Ghẻ nước ở trẻ là vấn đề phổ biến. Mặc dù không gây nguy hiểm cho sức khỏe nhưng ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt của trẻ. Bên cạnh đó, nếu không được điều trị đúng cách, những tổn thương do ghẻ nước gây ra có thể để lại sẹo thâm, gây mất thẩm mỹ. Cùng Fitobimbi tìm hiểu về tình trạng này trong bài viết dưới đây nhé!
Tìm hiểu về bệnh ghẻ nước
Ghẻ nước là bệnh lý về da, đặc trưng bởi các mụn nước riêng rẽ, rải rác ở những vùng da mỏng như kẽ tay, kẽ chân gây khó chịu và ngứa táy. Ghẻ nước thường phát triển mạnh vào mùa mưa hoặc mùa đông. Ở trẻ nhỏ, ghẻ nước tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng gây mất thẩm mỹ, vì để lại sẹo trên da.
Nguyên nhân ghẻ nước ở trẻ
Ghẻ nước ở trẻ là do ký sinh trùng ghẻ (Sarcoptes scabiei hominis) gây ra. Loại ký này phát triển rất nhanh, có thể nở đến vài trăm triệu con. Do đặc điểm khí hậu, Việt Nam là nơi trú ngụ ưa thích của các loại ký sinh trùng này. Ngoài ra, một số yếu tố sau cũng làm tăng nguy cơ mắc ghẻ nước ở trẻ:
- Môi trường sống ô nhiễm: Trẻ sinh sống trong khu vực có không khí và nước bị ô nhiễm, nhiều khói bụi,… thì nguy cơ mắc các bệnh về da thường cao
- Nơi sống quá chật chội: Trẻ sống ở nơi đông đúc hay quá chật cũng có tần suất mắc bệnh về da liễu cao hơn những nhóm trẻ khác
- Vệ sinh cá nhân không sạch sẽ: Đây là nguyên nhân chính khiến trẻ bị ghẻ nước, cũng như các bệnh về da khác
- Môi trường sống khắc nghiệt: Vi trùng gây ghẻ nước rất ưa thích môi trường ẩm ướt. Vì vậy, nếu trẻ sinh sống tại những nơi thường xảy ra mưa bão, lũ lụt sẽ là đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh
Dấu hiệu của bệnh ghẻ nước
Ghẻ nước là bệnh lý về da gây khó chịu, ngứa rát cho người bệnh, đặc biệt là trẻ em. Khi mắc bệnh, trên da trẻ sẽ bắt đầu xuất hiện các nốt mụn nước và luống ghẻ hay còn gọi là đường hầm và mụn trai. Cái ghẻ nước sẽ đào một đường hầm ở lớp sừng của da, dài 2 – 3cm, biểu hiện là một đường rất nhuyễn, cong khúc khuỷu, màu trắng xám hoặc trắng đục do màu của phân cái ghẻ tạo nên, hơi nổi cộm dưới da, nhìn kỹ có thể thấy bằng mắt thường. Vị trí cái ghẻ đào đường hầm thường ở nếp gấp cổ tay, kẽ ngón tay, ngón chân cùi chỏ, nách, quầng vú, quanh rốn, mông, đùi, háng, và quy đầu.
Để giúp ba mẹ nhận biết dễ dàng hơn, dưới đây là những triệu chứng của bệnh ghẻ nước đối từng nhóm trẻ:
Trẻ sơ sinh
3 – 4 tuần sau khi lây nhiễm, trẻ sẽ có những biểu hiện sau:
- Quấy khóc nhiều do cảm thấy khó chịu
- Giữa ngón tay, ngón chân, gót chân, bên trong cổ tay hoặc khuỷu tay nổi mẩn đỏ lớn
Trẻ độ tuổi tập đi
Ở giai đoạn này, triệu chứng của bệnh ghẻ khá giống với trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, vết ngứa sẽ xuất hiện trên mặt, chanh bên của gót chân. Ngoài ra, độ tuổi này trẻ nhận biết được cảm giác nên có thể gãi, từ đó dẫn đến tình trạng nhiễm trùng da.
Trẻ lớn
Những dấu hiệu của bệnh ghẻ thường gặp ở nhóm tuổi này bao gồm:
- Nổi cục sần ở nách, bẹn, da bìu
- Mụn nước nằm rải rác ở vùng cổ tay, kẽ ngón tay, cẳng tay, kẽ mông, mặt trong đùi và bộ phận sinh dục
- Phía bên trong cổ tay xuất hiện các đường lượn sóng màu nâu hoặc bạc
Dấu hiệu bệnh ghẻ nước ở trẻ em sẽ rõ rệt hơn vào ban đêm. Bởi lúc này cái ghẻ bắt đầu di chuyển gây kích ứng đầu dây thần kinh cảm giác ở da. Đặc biệt đây cũng là lúc cái ghẻ đào đường hầm nên thường tiết ra độc tố khiến cơn ngứa trở nên dữ dội và nghiêm trọng hơn.
Phân biệt bệnh ghẻ nước ở trẻ với các bệnh về da khác
Bệnh ghẻ nước có nhiều đặc điểm tương đồng với một số bệnh về da khác như tổ đỉa, nấm da, viêm da cơ địa,… Vì vậy, ba mẹ cần phân biệt được để có phương pháp điều trị phù hợp.
Tổ đỉa
Các nốt mụn nước ở bệnh tổ đỉa có kích thước nhỏ, khó vỡ và thường mọc tập trung hoặc từng cụm lớn. Vị trí thường xuất hiện mụn nước là ở bàn tay, ngón tay hoặc ngón chân.
Nấm da
Nấm da thường gây bởi nấm, xuất hiện ở các vùng da có chất sừng như móng, tóc, lông. Biểu hiện của nấm da là các đám tròn, đỏ, có mụn nước nhỏ ở bờ viền. Giống như ghẻ nước, nấm da gây ngứa, khó chịu, khi gãi sẽ thấy chảy dịch, có khi có mủ.
Viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa và ghẻ nước là 2 bệnh lý do những nguyên nhân khác nhau gây ra. Viêm da cơ địa là một dạng kích ứng da, trong khi bệnh ghẻ nước là do ký sinh trùng gây ra. Bên cạnh đó, các triệu chứng của viêm da cơ địa thường khởi phát theo từng đợt, khiến da trẻ khô, đóng vảy.
Bé bị ghẻ nước có nguy hiểm không?
Khi bị ghẻ nước, trẻ sẽ gãi thường xuyên. Đây là phản xạ tự nhiên khi bị ngứa. Tuy nhiên, việc gãi quá nhiều sẽ vô tình khiến vùng da bị tổn thương, thậm chí là gây nhiễm trùng. Nếu không được điều trị đúng cách, trẻ sẽ dẫn đến những biến chứng khó chịu trên da như:
- Viêm da
- Da nhiễm khuẩn, mụn mủ
- Chứng eczema viêm da sẩn mụn nước
- Viêm cầu thận cấp. Biến chứng này có thể đe dọa tới tính mạng của trẻ
Cách chữa ghẻ nước ở trẻ em
Bệnh ghẻ nước ở trẻ có thể được điều trị bằng thuốc hoặc thông qua các mẹo dân gian. Cụ thể như sau:
Thuốc trị ghẻ nước cho trẻ
Điều trị bệnh ghẻ bao gồm loại trừ xâm nhiễm bằng thuốc men. Các loại thuốc được dùng chủ yếu là các loại thuốc có khả năng diệt trừ sự sinh sôi, phát triển của cái ghẻ. Bao gồm:
- Thuốc Lindane: Thuốc được dùng để bôi ngoài da, với hiệu quả khá nhanh. Mẹ nên bôi thuốc cho bé từ cổ xuống chân, để từ 8 – 12 giờ, sau đó rửa sạch hoặc tắm bằng nước ấm. Liều dùng cho bé là 2 lần/tuần
- Thuốc Permethrin cream: Loại thuốc này có khả năng tiêu diệt sự sinh sôi và phát triển của ký sinh trùng gây ghẻ nước. Thuốc dạng kem, có thể bôi cho bé từ 8 – 12 giờ, sau đó rửa sạch lại bằng nước ấm
- Thuốc Diethylphtalat: Đây là loại thuốc mỡ dùng để chống côn trùng cắn và trị ghẻ ngứa. Trước khi bôi thuốc, da bé cần được vệ sinh sạch sẽ. Nên sử dụng với liều dùng 2 – 3 lần/ngày
- Thuốc Eurax: Loại thuốc này được dùng phổ biến cho bé, vì tính an toàn của nó. Vì vậy, mẹ có thể dùng cho trẻ sơ sinh và boo0i lên bộ phận sinh dục. Dùng thuốc với liều lượng 6 – 10 giờ/lần để cho hiệu quả điều trị nhanh chóng
Điều trị bằng mẹo dân gian
Ngoài các loại thuốc được khuyên dùng trên, mẹ có thể sử dụng các mẹo dân gian dưới đây để hỗ trợ giảm ngứa và làm lành tổn thương da do ghẻ nước gây ra.
- Lá bạch đàn: Có tác dụng kháng viêm, sát trùng, giúp mụn nước mau lành. Chuẩn bị 1 năm lá bạch đàn tươi, rửa sạch, vò nhẹ rồi đem nấu lấy nước. Dùng nước lá bạch đàn để tắm cho trẻ bị ghẻ nước
- Lá khế: Dùng để chữa mẩn ngứa, mề đay, ghẻ nước và nhiều bệnh về da khác. Lá khế đem rửa sạch, vò nát rồi đem nấu cùng ít muối. Pha nước lá khế với nước lọc rồi tắm cho trẻ
- Lá trầu không: Có tính nồng, ấm giúp giảm viêm, ngăn ngừa nhiễm trùng, từ đó kiểm soát ngứa hiệu quả. Lá trầu đem rửa sạch, vò nhẹ, sau đó nấu khoảng 5 phút rồi pha nước tắm cho bé
Những lưu ý khi trẻ bị ghẻ nước
Để tránh tình trạng ghẻ nước lây lan cho người xung quanh thì ba mẹ cần lưu ý một số điều sau:
- Không giặt hoặc dùng chung đồ cá nhân với người khác
- Giặt quần áo của trẻ bằng nước ấm, sau đó phơi ngoài nắng hoặc đem sấy ở nhiệt độ cao
- Trường hợp không thể giặt hoặc vệ sinh vật dụng cá nhân được ngay, hãy cho chúng vào một chiếc túi, buộc kín miệng, sau 7 ngày ký sinh trùng sẽ tự chết
- Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, nhất là khu vực cầu thang, cửa sổ, rèm để loại bỏ ký sinh trùng gây bệnh
- Tránh tiếp xúc da với người khác
- Tránh gãi ngứa hoặc chạm tay vào các vùng da bị tổn thương vì có thể khiến da nhiễm trùng với mức độ nghiêm trọng hơn. Nếu trẻ ngứa, mẹ có thể dùng khăn lạnh chườm để xoa dịu cơn ngứa cho bé
- Nên tắm cho bé bằng nước ấm và xà phòng dịu nhẹ. Khi tắm tránh kì cọ mạnh làm mụn nước vỡ ra
- Cho bé ăn đầy đủ chất dinh dưỡng để cải thiện sức đề kháng. Tránh ăn nhiều các thực phẩm giàu đạm vì chúng dễ làm bùng phát cơn ngứa. Thay vào đó hãy chọn các loại trái cây, rau củ để bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết cho bé
Trên đây là một số thông tin về bệnh ghẻ nước ở trẻ. Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp ích được ba mẹ trong quá trình chăm sóc bé!