là 9,4kg bé gái là 8,8kg. Chiều cao đối với trai là 73cm, bé gái là 71cm.
Mọc răng
Thời gian mọc răng sữa của trẻ nói chung bắt đầu từ 6 – 8 tháng, sớm nhất là 4 tháng, chậm nhất có thể 10 tháng.
Số răng sữa của trẻ mọc có thể tính theo công thức: Tháng tuổi trứ đi 4-6, Ví dụ: bé 10 tháng tuổi, 10 – (4-6) = 6-4. Mộc từ 4 -6 răng.
Phát triển động tác
Trẻ 9 tháng tuổi đã ngồi vững, đã có thể linh hoạt chuyển từ nằm sang ngồi, bò lên trước, bò lùi lại, bò rất nhanh, vịn vào thành giường đứng lên để đi. Trong giai đoạn này động tác của trẻ phát triển rất nhanh, có trẻ từ biết đứng cho đến biết đi chỉ khoảng hơn 1 tháng, có trẻ chỉ bò thời gian tương đối ngắn, rồi không thích bò nữa mà muốn vịn đứng dậy để đi. Khả năng vận động trong giai đoạn này đối với với mỗi trẻ khác nhau là rất lớn, các bé có thể nhanh chậm khác nhau một chút. Bởi vậy cha mẹ không nên chỉ nhìn chỉ tiêu phát triển một cách cứng nhắc, cũng không nên so sánh con mình với con người khác.
Trẻ 10 tháng đã biết bế búp bê, ru, khả năng bắt chước rất nhanh. Hai tay đã biết linh hoạt gõ đồ chơi, biết xếp mảnh gỗ này lên mảnh gỗ khác, biết đậy nắp bình lại.
Phát triển ngôn ngữ
Đã có thể bắt chước phát ra hai âm tiết như “ba, ba”, “mẹ, mẹ”. Bé gái nói sớm hơn bé trai. Năng lực học nói không chứng tỏ trí lực của bé cao hay thấp, chỉ cần bé hiểu ý người lớn nói, là chứng tỏ bé phát triển bình thường.
Phát triển tâm lý
Trẻ tháng thứ 10 đã biết tên gọi của mình, người khác gọi đã biết trả lời, nếu bé muốn lấy vật gì mà người lớn nghiêm nghị nói “không được”, bé biết rụt tay lại ngay, không làm nữa. Điều này chứng tỏ trẻ tháng thứ 10 đã bắt đầu hiểu những từ ngữ đơn giản. Lúc này nếu người lớn nói chào bé, bé sẽ biết giơ tay vẫy, đưa cho bé vật bé không thích, bé biết lắc đầu; khi đùa vui vẻ, bé biết cười to và hoa chân múa tay biểu hiện rất vui vẻ hoạt bát.
Trẻ tháng thứ 10 khi đã muốn gì, thì đòi cho kì được, rất thích xem các thứ, rất tò mò. Bé cũng thích được người lớn bế, vì bế đi nhiều nơi, thì có thể nhìn nhiều cái mới.
Trẻ tháng thứ 10 đòi hỏi về tâm lý khá phong phú, thích có bạn nhỏ hoặc người lớn cùng chơi, thích soi gương để quan sát mình, thích quan sát vật thể trong mọi tư thế và cách cấu tạo. Thích được người lớn biểu dương khen ngợi. Thích vỗ tay hoan hô, vẫy tay chào và “nói chuyện” với người xung quanh. Mẹ nên dùng những từ và biểu hiện phong phú để động viên, tán thưởng bé. Được mọi người cùng tán thưởng sẽ thúc đẩy bé phát triển lành mạnh. Đó cũng là một cách giáo dục “làm mạnh mẽ tính chính thống” trong tâm lý học.
Trẻ 10 tháng tuổi thích được người khác khen, hành động và ngôn ngữ của bé đều đang phát triển, bé có thể hiểu được lời nói khen ngợi mà mẹ thường dùng, để có phản ứng tương ứng.
Có thể cho trẻ 10 tháng tuổi một số đồ chơi có thể tháo ra lắp vào, bé tự tháo ra lắp vào sẽ cảm thấy thích thú. Những đồ chơi tháo lắp không được có miếng nhỏ, bé có thể nuốt vào họng hoặc nhét vào lỗ tai, lỗ mũi rất nguy hiểm. Tốt nhất là có một cái hộp lớn hoặc làn đựng đồ chơi. Mỗi khi chơi, bé ngồi trên giường, trên phản, hay trên ghế cạnh bàn nhỏ đều có thể tự lấy đồ chơi trong hộp ra chơi, chơi xong biết cất vào chỗ cũ. Tất nhiên khi mới bắt đầu tập như vậy, người lớn phải giúp đỡ, dần dần tập thành thói quen. Lớn lên một ít bé có thể tự làm.
Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ 10 tháng tuổi
Số cữ sữa cho trẻ tháng thứ 10 giảm xuống tăng dần tăng dần lượng ăn thêm. Trẻ có thể ăn thêm đậu tương, khoai tây, rau xanh là những thức ăn loại củ có nhiều đường, có chất xơ. Trẻ tháng thứ 10 đã mọc răng nên cho bé ăn một ít thức ăn hơi cứng để tập nhai.
Trẻ 10 tháng tuổi hầu như đã quen với các món ăn dặm. Tuy nhiên ăn thức ăn gì, ăn bao nhiêu hoàn toàn phụ thuộc vào cá tính của từng trẻ. Trẻ có khả năng thích ứng tương đối rộng, chỉ cần không xung đột trực tiếp với sở thích của trẻ thì trẻ cũng ngoan ngoãn ăn những thứ mẹ nấu.
Bánh kẹo ở tháng tuổi này trẻ có thể ăn một số loại như bánh quy, bánh gạo,…
Hoa quả thì đa phần mẹ có thể để nguyên cho trẻ ăn như vậy trẻ sẽ thích hơn. Đối với trẻ được nuôi bằng sữa mẹ, sau khi ăn 2 bữa ăn dặm, cho trẻ bú sữa mẹ ngoài ra cho ăn 1 bữa hoa quả 1 bữa sữa mẹ, bú mẹ thêm vào buổi sáng khi ngủ dậy, buổi tối trước khi đi ngủ, lúc nửa đêm khi trẻ tỉnh giấc là đảm bảo chất dinh dưỡng.
Chăm sóc hàng ngày dành cho em bé 10 tháng tuổi
Giấc ngủ của trẻ 10 tháng tuổi
Giấc ngủ có thể giải tỏa mệt mỏi của não, giúp cơ thể được nghỉ ngơi đầy đủ. Bế nếu không ngủ đầy đủ, sẽ quấy, khóc, ăn không ngon. Ngủ đủ là bảo đảm cho trẻ được khỏe mạnh.
Khi còn bé thể thùy bên dưới đại não tiết ra kích tố trưởng thành là loại kích tố rất quan trọng. Loại kích tố này tiết ra chất rất mạnh trong giấc ngủ, khi tỉnh dậy thì tiết ra ít, cho nên trẻ lớn lên chủ yếu là trong giấc ngủ, về nhu cầu sinh lý thì thời gian ngủ của trẻ cần phải dài hơn.
Trẻ sau 10 tháng thời gian ngủ sẽ giảm đi, lại ham chơi, lúc này phải đặc biệt chú ý bồi dưỡng cho trẻ thói quen ngủ tốt, ngủ đúng giờ, dậy đúng giờ.
Trẻ 10 tháng tuổi giấc ngủ môi ngày cần ngủ ngủ 14 – 16 tiếng, ban ngày ngủ 2 lần. Trẻ khỏe mạnh bình thường sau khi ngủ miệng và mắt đều khép kín, ngủ thật say. Nếu không như vậy bố mẹ cần tìm ra nguyên nhân sớm.
Chăm sóc bồi dưỡng thói quen sinh hoạt tốt cho trẻ 10 tháng tuổi
Trừ những ngày thời tiết qua lạnh, hàng ngày nên cho trẻ ra ngoài nhà hoạt động, tắm nắng, hưởng không khí trong lành. Trong ánh nắng có chứa tia hồng ngoại, có thể làm giãn huyết quản toàn thân, cảm thấy ấm áp, tăng cường sức đề kháng. Tắm nắng còn làm cho da tạo được vitamin D, giúp cho hấp thụ canxi, làm cho xương cốt cứng cáp có thể đề phòng và chữa bệnh còi xương. Phơi nắng vào mùa hè phải chú ý đề phòng say nắng, không nên ra nắng vào lúc trưa. Khi phơi nắng, tốt nhất nên cho trẻ đội mũ cói, không nên để cho nắng chiếu thẳng lên đầu. Mùa đông khi phơi nắng không nên trùm quá kỹ, mặc quá nhiều, ảnh hưởng đến hoạt động của bé.
Cần chú ý chăm sóc bộ phận sinh dục của bé gái 10 tháng tuổi
Cơ quan sinh dục của bé gái chưa phát triển, niêm mạc âm đao tương đối mỏng, độ chua trong âm đạo thấp hơn người lớn, cơ hội bị lây nhiễm cũng nhiều. Sau khi bị lây nhiễm, bạch đái trong âm đạo bé gái cũng tăng nhiều lên. Âm đạo của bé gái bình thường cũng tiết ra chất nước trong suốt, không mùi vị, nhưng nếu bạch đái ra khác thường, màu sắc vàng hoặc trắng đục, như mủ, có mùi khác, lượng nhiều, thì có thể đã bị chứng viêm. Nếu bạch đái tăng nhiều giống như váng sữa, âm bộ ngứa, có mùi lạ, xuất hiện đái gấp, đái dắt, đái đau, xem thấy ửng đỏ thì có thể đã nhiễm trùng roi, trùng giang mai hoặc bị lậu. Nếu bạch đái nhiều lại có mùi tanh thối, thì có thể bé đã nhét vật lạ vào âm đạo. Khi trẻ có u nhọt trong cơ quan sinh dục thì cũng xuất hiện biến đổi, bạch đái có máu.
Việc để phòng lây nhiễm bộ phận sinh dục của bé gái là việc rất quan trọng, cha mẹ cần chú ý những việc sau đây:
- Bé gái không nên cho mặc quần thủng đít, để giảm bớt cơ hội lây nhiễm.
- Cha mẹ nên giáo dục bé gái ngay từ nhỏ đã nuôi thói quen giữ vệ sinh.
- Chậu rửa cho bé gái phải dùng riêng, không được dùng lẫn để rửa tay, chân, rửa mặt, càng không được dùng chung với mẹ.
- Khăn trải giường của bé gái phải dùng riêng và thường xuyên phơi giặt.
- Bé gái sau khi đại tiện, trước tiên phải lau sạch cửa âm đạo, rồi dùng giấy lau hậu môn. Khi lau rửa phải lau rửa bên ngoài trước, rồi mới lau rửa quanh hậu môn.
- Đưa trẻ ra ngoài hoặc đến nơi công cộng, không nên tùy tiện dùng chậu tắm, dùng khăn, bô chậu, giấy vệ sinh không sạch.
- Nếu cha mẹ mắc bệnh giới tính, phải cách ly và khử trùng, không được để lây lan sang bé gái còn nhỏ.
- Bộ phận sinh dục bé nếu bị lây nhiễm, cần phải kịp thời khám. Những bệnh này đều có thuốc đặc trị để chữa, chỉ cần kiên trì dùng thuốc, chú ý vệ sinh ngoại âm, giữ cho sạch sẽ khô ráo cục bộ, mặc quần lót sạch, rộng thì có thể chữa trị được.
Chăm sóc trẻ 10 tháng tuổi thông minh phát triển toàn diện
- Tình thương: Rất nhiều nghiên cứu cho thấy các trẻ thiếu thốn tình thương sẽ chậm lớn, kém phát triển và có chỉ số IQ thấp. Nên bố mẹ hãy dành cho con thật nhiều yêu thương, ôm ấp và quan tâm sẽ thúc đẩy sự phát triển của trẻ.
- Trò chuyện cùng con: Trẻ 10 tháng tuổi có thẻ học nói giao tiếp nhanh hơn nếu cả gia đình thường xuyên nói chuyện với trẻ, dẫu trẻ chưa thể hiểu những gì người lớn nói. Thế nên cả gia đình hãy tranh thủ gần trẻ trò chuyện cùng trẻ mọi lúc ngay cả khi ăn, tắm, thay bỉm,…
- Đọc sách cho trẻ: Trẻ con rất thích được nghe kể chuyện bởi nó kích thích trí tưởng tượng của trẻ. Sở hữu một trí tưởng tượng phong phú chính là dấu hiệu của một em bé thông minh. Bố mẹ hãy dành thời gian đọc sách cho con dù ở bất cứ lứa tuổi nào. Sau này hãy không ngừng khuyến khích con đọc sách.
- Âm nhạc: Một số nghiên cứu cho thấy nghe nhạc (đặc biệt là nhạc cổ điển) giúp nâng cao chỉ số IQ của trẻ. Ngoài ra dòng nhạc này giúp trẻ thư giãn rất tốt. Biết sử dụng nhạc cụ giúp cải thiện trí tuệ ở trẻ. Dĩ nhiên bố mẹ chỉ nên khuyến khích nhưng đừng bao giờ áp đặt và ép buộc trẻ.
- Các trò chơi trí tuệ: Có nhiều trò chơi dành riêng cho mục đích phát triển trí tuệ, với nhiều cấp độ khác nhau, phù hợp với từng độ tuổi, nhằm kích thích tính tò mò, ham học, thích tìm hiểu và phát triển não bộ của trẻ. Bố mẹ có thể tự tạo trò chơi cho con chơi tại nhà, như tự làm các bộ xếp hình, trò chơi ghi nhớ…
- Chơi cùng con: Các hoạt động thể chất vô cùng cần thiết cho sự phát triển của trẻ, trong đó có phát triển trí tuệ. Bố mẹ hãy tranh thủ thời gian để cùng chơi với con. Giúp tăng cường tình cảm giữa bố mẹ và con cái trở nên khăng khít.
- Tránh xa tivi: rất nhiều bố mẹ chọn màn hình tivi dành cho trẻ xem đủ các chương trình để bố mẹ có thời gian để làm các công việc khác. Nhưng tivi chính là tác nhân gây hại cho sự phát triển của trẻ ở nhiều phương diện. Tivi khiến đầu óc trẻ quá tải do những kích thích quá nhanh, mạnh nhưng hời hợt. Thói quen ngồi lâu trước tivi thường khiến trẻ gặp vấn đề về khả năng tập trung chú ý hoặc khiến trẻ trở nên hiếu động thái quá. Tivi còn là nguyên nhân khiến cho trẻ gặp khó khăn trong vấn đề giao tiếp sau này.
Lời kết
Nuôi dạy một em bé chưa bao giờ là dễ dàng và việc chăm sóc một em bé 10 tháng tuổi cũng như vậy. Mong rằng bài viết hôm nay cung cấp được cho bố mẹ cũng như người thân những thông tin hữu ích để em bé 10 tháng tuổi được phát triển toàn diện cả về thể chất cũng như tinh thần.
Xem theêm: