Lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh là cần thiết vì giúp loại bỏ chất nhầy, bụi bẩn, vi khuẩn trong lỗ mũi để trẻ hô hấp dễ dàng hơn. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ với cha mẹ 3 cách lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh đơn giản và hiệu quả.
- 3 cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh đơn giản, hiệu quả tại nhà
- 3 cách hút mũi cho trẻ sơ sinh đơn giản hiệu quả
3 cách lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh
Gỉ mũi chính là dịch mũi được tiết ra, khô và đọng lại bên trong mũi, khiến trẻ thở khó khăn hơn so với bình thường. Dưới đây là 3 cách lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh được áp dụng phổ biến bao gồm: lấy gỉ mũi bằng bông tăm, dùng dụng cụ hút mũi và sử dụng thiết bị xịt rửa mũi chuyên dụng.
Lấy gỉ mũi bằng bông tăm
Đây là cách lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh đơn giản nhất, được đông đảo cha mẹ áp dụng. Với cách này, cha mẹ chỉ cần chuẩn bị bông tăm, nước muối sinh lý, khăn mềm và thực hiện lần lượt theo các bước sau:
Bước 1: Để trẻ nằm thẳng trên giường khoảng 30 – 45 độ, một tay đỡ lấy đầu của trẻ
Bước 2: Nhỏ 1 – 2 giọt nước muối sinh lý vào mũi trẻ để gỉ mũi mềm và bong ra dần dần, đợi khoảng 30 giây
Bước 3: Trong thời gian đợi gỉ mũi mềm ra, cha mẹ tiến hành làm ẩm tăm bông bằng nước muối sinh lý
Bước 4: Dùng tăm bông nhẹ nhàng ngoáy vào lỗ mũi để lấy chất nhầy, bụi bẩn ra bên ngoài
Bước 5: Dùng khăn mềm lau nhẹ nhàng quanh lỗ mũi của trẻ sơ sinh cho đến khi sạch hẳn
Dùng dụng cụ lấy gỉ mũi
Đây là cách lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh được đánh giá là khoa học, an toàn và hiệu quả hơn cả. Cha mẹ chú ý, không nên đưa dụng cụ lấy gỉ mũi vào quá sâu để không gây bất cứ tổn thương nào cho mũi của trẻ. Với cách này, cha mẹ sẽ chuẩn bị dụng cụ hút mũi, nước muối sinh lý và khăn mềm.
Bước 1: Để trẻ sơ sinh nằm nghiêng khoảng 30 – 40 độ, dùng một tay để nâng đầu trẻ
Bước 2: Nhỏ 1 – 2 giọt nước muối sinh lý để gỉ mũi mềm ra, khi đó việc lấy gỉ mũi sẽ đơn giản hơn
Bước 3: Sau khoảng 2 -3 phút, cha mẹ dùng dụng cụ hút mũi chuyên dụng để hút chất nhầy ra bên ngoài. Cụ thể, đặt đầu to của dụng cụ vào mũi trẻ và dùng miệng của cha/mẹ hút tại đầu còn lại của dụng cụ
Bước 4: Thực hiện lặp lại bước 2 và 3 với bên mũi còn lại của trẻ
Bước 5: Dùng khăn mềm đã chuẩn bị, nhẹ nhàng lau quanh 2 bên mũi cho đến khi sạch hẳn
Sử dụng thiết bị xịt rửa mũi chuyên dụng
Đây là cách lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh được áp đông đảo cha mẹ áp dụng khi trẻ có rất nhiều gỉ mũi, bị nghẹt mũi nặng. Sau khi lấy gỉ mũi, đường thở của trẻ được thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi để dung dịch rửa mũi phát huy hiệu quả.
Bước 1: Cho trẻ sơ sinh nằm nghiêng đầu sang một bên.
Bước 2: Đặt đầu xịt của thiết bị xịt rửa mũi chuyên dụng vào mũi của trẻ, xịt dứt khoát từ 2 – 3 lần.
Bước 3: Đợi khoảng 2 – 3 giây là dịch nhầy sẽ chảy ra bên ngoài, dùng khăn mềm lau sạch và thực hiện tương tự các bước với bên mũi còn lại.
Những lưu ý khi lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh cha mẹ nên biết
Để không ảnh hưởng đến niêm mạc mũi và mạch máu bên dưới, khi áp dụng các cách lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh, cha mẹ nên chú ý một số vấn đề sau:
- Lựa chọn nước muối ưu trương hay nước muối sinh lý chính hãng và tại các cơ sở uy tín để rửa mũi cho trẻ sơ sinh
- Trước khi lấy gỉ mũi cho trẻ, cha mẹ nên sát khuẩn hoặc vệ sinh tay sạch sẽ, tránh tình trạng vi khuẩn lây lan từ tay cha mẹ sang mũi của trẻ
- Thao tác nhẹ nhàng, tránh dùng lực quá mạnh để lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh. Đặc biệt, không đưa dụng cụ lấy gỉ mũi vào quá sâu vì sẽ khiến trẻ bị đau rát, niêm mạc mũi bị tổn thương
- Chỉ nên lấy gỉ mũi cho trẻ từ 2 – 3 lần/tuần, không nên thực hiện thường xuyên sẽ làm mất hết chất nhầy khiến mũi trẻ bị khô, bụi bẩn và vi khuẩn dễ dàng xâm nhập gây bệnh đường hô hấp
- Nếu trẻ sơ sinh có quá nhiều gỉ mũi, thở khò khè, mệt mỏi, cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được xử lý kịp thời, đúng cách
Như vậy, bài viết đã giúp cha mẹ biết được 3 cách lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh nhanh chóng, đảm bảo không tốn quá nhiều thời gian mà lại hiệu quả. Tùy vào điều kiện thực tế và đặc điểm của từng trẻ mà cha mẹ sẽ áp dụng cách phù hợp nhất.