Nội dung chính

Cách chiếu đèn cho trẻ vàng da tại nhà mẹ cần phải biết!

Chiếu đèn điều trị vàng da là một trong những biện pháp hiệu quả, an toàn. Vậy phương pháp này thế nào? Cách chiếu đèn cho trẻ vàng da tại nhà ra sao? Mời mẹ tham khảo bài viết dưới đây để hiểu thêm nhé.

Tìm hiểu bệnh vàng da ở trẻ

Vàng da ở trẻ sơ sinh là hiện tượng rất thường gặp. Bệnh xảy ra khi nồng độ Bilirubin trong máu tăng cao, thấm vào tổ chức bên trong gây nên vàng da và vàng niêm mạc. Theo chuyên gia, vàng da sinh lý thường sẽ xuất hiện vào ngày thứ 2 sau sinh. Với hiện tượng này, trẻ sẽ không có biểu hiện ảnh hưởng sức khỏe mà chỉ đi tiêu hoặc cầu phân vàng ngày 2-3 lần. Sau khoảng 10-15 ngày hiện tượng vàng da sinh lý sẽ tự động khỏi mà không cần đến điều trị.

Tuy nhiên với những trường hợp vàng da bệnh lý, thời gian điều trị sẽ phải lâu hơn, có thể là từ 1-2 tuần thậm chí là hơn. Ngoài triệu chứng vàng da, trẻ còn xuất hiện tình trạng thiếu máu, gan lách to, bỏ bú, ngủ nhiều, người li bì, mệt mỏi,…  Tình trạng này nếu không chữa trị kịp thời có thể gây ra biến chứng nguy hiểm như nhiễm độc thần kinh, bại não,…

Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh
Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh

Chiếu đèn trị trị vàng da cho trẻ sơ sinh là gì?

Chiếu đèn vàng da là cách sử dụng ánh sáng đặc biệt (không phải ánh sáng mặt trời), bước sóng khoảng từ 400-50nm làm giảm mức độ Bilirubin trong máu thông qua quá trình oxy hóa quang học. Theo đó, phương pháp này sẽ giúp bổ sung oxy để bilirubin hòa tan dễ dàng trong nước, giúp gan phân hủy, đào thải ra ngoài dễ dàng.

Tại sao trẻ sơ sinh bị vàng da cần phải chiếu đèn

Trước khi tìm hiểu cách chiều đèn cho trẻ vàng da tại nhà mẹ cần phải biết cơ chế hoạt động của biện pháp này. Theo chuyên gia, Bilirubin là sản phẩm của quá trình hồng cầu bị phá vỡ. Hoạt chất này bình thường sẽ được gan loại bỏ ra ngoài thông qua hệ thống bài tiết.

Tuy nhiên với trẻ sơ sinh, gan chưa trưởng thành nên chức năng này chưa được thực hiện hiệu quả. Dẫn đến Bilirubin dư thừa tăng cao và gây vàng da cho bé. Sau khi gan đã trưởng thành nó sẽ giúp bé loại bỏ Bilirubin tốt hơn.

Tuy nhiên với những trường hợp, lượng Bilirubin tăng cao, xâm nhập vào não, gây ra tình trạng “vàng da nhân”, để lại biến chứng nguy hiểm như bại não, giảm thính lực, gặp vấn đề về thị giác, phát triển thể chất, hành vi. Với trường hợp này trẻ sơ sinh cần phát hiện sớm và được điều trị bằng cách chiếu đèn. Đây là cách giúp giảm lượng Bilirubin và ngăn ngừa tình trạng “vàng da nhân” hiệu quả.

Chiếu đèn giúp làm giảm lượng Bilirubin cho bé
Chiếu đèn giúp làm giảm lượng Bilirubin cho bé

Bật đèn cho trẻ sơ sinh bị vàng da chỉ định trong trường hợp nào?

Tìm hiểu cách chiếu đèn cho trẻ vàng da tại nhà mẹ cần nắm rõ đối tượng chỉ định và chống chỉ định dưới đây. Theo chuyên gia, những trường hợp vàng da ở trẻ sơ sinh kéo dài sẽ được chỉ định liệu pháp chiếu đèn khi có đầy đủ các tiêu chí sau:

  • Tình trạng vàng da xuất hiện trong 24h sau sinh
  • Vàng da do tăng Bilirubin gián tiếp nhưng chưa xuất hiện dấu hiệu của việc tiền nhiễm độc hoặc nhiễm độc thần kinh
  • Ngoài ra, biện pháp này còn được chỉ định dự phòng vàng da với trẻ sinh non, xuất huyết mức độ nặng hoặc có bướu máu

Để đảm bảo an toàn, mẹ không nên tự ý sử dụng đèn chiếu vàng da cho trẻ sơ sinh tại nhà trong trường hợp sau:

  • Vàng da do tăng Bilirubin trực tiếp
  • Bé mắc Porphyrin niệu bẩm sinh

Trước khi áp dụng cách chiếu đèn cho trẻ vàng da cần xét nghiệm gì?

Phương pháp chiếu đèn vàng da cần được thực hiện theo một quy trình nghiêm ngặt. Hiện mẹ có thể lựa chọn chiếu đèn vàng da tại nhà. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và hiệu quả trước khi áp dụng biện pháp này mẹ cần đưa bé đến các cơ sở y tế uy tín đề được kiểm tra, đánh giá mức độ phù hợp của phương pháp này. 

  • Theo đó, bác sĩ có thể cho bé kiểm tra chỉ số Bilirubin
  • Khám và đánh giá tất cả các cơ quan của bé

Cách chiếu đèn cho trẻ vàng da tại nhà hiệu quả

Cách chiếu đèn chữa vàng da tại nhà sẽ cần tuân thủ những bước dưới đây.

Chuẩn bị trước khi chiếu đèn

Trước khi bật đèn cho trẻ sơ sinh bị vàng da, mẹ cần chuẩn bị đầy đủ môi trường cho bé bao gồm:

  • Đèn chiếu vàng da cho trẻ sơ sinh
  • Môi trường chiếu đèn cần phải đảm bảo vệ sinh vô khuẩn, thoáng khí, ấm áp để trẻ sưởi đèn
  • Nguồn điện an toàn, ổn định
  • Trẻ được mặc tã hoặc bỉm để bảo vệ bộ phận sinh dục
  • Mắt được che lại nhằm bảo vệ khỏi ánh sáng đèn
  • Trước khi chiếu đèn tốt nhất mẹ hãy cho trẻ bú no
Mặc bỉm tã cho bé cẩn thận trước khi chiếu đèn
Mặc bỉm tã cho bé cẩn thận trước khi chiếu đèn

Hướng dẫn các bước chiếu đèn cho trẻ vàng da

Sau khi chuẩn bị đầy đủ dụng cụ mẹ hãy tiến hành chiếu đèn cho trẻ vàng da tại nhà như sau:

  • Bước 1: Cho bé nằm vào lồng ấp, ở chính giữa khu chiếu đèn. Trẻ có thể chiếu đèn một mặt phía ngực với hệ thống 1 dàn đèn hoặc 2 mặt ở lưng và ngực với hệ thống 2 dàn đèn. Khoảng cách từ đèn đến trẻ là khoảng 30-50cm
  • Bước 2: Bật công tắc đèn và chỉnh nhiệt độ phù hợp
  • Bước 3: Thay đổi tư thế cho trẻ sau 2-4h, đảm bảo tất cả vùng da đều được tiếp xúc với đèn
  • Bước 4: Kiểm tra nồng độ Bilirubin trong máu liên tục 12-24h/ lần để quyết định thời gian chiếu đèn cho bé

Đánh giá sau chiếu đèn trị vàng da

Sau khi chiếu đèn điều trị vàng da, trẻ sẽ cần được xét nghiệm bilirubin máu sau 12-24h. Nếu tình trạng vàng da thuyên giảm, nồng độ Bilirubin trở về chỉ số bình thường thì mẹ không cần chiếu đèn thêm. Ngược lại nếu tình trạng bệnh không giảm, mẹ cần kết hợp chiếu 2 hoặc 3 đèn cùng lúc cho con, đồng thời kéo dài thời gian điều trị.

Trường hợp, nếu sau quá trình điều trị chiếu đèn mà trẻ vẫn bị vàng da mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ để chuyển phương án điều trị tốt hơn. Lúc này trẻ sẽ có thể tiến hành thay máu. Đây là phương pháp sử dụng khi độ vàng da đã chuyển biến nặng và các liệu pháp điều trị trước đó thất bại, con đã có những triệu chứng thần kinh đi kèm.

Chăm sóc trẻ sau khi chiếu đèn vàng da

Ngoài việc tuân thủ các bước thực hiện thì cách chiếu đèn cho trẻ vàng da tại nhà còn đòi hỏi mẹ phải biết chăm sóc, theo dõi sau này. Cụ thể:

  • Khi chiếu đèn, nhu cầu về nước và dinh dưỡng của trẻ tăng cao. Vì vậy mẹ nên cho bé tăng cường bú mẹ hoặc dùng sữa công thức. Lượng sữa cần tăng lên là khoảng 10-20% hoặc nhiều hơn tùy vào nhu cầu của con
  • Trường hợp trẻ không chịu bú thì có thể tiến hành truyền dịch thông qua đường tiêm
  • Theo dõi biểu hiện của trẻ. Nếu có dấu hiệu bất thường như đổi màu da, quấy khóc, bỏ bú,… mẹ hãy thông báo với bác sĩ
  • Tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ
Sau khi chiếu đèn mẹ nên tăng cường lượng sữa cho con
Sau khi chiếu đèn mẹ nên tăng cường lượng sữa cho con

Một số câu hỏi liên quan đến việc chiếu đèn cho trẻ vàng da tại nhà

Thời gian chiếu đèn để trị vàng da bao lâu?

Theo chuyên gia, tùy vào mức độ Bilirubin và khả năng đáp ứng của cơ thể mà mỗi bé sẽ có thời gian chiếu đèn khác nhau. Thông thường, chiếu đèn để trị vàng da cho trẻ sơ sinh sẽ thường kéo dài vài giờ hoặc một ngày. Tuy nhiên, cũng có những bé phải chiếu đến 3-4 ngày. Thời gian chiếu đèn sẽ được tiến hành liên tục, chỉ bị gián đoạn khi trẻ được bú hoặc là thay tã. Một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình điều trị của con như:

  • Cường độ ánh sáng
  • Khoảng cách của trẻ tới nguồn sáng
  • Diện tích tiếp xúc cơ thể với đèn
  • Bên cạnh đó, tùy vào đèn chiếu (một mặt hay hai mặt mà thời gian chiếu cũng sẽ khác nhau

Chiếu đèn trị vàng da tại nhà có tác dụng phụ hay không?

Rất nhiều mẹ bỉm băn khoăn không biết liệu việc chiếu đèn để trị vàng da tại nhà có hại hay không. Theo chuyên gia, phương pháp này khá an toàn tuy nhiên có thể gây ra một số tác dụng phụ sau:

  • Rối loạn thân nhiệt, tăng nhiệt độ
  • Trẻ có thể bị tăng kích thích, đi ngoài phân lỏng hơn
  • Nguy cơ tổn hại đến mắt nếu không băng mắt cẩn thận
  • Teo tinh hoàn cũng là điều không thể tránh khỏi nếu như bộ phận sinh dục không được che kỹ trong quá trình dùng đèn
  • Ngoài ra trẻ còn có thể bị mẩn đỏ, da đổi màu nâu xám hoặc bị bỏng do ánh sáng có cường độ cao
Chiếu đèn có thể khiến da của bé mẩn đỏ
Chiếu đèn có thể khiến da của bé mẩn đỏ

Có nên chiếu đèn vàng da cho trẻ sơ sinh tại nhà?

Chiếu đèn vàng da hiện là phương pháp điều trị hiệu quả, an toàn. Nên mẹ có thể cân nhắc sử dụng chiếu đèn điều trị vàng da tại nhà. Trường hợp cơ sở vật chất không đủ điều kiện cho phép, mẹ nên đưa bé đến các cơ sở y tế uy tín để được tiến hành điều trị, thăm khám kịp thời, tránh bệnh tiến triển nặng hơn.

Cách chiếu đèn cho trẻ vàng da tại nhà thế nào bài viết trên Fitobimbi đã giải đáp rõ. Hy vọng với thông tin này, mẹ bỉm có thể chăm sóc các bé tốt hơn ngay khi chào đời.

Chia sẻ bài viết này