15-16-17 tháng tuổi là lúc trẻ dễ thu hút và phản ứng lại với thứ xung quanh thông qua lời nói. Tuy nhiên ở một số bé điều này diễn ra chậm hơn bình thường. Vậy trẻ 15, 16, 17 tháng chậm nói có nguy hiểm không? Cách nhận biết và khắc phục thế nào?
Kỹ năng phát triển ngôn ngữ ở trẻ 15-16-17 tháng tuổi
15 tháng tuổi trẻ nhỏ bắt đầu hình thành kỹ năng, tính cách riêng biệt. Lúc này con sẽ cất lên tiếng nói đầu tiên. Bố mẹ có thể nghe thấy các bé ê a những từ đơn giản và bắt đầu nói rõ hơn 2- 3 từ khi được mẹ dạy. Tuy nhiên, thời điểm từ 15-17 tháng tuổi việc thể hiện suy nghĩ, mong muốn của trẻ bằng từ ngữ vẫn còn hạn chế nên nhiều bé sẽ ra dấu hiệu để mẹ hiểu hơn.
Theo chuyên gia, ở giai đoạn 15-17 tháng tuổi trẻ đã có khả năng học, hiểu thông tin rất nhanh. Sự nhận thức và ghi nhớ đồ vật xung quanh được con thực hiện một cách thuần thục. Có thể thời gian này, bé chưa nói nhiều nhưng vẫn có thể hiểu được mọi thứ và đáp lời mẹ thông qua một số hành động đáng yêu.
Ngoài ra trong khoảng 15-17 tháng tuổi, trẻ cũng bắt đầu hình thành trật tự các câu. Con sẽ chỉ được 6 bộ phận trên cơ thể, một hai hình ảnh quen thuộc khi được nhìn tranh như: hình bố, hình con cá, hình con chó,…
Những từ đầu tiên mà trẻ học được thường là tên gọi của những sự vật xung quanh. Bắt đầu từ những từ đơn, cụm từ ngắn, trung bình khoảng 1-2 từ mới trong vòng 1 tháng. Sau đó, bước vào giai đoạn đoạn “bùng nổ” ngôn từ với việc học thêm từ mới ở tốc độ nhanh, khoảng 10 từ/ ngày. Giai đoạn này thường xảy ra khi trẻ được 18 tháng tuổi.
Nhận biết trẻ 15, 16,17 tháng chậm nói
Hạnh phúc lớn nhất của bố mẹ có lẽ là nghe tiếng con bập bẹ đầu tiên. Các bé bắt đầu những tiếng “ê a”vô nghĩa từ 3 tháng tuổi. Sau đó tập trung lắng nghe âm thanh phát ra xung quanh. Đến khoảng 15-17 tháng tuổi con đã có thể nói được những từ đơn âm như ba, bà, mẹ và hiểu những câu đơn giản mẹ nói.
Dù bản thân trẻ lúc này chưa thể chủ động sử dụng ngôn ngữ nhưng cũng đã có một số nhận thức về lời. Nếu trẻ bập bẹ được vài ba từ, dù chưa nói được từ ghép hay những câu ngắn thì mẹ cũng không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, mẹ cần chú ý quan sát biểu hiện của con để sớm nhận ra vấn đề bất thường. Theo chuyên gia, bé 16 tháng chậm nói hoặc trẻ 17 tháng chậm nói sẽ có những dấu hiệu sau:
- Bé không sử dụng cử chỉ, điệu bộ một cách thường xuyên
- Không có phản ứng với âm thanh xung quanh, ngay cả khi có tiếng động lớn cũng không giật mình
- Trẻ tỏ ra khó khăn trong việc hiểu các yêu cầu của mẹ dù là đơn giản
- Con không hào hứng, thờ ơ khi giao tiếp cùng mẹ
Ngoài ra, trẻ 15 tháng chậm nói còn có các biểu hiện như:
- Không phát âm được từ, cụm từ
- Không hiểu chỉ dẫn đơn giản của mẹ
- Nghe khó
Nếu trẻ trong khoảng 15-17 tháng tuổi có dấu hiệu trên mẹ cần đưa con đi gặp bác sĩ để được kiểm tra kỹ hơn.
Nguyên nhân khiến trẻ 15,16,17 tháng tuổi chậm nói
Bé 15 tháng chậm nói hay trẻ 17 tháng chậm nói thường do nguyên nhân dưới đây.
- Cấu trúc vòm miệng có vấn đề: Dị tật lưỡi, hở hàm ếch là một trong những nguyên nhân khiến trẻ 15 tháng chậm nói. Theo chuyên gia ngoài ảnh hưởng ngoại hình, những dị tật này còn gây cản trở đến việc giao tiếp của bé
- Thính giác có vấn đề: Ba bộ phận gồm tai, mũi, họng có mối liên hệ mật thiết với nhau. Vì vậy bé sẽ không thể nói nếu như không hiểu những gì xảy ra. Điều này ảnh hưởng khả năng giao tiếp khiến cho trí não của con chậm phát triển hơn. Ngoài ra nếu trẻ bị bệnh Down hoặc thiểu năng trí tuệ thì nguy cơ chậm nói là điều không thể tránh khỏi. Những căn bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến khả năng di chuyển, phát triển mà còn cản trở kỹ năng nghe, nói của con
- Bố mẹ dạy con tập nói sai: Việc mẹ đáp ứng nhu cầu của bé quá nhanh có thể khiến cho bé 16 tháng chậm nói. Theo chuyên gia, nếu như có nhu cầu gì, bé sẽ cố gắng giao tiếp, ê a để mẹ hiểu được. Do đó nếu mẹ đáp ứng quá nhanh bé sẽ không có cơ hội học nói
- Tâm lý: Việc phải trải qua biến cố gia đình cũng sẽ ảnh hưởng tâm lý của bé, cản trở khả năng giao tiếp của con
Trẻ 15-17 tháng chậm nói có ảnh hưởng gì không?
Trẻ 15-17 tháng chậm nói nguyên nhân chủ yếu đến từ gia đình. Một số bố mẹ vì không để ý đến điều bất thường nên đã khiến trẻ rơi vào tình trạng chậm nói trong thời gian dài. Điều này khiến con chịu nhiều thiệt thòi so với bạn bè trang lứa.
Trẻ 15-17 tháng chưa biết nói khả năng tiếp thu, phát triển nhận thức sẽ kém. Bên cạnh đó, tư duy ngôn ngữ cũng không phát triển nhiều. Khi bé bước vào độ tuổi đến trường (18 tháng tuổi) đây sẽ là rào cản lớn trong việc học tập.
Không những thế, trẻ còn sẽ bị chậm đọc, chậm viết, khả năng bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ khó khăn. Đặc biệt tình trạng này nếu không khắc phục sớm, khi bé lớn lên còn sẽ tự ti trong giao tiếp, thường xuyên có biểu hiện bực tức, cáu gắt với người xung quanh.
Bố mẹ cần làm gì khi trẻ 15-17 tháng chậm nói?
Trẻ 15- 17 tháng chậm nói ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển. Vì vậy khi gặp tình trạng này mẹ hãy áp dụng các biện pháp sau:
- Thường xuyên giao tiếp với trẻ thông qua cử chỉ, lời nói. Có thể cho bé giao tiếp với các thành viên trong gia đình, không chỉ riêng với mẹ
- Dù bé chưa hiểu nhưng mẹ vẫn nên kể chuyện, đọc sách cho con thường xuyên. Luôn đặt câu hỏi tại sao để kích thích hơn tư duy ở bé
- Trường hợp bé không phản ứng hoặc không đáp lại lời mẹ thì không nên có biểu hiện cáu gắt, mắng con mà hãy để xem bé muốn gì
- Không nên đáp ứng nhu cầu của trẻ quá nhanh. Vì đây sẽ là cơ hội để mẹ đưa ra câu hỏi. Hầu hết trong trường hợp này bé sẽ trả lời nếu như muốn có đồ vật nào đó
- Lựa chọn chương trình bổ ích cho bé xem mỗi ngày. Tuy nhiên không nên cho xem nhiều. Ngoài ra để tăng thêm sự gần gũi mẹ hãy ngồi xem cùng con, chia sẻ với bé những điều mới lạ hoặc nhắc đến tên của những con vật ở trong trường trình. Điều này sẽ kích thích được bản tính tò mò trong bé
Mỗi trẻ sẽ có phản xạ và nhận thức riêng vì vậy nếu trẻ 15 tháng chậm nói mẹ không cần quá lo lắng. Thay vào đó, hãy dành thời gian trò chuyện, dạy bé nhiều hơn. Điều này giúp con hoạt ngôn dần. Trường hợp đến 16, 17 tháng tuổi bé vẫn chưa biết nói gì mẹ cần đưa con đi khám để được bác sĩ kiểm tra.
Nguồn: https://fitobimbi.vn/