Nội dung chính

Da bé bị nổi hạt sần sùi do nguyên nhân gì

Da bé bị nổi hạt sần sùi là hiện tượng phổ biến, xảy ra chủ yếu ở nhóm trẻ từ 6 tháng đến 1 tuổi. Vậy da bé bị nổi sần là bệnh gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Da bé bị nổi hạt sần sùi

Da bé bị nổi hạt sần sùi là bệnh gì?

Hiện tượng da nổi hạt sần sùi ở trẻ thường xuất hiện ở những vùng da như hai bên má, tay, chân, mông, đùi, thậm chí là cả những vùng da nhạy cảm như bẹn. Trong trường hợp nặng có thể lan ra khắp cơ thể. Dưới đây là một số bệnh lý về da gây hiện tượng nổi hạt sần sùi:

Chàm sữa

Chàm sữa là vấn đề về da thường gặp ở trẻ sơ sinh trong 6 tháng đầu đời. Với những triệu chứng như da nổi sần sùi, mẩn đỏ, tập trung thành từng mảng hoặc nằm riêng lẻ, khi chạm vào có cảm giác khô ráp. Những tổn thương da do chàm sữa gây ra thường tập trung ở má, sau đó lan rộng đến vùng thái dương và nhiều vị trí khác trên cơ thể bé. Tình trạng này kéo dài khiến bé khó chịu, quấy khóc, ngủ không sâu giấc, thậm chí bỏ bú.

Bé bị chàm sữa
Bé bị chàm sữa

Hăm tã

Da bé bị nổi hạt sần sùi không ngứa xuất hiện ở bẹn, háng và mông thì khả năng cao con bạn đang bị hăm tã. Nguyên nhân bé bị hăm tã là do những vùng da này thường xuyên bị che kín, tiếp xúc với mồ hôi và chất thải. Vì vậy, nếu không được vệ sinh sạch sẽ, da bé rất dễ bị hăm. Vùng da bị tổn thương do hăm tã sẽ rất đau và làm bé khó chịu, nhất là khi tiếp xúc với nước tiểu. Bé sẽ giật mình và khóc thét.

Nổi mề đay

Da bé bị nổi sần cũng là một biểu hiện đặc trưng của bệnh nổi mề đay. Khi bị nổi mề đay, da bé sẽ xuất hiện những nốt sần sùi màu đỏ hoặc hồng, kết thành từng mảng nhỏ khác nhau. Ban đầu, vùng da đỏ rất nhỏ, sau đó sẽ nhanh chóng lan rộng toàn cơ thể bé. Nổi mề đay sẽ khiến bé có cảm giác ngứa ngáy, nóng rát, thậm chí nhiều trường hợp còn bị viêm sưng, chóng mặt và khó thở.

Nổi mề đay khiến da bé bị nổi hạt sần sùi không ngứa
Nổi mề đay khiến da bé bị nổi hạt sần sùi không ngứa

Nguyên nhân gây nổi mề đay được cho là do trẻ tiếp xúc với các dị nguyên như lông chó mèo, phấn hoa, khói bụi hoặc ăn một số thực phẩm gây dị ứng như đậu phộng, hải sản,… Ngoài ra, việc thời tiết thay đổi đột ngột cũng khiến mề đay xuất hiện ở trẻ.

Rôm sảy

Rôm sảy là tình trạng tuyến mồ hôi bị bít tắc gây ra sự ứ đọng mồ hôi, ống bài tiết khiến bụi bẩn hoặc ghét không thoát ra được, gây ra các mụn nhỏ màu hồng trên da. Ở trẻ sơ sinh, ống tuyến mồ hôi chưa phát triển hoàn chỉnh, lại thêm thời tiết nắng nóng, cơ thể trẻ đổ nhiều mồ hôi nhưng không thoát ra được. Rôm sảy khiến da bé bị nổi hạt sần sùi ở đầu, cổ, vai, lưng, nách, ngực, hai bên bẹn. Những hạt này chứa nước gây mẩn đỏ và ngứa da.

Bệnh tay chân miệng

Tay chân miệng là bệnh lý truyền nhiễm thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh chủ yếu lây qua đường tiêu hóa từ phân, phỏng nước và nước bọt của trẻ nhiễm bệnh. Bệnh có một số dấu hiệu lâm sàng như: da bé nổi hạt sần sùi, có mụn nước xuất hiện ở các vị trí xung quanh miệng, lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối, mông. Bên cạnh các biểu hiện ngoài da, trẻ bị tay chân miệng còn có thể bị sốt cao, tiêu chảy, nôn ói, quấy khóc, bỏ ăn.

Bệnh tay chân miệng ở trẻ
Bệnh tay chân miệng ở trẻ

Viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa khiến làn da da trẻ sơ sinh bị khô sần, mẩn đỏ. Những tổn thương da do viêm da cơ địa thường thấy ở vùng mặt, trán, cổ, tay và chân. Trường hợp trẻ bị viêm da cơ địa nặng sẽ xuất hiện mụn nước, gây đỏ sưng và ngứa ngáy.

Da bé bị nổi hạt sần sùi không ngứa có sao không?

Khi da bé bị nổi hạt sần sùi và khô, trẻ có biểu hiện sưng tấy, có thể ngứa hoặc không, xuất hiện những nốt mụn nhỏ trên da. Những nốt sần này thường xuất hiện ở má, trán, tay, chân. Đa phần các bé da bị nổi sần khô không gây nguy hiểm hay ảnh hưởng nhiều tới bé. Do đó, cha mẹ không cần quá lo lắng.

Da bé nổi hạt sần sùi là hiện tượng không quá nguy hiểm
Da bé nổi hạt sần sùi là hiện tượng không quá nguy hiểm

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có hệ miễn dịch ngoài da kém nên rất dễ mắc bệnh ngoài da. Mặc dù không gây ảnh hưởng tới sức khỏe, nhưng các bệnh lý này khiến cho trẻ mệt mỏi, khó chịu, quấy khóc, thậm chí gây biến chứng nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách. Với trẻ bị da sần sùi màu hồng hoặc không màu, không đi kèm với triệu chứng ngứa ngáy có thể xuất phát từ nguyên nhân như dị ứng đồ ăn, mỹ phẩm hoặc dị ứng thời tiết. Đây là triệu chứng khá phổ biến và có thể tự biến mất sau vài ngày.

Cách xử lý da trẻ sơ sinh bị khô sần

Khi thấy da bé có dấu hiệu sần sùi, khô, cha mẹ cần quan sát, tùy vào chẩn đoán của bác sĩ để có được chỉ định điều trị phù hợp. Trong quá trình điều trị, mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:

Vệ sinh da bé đúng cách để ngăn ngừa tình trạng nhiễm khuẩn. Với vùng da bị nổi hạt sần sùi, mẹ cần vệ sinh bằng nước ấm. Nên sử dụng miếng khăn mềm nhúng nước rồi lau nhẹ nhàng lên da trẻ. Sau đó lau thật khô và bôi kem dưỡng ẩm để da bé mềm mại.

  • Không tắm cho bé bằng nước quá nóng hoặc quá lạnh, cũng như không cho bé ngâm người trong nước quá lâu
  • Tuyến đối không gãi, chà sát khi tắm cho bé để tránh làm cho da bị trầy xước, tổn thương nặng hơn
  • Cho bé mặc các loại trang phục mỏng, nhẹ, thấm hút tốt để giúp bé thoải mái, dễ chịu trong vận động hàng ngày
  • Bảo vệ, che chắn làn da của bé thật cẩn thận khi đi ra ngoài. Hạn chế tiếp xúc với các chất gây dị ứng như bụi mịn, phấn hoa, lông chó mèo,…
  • Chú ý giữ ấm cho bé khi thời tiết chuyển lạnh
  • Cho bé ăn uống đầy đủ, đặc biệt là những thực phẩm có tính mát như cam, bưởi, táo,…
  • Khuyến khích bé nghỉ ngơi. Đảm bảo môi trường sinh hoạt của bé sạch sẽ, thoáng khí

Bài viết trên đây đã chỉ ra một số nguyên nhân khiến da bé bị nổi hạt sần sùi. Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp mẹ có cách xử lý nhanh chóng khi con gặp phải tình trạng da sần sùi và khô.

Chia sẻ bài viết này