Ngày càng có nhiều những đứa trẻ được chẩn đoán mắc chứng chậm nói. Vậy nguyên nhân trẻ chậm nói là gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này!
Trẻ chậm nói là gì?
Một đứa trẻ được coi là chậm nói là khi khả năng giao tiếp, diễn đạt không đạt được như đúng kỳ vọng so với bạn bè cùng tuổi. Trẻ sẽ gặp khó khăn trong việc bắt chước âm thanh, làm theo hiệu lệnh, tương tác với mọi người. Đồng thời vốn từ vựng của trẻ cũng nghèo nàn, dẫn đến việc giao tiếp chỉ lặp đi lại những từ quen thuộc.
Chậm nói là tình trạng phổ biến ở trẻ nhỏ hiện nay. Trung bình cứ 5 bé, người ta phát hiện có 1 bé bị chậm nói. Ngôn ngữ là nền tảng cho sự phát triển của các kỹ năng khác ở trẻ. Sự khiếm khuyết trong ngôn ngữ sẽ khiến trẻ gặp hạn chế trong việc học hỏi, nhận thức và khám phá thế giới xung quanh. Do đó, bố mẹ cầm sớm biết được nguyên nhân trẻ chậm nói để khắc phục kịp thời, tránh gây hậu quả, ảnh hưởng đến tương lai sau này của bé.
??? Tham khảo thêm: Trẻ chậm nói phải làm sao? 9 lời khuyên từ chuyên gia
Nguyên nhân trẻ chậm nói
“Vì sao trẻ chậm nói?” là quan tâm của rất nhiều phụ huynh. Thực tế, nguyên nhân gây chậm nói rất đa dạng. Dưới đây là một số tác nhân gây chậm nói phổ biến nhất ở trẻ nhỏ:
Nguyên nhân chậm nói ở trẻ là do nghe kém
Nguyên nhân khiến trẻ chậm nói đầu tiên phải kể đến đó là do thính giác của trẻ gặp vấn đề về thính lực. Khả năng nghe kém khiến trẻ không nhận biết được âm thanh, từ đó phát âm sai từ, giọng nói bị ngọng, méo chữ. Theo thời gian, quá trình phát triển ngôn ngữ ở trẻ sẽ chỉ dậm chân tại chỗ, thua kém bạn bè cùng tuổi.
Trẻ nhỏ tiếp xúc với TV, điện thoại quá sớm có thể gây chậm nói
Việc cho trẻ sử dụng TV, điện thoại quá sớm sẽ là con dao 2 lưỡi. Nếu cách tiếp cận là khoa học, đây sẽ là những nguồn tin cung cấp nhiều kiến thức bổ ích cho trẻ khám phá thế giới xung quanh. Nhưng nếu quá lạm dụng, trẻ sẽ dễ rơi vào tình trạng “giao tiếp thụ động”. Tức là chỉ có cuộc trò chuyện 1 chiều. Lâu dần trẻ sẽ ngại chia sẻ, nói lên quan điểm của mình, thay vào đó chúng chỉ biết lắng nghe và ỉ lại. Đây không phải là một cách giáo dục tốt cho việc phát triển ngôn ngữ.
Bên cạnh đó, giọng nói xuất hiện trên TV và các ứng dụng điện thoại có ngữ điệu quá nhanh. Điều này khiến trẻ khó thể bắt chước, từ đó dẫn đến tình trạng nói ngọng.
Ít có cơ hội giao tiếp với mọi người
Bất kỳ kỹ năng nào để được nhuẫn nhuyễn cũng phải trải qua quá trình rèn luyện. Vì vậy, để nói và giao tiếp, trẻ cần một khởi đầu tốt. Tức là phải có “môi trường” để học hỏi và rèn luyện. Nhưng hiện nay, nhiều bậc cha mẹ quá bao bọc con, không cho chúng tiếp xúc và giao lưu với nhiều người. Trong khi đó, người lớn thì bận đi làm, ít có thời gian trò chuyện, chia sẻ với con. Trẻ nhỏ sống trong môi trường như vậy, việc làm quen với ngôn ngữ thực sự là một thử thách.
Nguyên nhân trẻ chậm nói là do tự kỷ
Tự kỷ là một dạng rối loạn thần kinh ở trẻ nhỏ. Tình trạng này gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến với một đứa trẻ. Trong đó, chậm nói là nổi trội nhất. Nếu bạn chú ý quan sát sẽ thấy rằng, trẻ rất hiếm khi đáp lại khi được gọi tên, ít chia sẻ món đồ yêu thích cũng như bày tỏ quan điểm của chính mình.
Đối với trẻ chậm nói mắc chứng tự kỷ, việc can thiệp sẽ khó khăn hơn với những trường hợp khác. Ngoài vấn đề ngôn ngữ, trẻ tự kỷ đôi lúc còn biểu hiện một số hành vi tiêu cực làm tổn thương đến chính bản thân và người chăm sóc bé!
??? 10 phương pháp dạy trẻ chậm nói giúp nhanh bắt kịp bạn bè
Trẻ bị bại não
Bộ não của con người giữ nhiều nhiệm vụ quan trọng. Chúng chịu trách nhiệm truyền tải thông điệp, suy nghĩ, lời nói và hành động, giúp chúng ta phản ứng lại với các tình huống. Khi cơ quan này bị tổn thương, mọi chức năng của cơ thể, bao gồm cả ngôn ngữ cũng đều gặp rắc rối.
Trẻ bị bại não không chỉ nhận biết bởi tình trạng chậm nói mà theo đó, khả năng học tập, ghi nhớ và các kỹ năng xã hội của trẻ cũng kém phát triển.
Bé chậm nói do nguyên nhân tâm lý
Trong quá trình phát triển của trẻ, nếu gia đình gặp chuyện không vui, bố mẹ thường xuyên cãi nhau. Hoặc trẻ thiếu thốn tình cảm từ bố và mẹ,… đều có thể gây ra những cú shock tâm lý với trẻ. Trẻ lớn lên trong môi trường này sẽ có xu hướng thu mình, tự ti, ngại giao tiếp và tiếp xúc với mọi người. Từ đó hạn chế sự học hỏi ngôn ngữ và các kỹ năng cần thiết trong cuộc sống.
Trên đây là giải đáp một số nguyên nhân trẻ chậm nói. Mong rằng với thông tin này, phụ huynh sẽ có biện pháp chăm sóc trẻ chậm nói phù hợp để sớm giúp con bắt kịp với bạn bè.