Ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển nhận thức, tư duy. Đặc biệt, nó có mối liên hệ chặt chẽ giữa vấn đề tâm lý của trẻ. Vậy các giai đoạn về sự phát triển ngôn ngữ của trẻ diễn ra như thế nào? Cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!
??? Trẻ chậm nói: Tất tần tật những thông tin mà BỐ MẸ CẦN BIẾT
Các giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ
Kỹ năng giao tiếp và ngôn ngữ rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Giao tiếp tốt giúp trẻ mở rộng mối quan hệ xã hội. Đồng thời tạo nền tảng cho sự phát triển nhận thức, khả năng tư duy, giúp trẻ học tập tốt hơn.
Ngay từ khi sinh ra, trẻ đã được lập trình để phát triển lời nói và ngôn ngữ. 5 năm đầu tiên là quan trọng nhất, nhưng sự phát ngôn ngữ vẫn tiếp tục trong suốt thời thơ ấu và đến tuổi thiếu nhiên. Dưới đây là những cột mốc phát triển ngôn ngữ của trẻ.
??? Trẻ mấy tháng biết nói? – Cột mốc Cha Mẹ luôn ngóng chờ!
Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ thời thơ ấu
Sự phát triển ngôn ngữ bắt đầu trước khi trẻ chào đời. Về cuối thai kỳ, thai nhi đã có thể nghe được âm thanh và lời nói từ bên ngoài cơ thể mẹ. Trẻ sơ sinh rất thích thú với giọng nói và khuôn mặt của con người. Đặc biệt là khuôn mặt đang nói chuyện. Mặc dù tiếng khóc là phương tiện giao tiếp chính của trẻ khi mới sinh, nhưng ngôn ngữ bắt đầu cho sự phát triển lại thông qua sự bắt chước.
Trong khoảng thời gian từ sơ sinh đến 3 tháng tuổi, hầu hết trẻ có được những khả năng sau:
- Nhận ra giọng nói của mẹ
- Im lặng hoặc mỉm cười khi “hóng chuyện”
- Hướng về những giọng nói và âm thanh quen thuộc
- Tạo ra những âm thanh bộc lộ niềm vui
- Khóc khác nhau để thể hiện những nhu cầu khác nhau
- Càu nhàu, cười khúc khích, ọc ọc và thút thít
- Bắt đầu thủ thỉ để đáp lại giọng nói
- Tạo ra các âm giống như nguyên nhân. Chẳng hạn như “ahh”, “ohh”
Từ 3 – 6 tháng:
- Quay đầu về phía người nói
- Xem cử động miệng của người nói
- Phản ứng với những thay đổi trong giọng nói
- Tạo ra âm thanh to hơn bao gồm cả tiếng la hét
- Hét lên để biểu lộ sự phấn khích, vui sướng và không hài lòng
- Khóc vì đau hoặc đói khác nhau
- Cười, ré lên và thở dài
- Nói to và thổi bong bóng
- Truyền đạt mong muốn bằng cử chỉ
- Lảm nhảm để được chú ý
- Bắt chước âm thanh và cử chỉ
- Tạo ra nhiều âm thanh mới, bao gồm “p,” “b” và “m”, có thể nghe gần giống như lời nói
Trẻ từ 9 – 12 tháng tuổi:
- Lắng nghe khi được người khác nói chuyện
- Nhận biết các đồ vật quen thuộc và tên của các thành viên trong gia đình
- Đáp ứng các yêu cầu đơn giản
- Hiểu “không”
- Hiểu cử chỉ
- Sử dụng âm thanh khác ngoài tiếng khóc để thu hút sự chú ý
- Sử dụng “mama” và “dada”
Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ giai đoạn chập chững biết đi
Trong năm thứ hai của cuộc đời, sự phát triển ngôn ngữ diễn ra với tốc độ khác nhau ở mỗi đứa trẻ.
Từ 12 – 15 tháng tuổi, trẻ bắt đầu làm được những việc sau:
- Nhận ra tên
- Hiểu và làm theo hướng dẫn đơn giản
- Có thể sử dụng 4 – 6 từ dễ hiểu
- Người thân có thể hiểu được tối đa 20% ngôn ngữ của trẻ
- Yêu cầu giúp đỡ bằng cử chỉ và âm thanh
- Nói được từ “không”
Trẻ từ 15 – 18 tháng tuổi:
- Hiểu “lên”, “xuống”, “nóng”, “tắt”
- Sử dụng 10 – 20 từ dễ hiểu, chủ yếu là danh từ
- Ghép 2 từ ngắn với nhau thành một câu
- Nói nhảm và bắt chước
- Người thân có thể hiểu 20 – 25% nội dung trò chuyện của trẻ
Trẻ 18 – 24 tháng tuổi:
- Trẻ có thể hiểu 20 – 50 từ
- Làm theo hướng dẫn 2 bước
- Chỉ vào các bộ phận của cơ thể
- Phát âm được từ nhiều âm thiết
- Có thể hát theo bài có giai điệu đơn giản
- Biết kêu đau
- Người thân có thể hiểu 50 – 70% nội dung trò chuyện của trẻ
Trẻ từ 2 – 3 tuổi: Đây là giai đoạn bùng nổ ngôn từ. Ước tính mỗi ngày trẻ có thể nói thêm được 9 từ mới:
- Vốn từ vựng lên đến con số 400
- Sử dụng được đại từ
- Nói được câu có 3 – 5 từ đơn
- Có khả năng mô tả những gì trẻ nhìn thấy hoặc được trải nghiệm
- Biết tên các bộ phận cơ thể, đồ chơi, màu sắc và người
- Có khả năng lặp lại các vần điệu, chẳng hạn như bài hát, bài thơ
- Trả lời các câu hỏi “cái gì”
Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ mầm non
Trẻ từ 3 – 4 tuổi thường có thể làm những việc sau:
- Hiểu hầu hết những gì họ nghe
- Có vốn từ vựng 900 – 1000 từ, chủ yếu là động từ
- Sử dụng được đại từ một cách thành thạo
- Nói được câu từ 3 – 6 từ
- Biết đặt câu hỏi về những điều tò mòi
- Biết kể chuyện
Trẻ từ 4 – 5 tuổi:
- Giao tiếp dễ dàng với bạn bè và người lớn
- Tích lũy được 1500 – 2000 từ vựng
- Nói được câu từ 6 – 8 từ
- Có thể lặp lại các từ có âm tiết khó đọc
- Kể những câu chuyện có chủ đề
- Có thể trả lời câu hỏi về câu chuyện
Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ tuổi đi học
Ở tuổi lên năm, hầu hết trẻ em có thể làm những việc sau:
- Làm theo ba lệnh liên tiếp
- Nói liên tục
- Hỏi vô số câu hỏi
- Sử dụng các từ miêu tả và câu ghép và câu phức
- Biết tất cả các nguyên âm và phụ âm
- Sử dụng ngữ pháp thường đúng
Phải làm sao để thúc đẩy sự phát triển ngôn ngữ của trẻ?
“Tiếng nói đầu đời” là điều bố mẹ mong chờ nhất ở con. Kỹ năng này không tự nhiên có ở trẻ, mà phải thông qua sự “rèn luyện”. Dưới đây là những hoạt động bố mẹ có thể làm cùng bé để thúc đẩy sự phát triển ngôn ngữ:
Đọc sách cùng trẻ
Đọc sách cho trẻ nghe là một biện pháp “tắm” từ vựng hiệu quả. Qua đây, bé sẽ nhận biết được âm thanh, bắt từ và có hứng thú hơn với việc giao tiếp, trò chuyện.
Bố mẹ nên lựa chọn những cuốn sách có nội dung phù hợp với độ tuổi của bé, nhiều hình ảnh để trẻ dễ hình dung, cũng như kích thích khả năng tưởng tượng. Khi đọc sách cho bé, bạn hãy chỉ vào những hình ảnh tương ứng với đoạn đang được nhắc tới nhé!
Thường xuyên trò chuyện với trẻ
Không có “bài tập” rèn luyện nào tốt hơn việc trò chuyện thường xuyên với trẻ. Mặc dù trẻ chưa thể hiểu hết ý nghĩa từng câu nói mẹ muốn truyền tải. Thế nhưng, qua cử chỉ, ánh mắt âu yếm, trẻ có thể sẽ cảm nhận được thông điệp mẹ muốn bé hiểu đó!
Dẫn trẻ đến những nơi đông người
Thế giới bên ngoài có bao điều lạ lẫm và thu hút bé. Thường xuyên cho trẻ đi chơi nơi đông người (công viên, khu vui chơi,…) sẽ giúp chúng thúc đẩy khả năng giao tiếp. Đồng thời có cơ hội tương tác với những bạn bè cùng tuổi.
Mỗi khi đi qua một địa điểm, mẹ hãy nhớ mô tả cho trẻ về chúng nhé! Điều này giúp bé học thêm được nhiều từ mới, tạo nền tảng cho sự phát triển ngôn ngữ trong tương lai.
Dạy hát cho trẻ
Khi một bài văn hoặc bài thơ được phổ nhạc, chúng ta sẽ học thuộc và ghi nhớ tốt hơn. Vì vậy, bài hát có giai điệu vui tươi, nội dung dễ hiểu sẽ là cách tiếp cận tốt nhất để một đứa trẻ học nói. Đừng quên sáng tạo thêm nhiều động tác vũ đạo để “giờ” học hát của mẹ và bé thêm vui vẻ nhé!
Trên đây là các giai đoạn về sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Bố mẹ cần nắm bắt thời cơ để hỗ trợ trẻ đạt được mốc phát triển đúng theo độ tuổi. Từ đó tạo nền tảng cho việc học những kỹ năng cần thiết khác trong tương lai.