Nội dung chính

3 cách hút mũi cho trẻ sơ sinh đơn giản hiệu quả tại nhà

Hút mũi cho trẻ sơ sinh giúp cải thiện đáng kể tình trạng ngạt mũi, tuy nhiên, không phải mẹ nào cũng thực hiện đúng cách để tiết kiệm thời gian mà lại an toàn và hiệu quả. Nếu bạn cũng nằm trong số đó, bạn nhất định không nên bỏ qua bài viết này của Fitobimbi.

Cách hút mũi cho trẻ sơ sinh
Cách hút mũi cho trẻ sơ sinh

Có nên hút mũi cho trẻ sơ sinh không?

Hút mũi cho trẻ sơ sinh là cần thiết vì có thể loại bỏ chất nhầy và giúp khai thông đường thở. Thực tế, hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện, vì vậy, trẻ thường mắc các bệnh đường hô hấp. Khi đó, trẻ thường bị ngạt mũi do có nhiều dịch mũi và đờm trong khoang mũi, miệng.

Hút mũi cho trẻ sơ sinh là cần thiết vì giúp loại bỏ chất nhầy, khai thông đường thở
Hút mũi cho trẻ sơ sinh là cần thiết vì giúp loại bỏ chất nhầy, khai thông đường thở

Ngạt mũi sẽ khiến trẻ bị khó thở và gặp khó khăn khi bú. Vì còn quá nhỏ nên trẻ không biết cách khạc đờm, cho nên, mẹ nên chủ động hút mũi để đường thở của trẻ được thông thoáng. Tuy nhiên, mẹ không nên lạm dụng việc hút mũi cho trẻ, như vậy có thể khiến niêm mạc mũi bị tổn thương.

Cách hút mũi cho trẻ sơ sinh đơn giản và hiệu quả

Có rất nhiều cách hút mũi cho trẻ sơ sinh được phụ huynh áp dụng và chia sẻ. Trong bài viết này, Fitobimbi sẽ chia sẻ 3 cách hút mũi đơn giản, an toàn và hiệu quả ngay tại nhà:

  1. Cách hút mũi cho trẻ sơ sinh bằng ống bơm
  2. Cách hút mũi cho trẻ sơ sinh bằng dụng cụ chữ U
  3. Cách hút mũi cho trẻ sơ sinh bằng bóng hút mũi

Cách hút mũi cho trẻ sơ sinh bằng ống bơm

Để loãng dịch nhầy trong mũi của trẻ, mẹ hãy nhỏ vài giọt nước muối sau đó dùng ống bơm hút dịch mũi. Chú ý, không nên đưa đầu ống bơm vào sâu trong mũi vì có thể khiến trẻ bị đau, chảy máu,…

Nhỏ nước muối trước khi dùng ống bơm hút mũi cho trẻ sơ sinh
Nhỏ nước muối trước khi dùng ống bơm hút mũi cho trẻ sơ sinh

Bước 1: Đặt trẻ sơ sinh nằm ngửa sau đó nhỏ từ 1 – 2 giọt nước muối vào từng bên mũi

Bước 2: Chờ khoảng 1 – 2 phút để chất nhầy loãng hơn và dễ lấy ra ngoài hơn

Bước 3: Bóp ống bơm để đẩy hết không khí ra ngoài, tiếp theo sẽ để ống bơm trước một bên mũi của trẻ (không để quá sâu trong mũi)

Bước 4: Mẹ hãy nhẹ nhàng kéo tay cầm để hút chất nhầy vào ống bơm

Bước 5: Loại bỏ hết dịch mũi trong ống bơm (bóp mạnh để dịch mũi ra ngoài, dùng nước/khăn giấy lau sạch phần đầu ống bơm) trước khi thực hiện với bên còn lại

Bước 6: Thực hiện tương tự từ bước 1 đến bước 5, nếu trẻ vẫn bị nghẹt mũi, mẹ có thể lặp lại toàn bộ quá trình

Cách hút mũi cho trẻ sơ sinh bằng dụng cụ chữ U

Với dụng cụ chữ U, việc hút mũi cho trẻ sơ sinh sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều. Mẹ cũng không cần lo lắng dịch mũi sẽ vào miệng của mình, bởi vì, thiết kế dụng cụ hút mũi chữ U đảm bảo sẽ không xảy ra điều đó.

Cách hút mũi cho trẻ sơ sinh bằng dụng cụ chữ U
Cách hút mũi cho trẻ sơ sinh bằng dụng cụ chữ U

Bước 1: Để trẻ nằm ngửa, cha hoặc mẹ giữ chặt để trẻ không thể cử động

Bước 2: Để đầu vòi nhỏ hơn vào lỗ mũi của trẻ (không để quá sâu sẽ khiến trẻ bị đau, rát)

Bước 3: Để đầu thon vào miệng của mẹ, hút mạnh để tạo lực đẩy chất nhầy ra khỏi mũi trẻ

Bước 4: Thực hiện tương tự bước 2 và bước 3 với bên mũi còn lại

Bước 5: Dùng khăn mềm, sạch lau xung quanh mũi trẻ; vệ sinh dụng cụ hút mũi chữ U, để ở nơi khô thoáng

Cách hút mũi cho trẻ sơ sinh bằng bóng hút mũi

Dùng bóng hút mũi là cách hút mũi cho trẻ sơ sinh thuận tiện, an toàn và hiệu quả. Trước khi thực hiện, mẹ nên rửa tay sạch sẽ và khử khuẩn dụng cụ hút mũi để tránh vi khuẩn xâm nhập ngược vào mũi trẻ.

Cách hút mũi cho trẻ sơ sinh bằng bóng hút mũi
Cách hút mũi cho trẻ sơ sinh bằng bóng hút mũi

Bước 1: Đặt trẻ nằm ngửa, mặt hướng lên trần nhà, giữ chặt 2 tay của trẻ

Bước 2: Nhỏ 1 – 2 giọt nước muối sinh lý vào mũi trẻ để chất nhầy loãng hơn

Bước 3: Mẹ dùng ngón cái bóp xẹp phần bóng trước khi đưa vòi hút vào trong mũi trẻ

Bước 4: Đặt vòi hút vào trong mũi trẻ (thao tác nhẹ nhàng) cho đến khi bịt kín lỗ mũi, thả ngón tay cái của mẹ ra

Bước 5: Lấy vòi hút ra khỏi mũi trẻ và bóp dịch mũi ra và thực hiện tương tự với bên còn lại

Bước 6: Lấy khăn mềm, sạch lau xung quanh mũi trẻ và đừng quên rửa sạch bóng hút mũi, để ở nơi sạch sẽ, khô thoáng

Một số cách khai thông đường thở cho trẻ sơ sinh

Ngoài những cách hút mũi cho trẻ sơ sinh trên đây, mẹ có thể tham khảo một số cách giúp trẻ sơ sinh thở dễ dàng hơn khi mắc bệnh đường hô hấp:

Xông hơi: Đây là một trong những cách giúp khai thông đường thở cho trẻ sơ sinh. Xông hơi hiệu quả đối với những trẻ bị ngạt mũi vì nó có khả năng làm loãng dịch mũi.

Xoa ngực hay lòng bàn chân: Mẹ có thể xoa tinh dầu (hoa cúc, oải hương, dầu tràm,…) lên ngực hay lòng bàn chân khi thấy trẻ bị sổ mũi, ngạt mũi. Sau đó, mẹ nhẹ nhàng massage cho trẻ sơ sinh trong khoảng 3 – 5 phút.

Mẹ có thể xoa tinh dầu lên ngực hay lòng bàn chân trẻ sơ sinh bị sổ mũi, ngạt mũi
Mẹ có thể xoa tinh dầu lên ngực hay lòng bàn chân trẻ sơ sinh bị sổ mũi, ngạt mũi

Tư thế ngủ: Mẹ nên điều chỉnh tư thế ngủ cho trẻ sơ sinh bị ngạt mũi. Để đầu và vai của trẻ trên gối hơi cao hơn một chút so với phần chân. Đây là cách hiệu quả, giúp trẻ giảm tình trạng ngạt mũi, dễ thở hơn nên được rất nhiều phụ huynh áp dụng.

Máy tạo ẩm: Trẻ sơ sinh bị ngạt mũi có thể do phòng ngủ thiếu ẩm. Cho nên, mẹ có thể sử dụng máy tạo độ ẩm, thêm một vài giọt tinh dầu bạc hà để trẻ dễ thở. Ngay cả khi trẻ không bị ngạt mũi thì máy tạo độ ẩm cũng giúp làm dịu da hiệu quả.

Chườm khăn ấm lên tai: Cách này sẽ giúp các dây thần kinh ở tai giãn ra, từ đó mũi sẽ trở nên thông thoáng, trẻ sẽ dễ thở hơn. Cách thực hiện rất đơn giản, mẹ chỉ cần lấy khăn mềm, sạch, thấm nước nóng và đặt lần lượt 2 bên tai của trẻ, trong vòng 5 – 10 phút.

Những lưu ý khi hút mũi cho trẻ sơ sinh tại nhà

Hút mũi cho trẻ sơ sinh tuy không quá khó nhưng nếu thực hiện không đúng cách có thể gây tổn thương đến niêm mạc mũi, chảy máu, sưng nề, tình trạng ngạt mũi tăng lên và trẻ cảm thấy khó chịu. Do đó, khi hút mũi cho trẻ sơ sinh, mẹ nên chú ý một vấn đề sau:

  • Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn
  • Khi hút mũi cho trẻ, thao tác cần nhẹ nhàng nhất là dùng ống bơm
  • Mẹ nên hút mũi khi trẻ sơ sinh còn thức và trước khi cho trẻ ăn
  • Nếu trẻ khó chịu, cử động hay phản kháng mạnh thì nên dừng hút mũi
  • Sau khi hút mũi cho trẻ sơ sinh cần rửa lại bằng nước muối sinh lý
  • Không nên hút mũi cho trẻ liên tục vì như vậy sẽ làm cho thành mũi mỏng
  • Vệ sinh sạch sẽ dụng cụ hút mũi cho trẻ sơ sinh trước và sau khi sử dụng
  • Nếu hút mũi trong 3 ngày liên tiếp nhưng trẻ vẫn thở khò khè thì nên cho trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám kịp thời

Bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về cách hút mũi cho trẻ sơ sinh đơn giản, an toàn và hiệu quả ngay tại nhà. Nếu còn bất cứ băn khoăn gì, đừng ngại comment bên dưới bài viết để Fitobimbi kịp thời giải đáp.

Nguồn: https://fitobimbi.vn/

Chia sẻ bài viết này