Biết được cách dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ hiệu quả và phù hợp không chỉ giúp bố mẹ nhẹ nhàng khi chăm sóc, giáo dục mà còn giúp trẻ hoàn thiện được những kỹ năng cơ bản để sớm phát triển như một đứa trẻ bình thường.
Tìm hiểu về trẻ chậm phát triển trí tuệ
Trẻ chậm phát triển liên quan đến các vấn đề về hoạt động trí tuệ và khả năng thích ứng với xã hội. Chẳng hạn như những khó khăn xung quanh hoạt động trí tuệ có thể bao gồm giải quyết vấn đề, khả năng giao tiếp hiệu quả hoặc khả năng học hỏi. Hoạt động và hành vi thích ứng có thể bao gồm những thách thức cụ thể như vệ sinh, thói quen hoặc thậm chí các kỹ năng xã hội hàng ngày.
Một số nguyên nhân phổ biến gây chậm phát triển trí tuệ ở trẻ là:
- Tình trạng di truyền: Thường gặp nhất là do các gen bất thường được di truyền từ cha mẹ hoặc do sai sót trong sự kết hợp của các gen trong quá trình phát triển.
- Các vấn đề thai kỳ: Là kết quả của việc em bé không phát triển đúng cách bên trong người mẹ. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến khiếm khuyết trí tuệ, chẳng hạn như người mẹ uống rượu trong khi mang thai hoặc mắc bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể gây ra tình trạng này.
- Các vấn đề sức khỏe: Nhiều bệnh khác nhau có thể dẫn đến khuyết tật trí tuệ, chẳng hạn như bệnh sởi hoặc ho gà, suy dinh dưỡng, ngộ độc hoặc không được chăm sóc y tế kịp thời cũng có thể dẫn đến chậm phát triển trí tuệ do sức khỏe kém.
??? Góc trường học cho con: Top 6 ngôi trường dạy trẻ chậm phát triển tại TP.HCM và Hà Nội
Cách dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ
Dưới đây chỉ là một số phương pháp dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ mà phụ huynh có thể sử dụng để hỗ trợ bé.
Đánh thức chức năng của các giác quan
“Nhiệm vụ” đầu tiên của mẹ trong việc dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ đó là tìm lại cho trẻ những chức năng cơ bản của các giác quan. Trẻ chậm phát triển thường giao tiếp, tương tác kém, dẫn đến khó khăn trong học tập và các kỹ năng xã hội. Do đó, bé cần được luyện tập các bài tập đánh thức chức năng giác quan thường xuyên để có thể “tự lập”:
- Thị giác: Các bài tập về nhận biết màu sắc, hình dạng, kích thước, đặc điểm có thể áp dụng để rèn luyện thị giác cho trẻ. Những đối tượng dùng để “nhận dạng” có thể là con vật, đồ chơi, dụng cụ làm bếp,… Bắt đầu từ những gì thân thuộc nhất với bé
- Xúc giác: Cho trẻ cảm nhận thông qua việc tiếp xúc từ đôi bàn tay để hiểu được đồ vật đó là cứng hay mềm, nóng hay lạnh, ướt hay khô
- Thính giác: Cho trẻ nghe nhạc mỗi ngày để tâm trạng được vui vẻ. Đồng thời cùng trẻ chơi trò bắt chước tiếng kêu của các động vật khác nhau
- Khứu giác: Đánh thức khứu giác bằng cách cho trẻ ngửi đồ của thức ăn, đồ vật,… những mùi đặc trưng. Sau đó giảm dần mức độ
- Vị giác: Theo dõi biểu cảm nét mặt của trẻ thông việc nếm thức ăn (đắng, ngọt, chua, mặn,…)
Phát triển kỹ năng ngôn ngữ của trẻ
Trẻ khuyết tật trí tuệ thường gặp khó khăn trong việc giao tiếp, tương tác, cũng như khả năng đọc, viết. Do đó mẹ nên áp dụng một số cách dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ giao tiếp tốt hơn như sau:
- Dành thời gian nói chuyện nhiều với trẻ. Khi trẻ đang tương tác, bố mẹ cần tập trung hoàn toàn vào trẻ, dành cho trẻ ánh nhìn âu yếm thể hiện sự quan tâm. Điều này sẽ giúp trẻ có động lực và tự tin hơn với những việc mình làm
- Đọc sách: Sử dụng sách có hình ảnh sinh động. Khi đọc qua từng trang, hãy dừng này chỉ cho trẻ những hình ảnh hiển thị và gọi tên chúng. Qua đó, mô tả chi tiết về hình dáng, màu sắc để trẻ có thể có thêm nhiều từ vựng về chủ đề đó
- Đưa trẻ đến nơi đông người: Học từ môi trường bên ngoài phương pháp dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ tốt nhất. Hãy cho trẻ gặp gỡ với những bạn nhỏ cùng độ tuổi nói tốt hơn. Chắc chắn sẽ học được nhiều điều bổ ích và vui hơn khi được bố mẹ cho ra ngoài đó
Chia nhỏ nhiệm vụ
Trẻ chậm phát triển trí tuệ có khả năng tập trung, ghi nhớ ngắn hạn. Do đó, khi giao cho bé bất kỳ nhiệm vụ nào (học tập và những công việc hàng ngày), bố mẹ nên cố gắng chia nhỏ nhiệm vụ cho trẻ nhất có thể. Chẳng hạn như, thay vì yêu cầu trẻ dọn dẹp nhà cửa, mẹ hãy nói với trẻ là cần thu dọn đồ chơi, lau bàn ăn, quét nhà, dọn bàn học,…
Việc giao nhiệm vụ cho trẻ nên được thực hiện thường xuyên. Đừng nghĩ trẻ không có năng lực thực hiện rồi sẽ bị mắc lỗi! Thông qua lời chỉ dẫn của bố mẹ, chắc chắn qua mỗi lần bé sẽ ngày càng cải thiện được kỹ năng của mình.
??? Hỗ trợ giảm tự kỷ bằng đồ chơi: Tìm đồ chơi cho trẻ chậm phát triển? – Hãy thử 5 món sau!
Khơi gợi khả năng tư duy
Trẻ chậm phát triển trí tuệ thường có chỉ số IQ dưới mức bình thường. Do đó, mẹ cần áp dụng một số phương pháp khơi gợi tư duy của trẻ để bật được “công tắc” cho não bộ của trẻ hoạt động trở lại.
Để làm được điều đó, mẹ có thể cùng bé tham gia vào các “buổi học” so sánh hình thái (kích thước, khối lượng và màu sắc) của các đồ vật quen thuộc. Mẹ có thể đưa cho bé những thử thách, chỉ ra điểm giống và khác nhau. Hãy kiên nhẫn, dành thời gian cho trẻ được phát biểu ý kiến.
Bên cạnh đó, vẫn với những đồ vật đó, mẹ có thể giúp trẻ tìm hiểu từng chi tiết cấu tạo nên sự vật. Thường xuyên kết hợp 2 bài học này, khả năng tư duy của trẻ sẽ được cải thiện rõ rệt.
Trên đây là các cách dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ. Phụ huynh hãy kiên trì, đừng nản lòng, vì chính bố mẹ là chỗ dựa duy nhất cho bé đó! Đồng thời tìm tới sự hỗ trợ từ chuyên gia tâm lý khi cần tư vấn nhé!