Nội dung chính

Hướng dẫn cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh đúng chuẩn

Dây rốn của trẻ thường rụng trong 1 – 2 tuần đầu sau sinh. Để quá trình rụng rốn diễn ra thuận lợi, mẹ cần tìm hiểu cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh. Bên cạnh đó, đây cũng là việc làm tránh khỏi những bất thường ở rốn trẻ.

Hướng dẫn cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh đúng chuẩn
Hướng dẫn cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh đúng chuẩn

Vì sao cần vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh?

Dây rốn là “cầu nối” cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng từ bánh nhau của mẹ đến thai nhi khi còn nằm trong bụng.  Theo chuyên gian, rốn của bé sẽ tự khô và rụng trong từ 1 – 2 tuần sau sinh. Tuy nhiên, nơi cắt rốn vẫn là một vết thương hở, vì vậy trong thời gian đợi dây rốn rụng, nếu không được chăm sóc đúng cách có thể dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng:

  • Rốn bị nhiễm khuẩn: Rốn bị nhiễm trùng sẽ bị sưng và sinh mủ. Trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến tổn thương nặng, đe dọa tới tính mạng bé
  • Rốn bị hoại tử: Đây là cấp độ nhiễm trùng rốn nặng, với biểu hiện chảy máu, có mùi hôi, bầm tím, sưng đỏ và rụng sớm. Cha mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ ngay để được cấp cứu kịp thời
  • Rốn bị viêm mạch máu: Nhiệm vụ chính của mạch máu rốn là vận chuyển dinh dưỡng đến thai nhi. Vì vậy, nếu rốn không được vệ sinh sạch sẽ, phần mạch máu rất dễ bị viêm, sinh ra mùi hôi khó chịu
  • Làm chậm quá trình rụng rốn: Quá trình rụng rốn của trẻ nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào cơ địa, sức khỏe cũng như việc vệ sinh. Theo đó, nếu rốn trẻ không được giữ cho khô và sạch, quá trình rụng rốn sẽ diễn ra chậm hơn
Rốn của trẻ cần được vệ sinh sạch sẽ để tránh nhiễm trùng
Rốn của trẻ cần được vệ sinh sạch sẽ để tránh nhiễm trùng

Chính vì vậy, tìm hiểu cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh là việc làm hết sức quan trọng để tránh tình trạng nhiễm trùng, đồng thời đem đến thoải mái cho trẻ.

Cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh

Khi chăm sóc thiên thần nhỏ sau khi chào đời, một trong những mối quan tâm hàng đầu của mẹ đó là làm thế nào để vệ sinh rốn cho bé một cách chuẩn nhất? Mẹ đừng quá lo lắng nhé! Cách vệ sinh rốn cho trẻ chỉ “gói gọn” trong các bước dưới đây:

Khi rốn chưa rụng

Thông thường, mẹ và bé sẽ được bác sĩ cho xuất viện sau 2 – 5 ngày sau sinh. Lúc này, mẹ sẽ là người chịu trực tiếp chăm sóc bé, bao gồm cả việc vệ sinh rốn.

  • Đầu tiên, mẹ cần chuẩn bị các dụng cụ vệ sinh rốn cho bé: gạc vô trùng, bông vô trùng, nước muối sinh lý và cồn 70 độ. Các dụng cụ này mẹ có thể tìm mua dễ dàng tại các hiệu thuốc tây
  • Mẹ cần rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng và có thể rửa lại một lần nữa bằng cồn 70 độ
  • Quan sát tình trạng dây rốn của trẻ, em cuống rốn có dịch mủ, mùi hôi hay vùng da có bị sưng nề đỏ không
  • Nhúng bông vô trùng vào nước muối vệ sinh rồi lau xung quanh phần rốn. Lau nhẹ nhàng, từ ngoài vào trong, từ trên xuống dưới. Sau đó dùng miếng bông khác lau phần da xung quanh rốn
  • Sau khi vệ sinh xong, để rốn trẻ khô tự nhiên. Nhiều phụ huynh cho rằng băng kín rốn là cần thiết. Song, điều này lại khiến rốn lâu khô hơn và có nguy cơ nhiễm trùng
Khi vệ sinh rốn cho trẻ, phụ huynh cần hết sức nhẹ nhàng
Khi vệ sinh rốn cho trẻ, phụ huynh cần hết sức nhẹ nhàng

Khi rốn đã rụng

Dây rốn đã rụng thì có cần chăm sóc nữa không? Câu trả lời là có, mẹ vẫn cần tìm hiểm cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh. Trong khoảng thời gian đầu sau khi rốn rụng, mạch máu vẫn chưa được đóng kín. Đây là “cửa ngõ” thuận tiện để các vi trùng có thể xâm nhập vào bên trong cơ thể trẻ. Do đó, việc giữ sạch vùng da rốn là điều vô cùng cần thiết.

Mẹ vẫn tiếp tục duy trình cách vệ sinh rốn cho bé với nước muối sinh lý. Đồng thời, giữ cho rốn khô tự nhiên, không cần băng hoặc lau khô.

Tần suất vệ sinh rốn cho trẻ

Trong cả hai trường hợp, rốn đã rụng và chưa rụng, mẹ có thể áp dụng cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh mỗi ngày 1 lần hoặc sau khi bé đi tiêu. Lưu ý, mẹ không để dây rốn của bé tiếp xúc với nước tắm, xà phòng vì sẽ khiến rốn lâu khô và tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Những lưu ý khi chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh

Trong quá trình vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh, mẹ cần lưu ý ý những vấn đề sau:

  • Mẹ cần cẩn thận khi mặc tã cho bé. Nhiều mẹ sơ suất kéo tã sát cuống rốn làm đứt. Dây rốn không rụng tự nhiên có thể dẫn đến nhiễm trùng
  • Nếu thời tiết oi bức, mẹ chỉ nên cho trẻ mặc tã và áo rộng để không khí được lưu thông, làm rốn nhanh khô hơn
  • Mẹ không nên cho trẻ mặc những trang phục bó sát cơ thể khi rốn chưa rụng
  • Hạn chế để nước tiểu và phân su dính vào cuống rốn
  • Không dùng tay kiểm tra hoặc cố gắng kéo đứt dây rốn ngay cả khi sự gắn kết của dây rốn với bụng là rất lỏng lẻo
  • Thời điểm cuống rốn rụng sẽ có một chút máu. Mẹ cần áp dụng theo đúng cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh, tuyệt đối không tự ý bôi các loại thuốc hay lá lên rốn của trẻ. Bởi điều này có thể dẫn đến phỏng da quanh rốn, gây nguy cơ nhiễm trùng
Những lưu ý quan trọng khi vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh
Những lưu ý quan trọng khi vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh

Dấu hiệu nhiễm trùng rốn

Trong quá trình chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh, mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay nếu phát hiện những dấu hiệu bất thường dưới đây:

  • Rốn rỉ nước vàng, thậm chí là máu, có mùi hôi khó chịu
  • Rốn trồi lên cục thịt
  • Rò rỉ nước ở rốn
  • Rốn xuất hiện dịch và mủ
  • Vùng da xung quanh rốn bị sưng, tấy đỏ
  • Sau 3 tuần rốn chưa rụng

Với cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh trước và sau khi rụng nêu trên. Hy vọng, mẹ có thể yên tâm chăm sóc cho thiên thần nhỏ của mình!

Nguồn: mayoclinic, medlineplus

https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/infant-and-toddler-health/in-depth/umbilical-cord/art-20048250
https://medlineplus.gov/ency/article/001926.htm
Chia sẻ bài viết này