Nội dung chính

3 cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh đơn giản, hiệu quả tại nhà

Rửa mũi cho trẻ sơ sinh đều đặn mỗi tuần sẽ giúp loại bỏ chất nhầy, bụi bẩn và vi khuẩn, từ đó giảm nguy cơ nhiễm các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Bài viết này sẽ chia sẻ với cha mẹ 3 cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh nhanh chóng, an toàn và hiệu quả ngay tại nhà.

Cách vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh
Cách vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh

Cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh đơn giản và hiệu quả ngay tại nhà

Rửa mũi cho trẻ sơ sinh đều đặn mỗi tuần sẽ giúp loại bỏ chất nhầy, bụi bẩn, vi khuẩn bên trong mũi, từ đó giảm đáng kể những bệnh liên quan đến đường hô hấp. Cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh đơn giản, hiệu quả bao gồm:

  • Rửa mũi cho trẻ sơ sinh bằng nước muối sinh lý
  • Vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh bằng cách xông hơi
  • Rửa mũi cho trẻ sơ sinh bằng dung dịch vệ sinh mũi

Rửa mũi cho trẻ sơ sinh bằng nước muối sinh lý

Cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh đơn giản và hiệu quả, được đông đảo cha mẹ chia sẻ đó là sử dụng nước muối sinh lý. Cách này giúp làm giảm tình trạng ngạt mũi, giúp thông thoáng đường thở cho trẻ sơ sinh.

Cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh bằng nước muối sinh lý
Cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh bằng nước muối sinh lý

Bước 1: Cho trẻ nằm trên giường và điều chỉnh đầu hơi nghiêng.

Bước 2: Nhỏ 2 – 3 giọt nước muối sinh lý vào mỗi bên mũi, chờ vài phút để gỉ mũi mềm ra.

Bước 3: Dùng tăm bông và nhẹ nhàng để lấy chất nhầy ra ngoài (không nên đưa tăm bông vào sâu trong mũi trẻ).

Bước 4: Dùng khăn mềm, nhẹ nhàng lau xung quanh mũi trẻ cho đến khi không còn nước và chất nhầy.

Vệ sinh mũi cho trẻ bằng cách xông hơi

Cách vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh bằng xông hơi cũng khá đơn giản. Các bước thực hiện như sau:

Bước 1: Mở vòi nước nóng trong nhà tắm và đợi cho đến khi có thật nhiều hơi nước.

Bước 2: Bế trẻ vào nhà tắm trong một khoảng thời gian nhất định, đến khi thấy chất nhầy trong mũi trẻ chảy ra.

Bước 3: Lấy khăn mềm lau sạch xung quanh mũi và bế trẻ trở về phòng ngủ.

Ngoài ra, để cải thiện tình trạng ngạt mũi, khó thở cho trẻ sơ sinh, mẹ có thể cho trẻ bú nhiều hơn, kết hợp với dùng máy xông hơi. Cách này sẽ giúp dịch nhầy loãng hơn và dễ lấy ra khỏi mũi của trẻ.

Sử dụng dung dịch vệ sinh mũi

Đây là cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh được rất nhiều cha mẹ áp dụng. Dung dịch vệ sinh đường mũi giúp loại bỏ nhanh chóng, hiệu quả chất nhầy, bụi bẩn và vi khuẩn khỏi mũi của trẻ. Vì dung dịch Isotonic có tính dịu nhẹ cho nên thường được dùng để rửa mũi cho trẻ từ 3 – 6 tháng tuổi.

Cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh bằng dung dịch vệ sinh mũi
Cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh bằng dung dịch vệ sinh mũi

Cha mẹ có thể rửa mũi cho trẻ sơ sinh bằng nước muối. Nước muối có khả năng làm giảm chất nhầy tích tụ trong mũi của trẻ. Với cách này, cha mẹ chỉ nên thực hiện dưới 4 lần /ngày. Các bước pha dung dịch rửa mũi như sau:

Bước 1: Chuẩn bị 1 cốc nước sôi, cho 1/4 thìa cà phê muối vào cốc nước.

Bước 2: Để nước muối loãng thật nguội (chỉ dùng dung dịch này trong vòng 3 ngày).

Cha mẹ có thể áp dụng một trong 3 cách để rửa mũi cho trẻ sơ sinh: nhỏ nước muối vào mũi, sử dụng ống bơm hay dùng bóng hút mũi.

Nhỏ nước muối vệ sinh mũi

Nước muối có tác dụng rửa trôi bụi bẩn, loãng chất nhầy khô cứng trong mũi, từ đó giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn. Cách nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh bằng nước muối khá đơn giản và không tốn quá nhiều thời gian của cha mẹ.

Nhỏ nước muối vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh
Nhỏ nước muối vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh

Bước 1: Để trẻ nằm yên, đặt gối để đầu cao hơn một chút.

Bước 2: Nhỏ từ 2 – 3 giọt dung dịch nước muối vào mũi trẻ, đợi khoảng 30 – 60 giây.

Bước 3: Nghiêng người trẻ sang một bên, lấy khăn mềm và sạch thấm nước chảy ra từ mũi của trẻ.

Bước 4: Tiếp tục dùng khăn lau xung quanh mũi, không nên lau quá mạnh sẽ làm cho trẻ bị đau rát.

Sử dụng ống bơm

Cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh bằng ống bơm và nước muối được thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1: Để trẻ sơ sinh ở tư thế ngồi, bóp không khí ra ngoài ống bơm và giữ tay cầm.

Bước 2: Đưa đầu ống bơm vào lỗ mũi (không đưa vào sâu), thả tay cầm để hút chất nhầy, bụi bẩn ra ngoài.

Bước 3: Lấy ống bơm ra khỏi mũi trẻ, thấm chất nhầy, bụi bẩn ra khăn giấy và dùng khăn mềm, sạch lau xung quanh mũi trẻ.

Dùng bóng hút mũi

Dùng bóng hút mũi vừa dễ sử dụng, thuận tiện vừa ít gây xâm lấn và hiệu quả cao hơn so với dùng ống bơm. Bóng hút mũi có một đầu bằng cao su, đàn hồi tốt, có khả năng tạo lực hút và đựng dịch mũi.

Dùng bóng hút và rửa mũi cho trẻ sơ sinh
Dùng bóng hút và rửa mũi cho trẻ sơ sinh

Bước 1: Cha/mẹ rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng trước khi vệ sinh mũi cho trẻ.

Bước 2: Để trẻ nằm ngửa, mặt hướng lên trần nhà và giữ 2 tay trẻ (hoặc dùng khăn quấn lại).

Bước 3: Nhỏ 2 – 3 giọt nước muối vào mỗi bên mũi trẻ và giữ nguyên ở tư thế này khoảng 1 phút.

Bước 4: Dùng ngón cái bóp xẹp phần bóng trước khi đưa vòi hút vào trong mũi của trẻ.

Bước 5: Nhẹ nhàng đặt vòi hút vào trong mũi trẻ cho đến khi bịt kín lỗ mũi, thả ngón cái ra để không khí vào trong bóng.

Bước 6: Lấy vòi hút ra khỏi mũi trẻ và bóp chất nhầy vừa lấy trong mũi trẻ vào khăn giấy.

Bước 7:  Lặp lại bước 4 đến bước 6 với bên mũi còn lại, mỗi bên cần được thực hiện lặp lại để lấy hết chất nhầy, bụi bẩn.

Bước 8: Dùng khăn sạch lau xung quanh mũi trẻ, rửa sạch bóng hút và để ở nơi khô thoáng.

Một số lưu ý khi áp dụng các cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh sẽ bị đau rát và niêm mạc mũi bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu như thực hiện không đúng cách. Dưới đây là một số lưu ý vô cùng quan trọng mà cha mẹ nên tham khảo khi vệ sinh mũi cho trẻ:

Nếu trẻ sơ sinh bị viêm nhiễm đường hô hấp, cha mẹ chỉ nên vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh tối đa 3 lần/ngày. Trường hợp hô hấp hoàn toàn bình thường, không bị nghẹt mũi, thở khò khè, cha mẹ chỉ nên vệ sinh mũi cho trẻ từ 2 – 3 lần/tuần.

Nên vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh đều đặn từ 2 – 3 lần/tuần
Nên vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh đều đặn từ 2 – 3 lần/tuần

Để dễ dàng loại bỏ chất nhầy, bụi bẩn trong mũi của trẻ, cha mẹ nên lựa chọn dụng cụ vệ sinh mũi chuyên dụng và tại cơ sở uy tín. Cha mẹ cũng nên tránh dùng miệng để hút mũi cho trẻ vì như vậy không đảm bảo vệ sinh.

Trước khi rửa mũi cho trẻ, cha mẹ nên rửa tay sạch sẽ với xà phòng. Hãy kiểm tra kỹ dụng cụ vệ sinh mũi xem chúng đã được rửa sạch và khử trùng hay chưa. Rửa sạch và bảo quản dụng cụ vệ sinh mũi cho trẻ ở nơi sạch sẽ, khô thoáng.

Thời điểm lý tưởng để rửa mũi là trước khi trẻ ăn hoặc ngủ. Không nên rửa mũi khi trẻ vừa mới ăn no vì khả năng cao trẻ sẽ bị nôn, trớ. Ngoài ra, cha mẹ không nên rửa mũi khi trẻ đang ngủ, như vậy dễ làm cho nước muối bị ứ đọng và chảy đến những cơ quan khác như họng, tai.

Bài viết đã giúp cha mẹ biết được 5 cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh được rất nhiều cha mẹ áp dụng. Để loại bỏ chất nhầy, bụi bẩn, vi khuẩn, tránh tình trạng ngạt mũi, khó thở, cha mẹ nên rửa mũi cho trẻ đều đặn từ 2 – 3 lần/tuần và áp dụng một trong những cách mà chúng tôi chia sẻ trên đây.

Nguồn: https://fitobimbi.vn/

Chia sẻ bài viết này