Da đầu trẻ sơ sinh có vảy trắng thường khiến mẹ nhầm lẫn với hiện tượng gàu. Tuy nhiên, gàu phổ biến hơn ở trẻ vị thành niên. Trong bài viết này, cùng khám phá xem da đầu bé có vảy trắng là biểu hiện của bệnh gì nhé!
Da đầu trẻ có vảy trắng là gì?
Da đầu có vảy trắng là một tình trạng bệnh lý ở trẻ, phổ biến trong giai đoạn từ sơ sinh đến lúc 6 tuổi. Các mảng vảy trắng trên da đầu của trẻ có đặc điểm như sau:
- Da đầu bé xuất hiện những mảng bám, vảy dày màu trắng hoặc màu nâu
- Bé hay khó chịu, ngứa ngáy nên có xu hướng đưa tay lên đầu để gãi
- Đôi khi xuất hiện mủ, có mùi hôi khó chịu
- Ở vùng da bị mọc vảy trắng, tóc thường khó mọc, yếu hoặc xơ xác
Da đầu có vảy trắng khá giống với hiện tượng gàu. Tuy nhiên, gàu chỉ xuất hiện ở lứa tuổi vị thành niên. Vì vậy, nếu trẻ sơ sinh bị vảy trắng trên đầu, khả năng cao con đã mắc một trong số các bệnh lý ngoài da nào đó! Cùng tìm hiểu trong phần tiếp theo của bài viết nhé!
Nguyên nhân da đầu trẻ sơ sinh có vảy trắng
Da đầu trẻ có vảy trắng là biểu hiện của bệnh gì? Trên thực tế, có rất nhiều bệnh lý ngoài da khiến da đầu bé có vảy màu trắng. Mặc dù không gây nguy hiểm tới sức khỏe, nhưng nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt của bé. Dưới đây là một số nguyên nhân chủ yếu khiến bé bị vảy trắng trên đầu:
Nấm da đầu
Nấm da đầu là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở chân tóc. Nguyên nhân chủ yếu là do không gội đầu thường xuyên, dùng chung mũ, khăn lau đầu với người mang bệnh hoặc đi ngủ khi tóc còn ướt. Đặc trưng của nấm da đầu là những mảng loét tròn, đóng thành vảy trắng. Tổn thương da đầu này khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu nên thường đưa tay lên gãi, khiến viêm nhiễm ngày càng lan rộng.
Vảy nến
Một trong những nguyên nhân khiến da đầu trẻ sơ sinh có vảy trắng là do bệnh vảy nến. Tình trạng này khiến da đầu khô, hình thành các mảng vảy trắng rất nhiều. Vảy nến nếu không điều trị nhanh sẽ lây lan nhanh chóng sang các vùng da khác như vai, gáy, trán, thậm chí là toàn cơ thể.
Viêm da tiết bã nhờn
Nếu thấy trẻ sơ sinh có biểu hiện ngứa đầu, tróc vảy thì có thể con đã bị viêm da tiết bã nhờn. Dấu hiệu dễ nhận biết nhất là những vảy trắng hoặc vàng dính trên tóc. Kèm theo đó là tình trạng rụng tóc. Viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh thường tự hết khi trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi. Mặc dù vậy, tình trạng này cũng có thể kéo dài lâu hơn ở một số bé.
Bệnh á sừng
Bệnh á sừng là tình trạng da đỏ ửng, khô ráp, ngứa ngáy, bong tróc vảy ở một số vị trí trên cơ thể như tay, chân và da đầu. Giống với người lớn, bệnh á sừng ở trẻ sơ sinh thường khó kiểm soát và điều trị dứt điểm. Triệu chứng của bệnh có xu hưởng dai dẳng, dễ tái phát, thậm chí là đến khi trẻ thưởng thành và già đi.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ da đầu có vảy trắng ở trẻ
Ngoài những nguyên nhân trên, da đầu trẻ sơ sinh có vảy trắng có thể xuất hiện bởi các yếu tố sau:
- Da đầu trẻ thường xuyên tiếp xúc với khói bụi, ô nhiễm, hóa chất ở bên ngoài
- Da đầu đổ mồ hôi nhiều, làm nguy cơ tấn công của nấm và vi khuẩn, dẫn đến hiện tượng ngứa ngáy, có vảy trắng trên da đầu trẻ
- Lạm dụng hoặc tự ý cho bé dùng thuốc kháng sinh khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ
- Trẻ sơ sinh da đầu có vảy trắng có liên quan đến yếu tố di truyền. Tỷ lệ mắc bệnh về da sẽ gia tăng đến 75% nếu bố hoặc mẹ mắc bệnh
- Trẻ sơ sinh dùng chung vật dụng cá nhân (mũ, khăn lau đầu,…) với người bị bệnh
Cách xử lý trẻ sơ sinh bị vảy trắng trên đầu
Tùy vào nguyên nhân khiến da đầu bé có vảy trắng mà bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị phù hợp. Dưới đây là một số phương pháp chăm sóc da đầu ở trẻ sơ sinh:
Mẹo dân gian khắc phục da đầu trẻ sơ sinh có vảy trắng
Một số thảo dược thiên nhiên sở hữu tác dụng chống viêm, diệt khuẩn nên mang đến hiệu quả giảm ngứa, loại bỏ vảy trắng trên da đầu cực hiệu quả:
Cách 1: Gội đầu bằng cây hương nhu
- Chuẩn bị 1 – 2 cây hương nhu, rửa sạch rồi cho vào nồi đun sôi
- Đợi nước nguội rồi sử dụng để gội đầu cho bé
- THực hiện 3 – 4 lần mỗi tuần để thu được hiệu quả tốt nhất
Cách 2: Gội đầu bằng bồ kết
- Chuẩn bị 3 – 4 quả bồ kết, đem nướng
- Cho bồ kết vào nồi nước đun sôi khoảng 5 phút rồi tắt bếp
- Dùng nước bồ kết để gội đầu cho bé
- Massage nhẹ nhàng để vảy bong dần
Cách 3: Gội đầu với vỏ bưởi
- Vỏ bưởi phơi khô, sau đó rửa sạch.
- Cho vỏ bưởi vào nồi nước, đun trong vòng 15 phút
- Hòa nước vỏ bưởi với nước sạch để nước đạt đủ độ ấm
- Sử dụng nước này để gội đầu cho bé
Điều trị da đầu tróc vảy trắng bằng thuốc
Với trường hợp da đầu tróc vảy trắng do nhiễm khuẩn, mẹ có thể cho bé sử dụng một số loại thuốc được chỉ định sau:
- Dầu gội có thành phần chống viêm và chống nấm như Selenium sulfide, Ketoconazole,… Thực hiện 2 – 3 lần mỗi tuần để đạt hiệu quả cao nhất
- Kết hợp dùng thuốc bôi da chứa Calcipotriol, Acid, Anthralin nhằm tiêu sưng, loại bỏ bong tróc
- Sử dụng kem dưỡng ẩm sau bước gội đầu sẽ giúp da đầu ẩm và giảm ngứa
Lưu ý khi chăm sóc da đầu cho trẻ sơ sinh
Để quá trình điều trị da đầu trẻ sơ sinh có vảy trắng hiệu quả, mẹ cần lưu ý những điều sau:
- Luôn giữ da đầu bé luôn khô thoáng, sạch sẽ. Đây là điều vô cùng quan trọng để phòng ngừa các bệnh ngoài da. Bởi lớp da bên ngoài chính là hàng rào bảo vệ, tránh vi sinh vật xâm nhập. Vì vậy, mẹ hãy gội đầu cho bé thường xuyên (2 – 3 lần mỗi tuần). Đồng thời giữ da đầu của bé luôn khô, khi đầu còn ướt không nên nằm ngủ
- Mẹ không nên đội mũ cho bé quá lâu vì có thể gây bí, làm kích thích tăng tiết bã nhờn và dầu gây viêm da đầu
- Khi gội đầu cho trẻ, mẹ cần massage nhẹ nhàng, không cào hay chà xát mạnh. Bởi điều này có thể gây tổn thương lớp da đầu mong manh, tạo điều kiện cho các loài vi nấm tấn công
- Khi thấy tình trạng da đầu trẻ sơ sinh có vảy trắng lan sang các vùng khác như mặt, cổ, cha mẹ nên đưa con tới bác sĩ, không tự điều trị tại nhà
- Lựa chọn sản phẩm chăm sóc tóc cho trẻ có nguồn gốc tự nhiên
- Không cho bé dùng chung vật dụng cá nhân (mũ, nón, khăn lau đầu,..) với người khác
- Nếu gia đình có nuôi thú cưng, cần tắm thường xuyên để tránh bị nhiễm bệnh lây sang cho bé
Da đầu trẻ sơ sinh có vảy trắng là dấu hiệu bệnh gì và xử lý thế nào đã được bật mí trong bài viết. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp ích cho mẹ trong quá trình chăm sóc bé.